Hé lộ thân thế ông chủ kho hàng lậu rộng hơn 10.000m2 ở Lào Cai

Cảnh sát khu vực cho biết, Trần Thành Phú người quê gốc ở tỉnh Ninh Bình, mới về địa bàn phường mua nhà, nhập khẩu sống cùng vợ con được một thời gian ngắn.

 

Sau hơn 6 tháng theo dõi, chiều 7/7/2020, Tổng Cục quản lý thị trường phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cục A05, Bộ Công An đã tấn công vào Tổng kho hàng lậu hơn 10.000m2 tại 145 Hoàng Diệu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai do Trần Thành Phú (SN 1992 có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai) cùng em gái của mình điều hành.
Cho đến thời điểm cuối chiều 10/7, nguồn tin của PV cho biết, Trần Thành Phú vẫn chưa ra làm việc với cơ quan chức năng.
Liên quan đến tiểu sử, nhân thân của Trần Thành Phú, PV có liên hệ trao đổi với đại diện Công an phường Lào Cai, thành phố Lào Cai nơi Phú đang cư trú.
Theo vị cán bộ đại diện công an phường, Phú là người quê gốc dưới tỉnh Ninh Bình, mới về sinh sống, mua một căn nhà và nhập khẩu tại phường từ tháng 7/2019 đến nay.
Căn nhà của Phú mua không phải là biệt thự, nhà vườn gì to lớn, chỉ xây bình thường, cao hơn hai tầng.
He lo than the ong chu kho hang lau rong hon 10.000m2 o Lao Cai
Các sản phẩm kho hàng chủ yếu là giày dép, túi sách... Ảnh: Cục QLTT. 
Phú có vợ là người gốc Yên Bái, từ khi nhập khẩu về tổ 9 của phường Lào Cai sống đã có ba đứa con. Qúa trình về sinh sống, công an chưa thấy Phú có gây gổ, xích mích với ai, cũng chưa vi phạm pháp luật, gia đình sống hòa đồng với hàng xóm.
"Chúng tôi để ý Phú chủ yếu ở đâu đó dưới Hà Nội là nhiều chứ còn trên này ít thấy xuất hiện...", đại diện Công an phường Lào Cai nói.
Về nhà kho của Phú đứng ra thuê, đại diện Công an phường Lào Cai nói về mặt quản lý nhà nước thì sẽ thuộc quyền quản lý của phường Lào Cai. Tuy nhiên, kho này nằm trong địa giới khu công nghiệp, chức năng hoạt động chính của nó do Ban quản lý khu kinh tế Cửa khẩu quản lý.
Sau khi lực lượng chức năng tiến hành "đột kích" nhà kho, công an phường Lào Cai cũng tham gia với vai trò giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự vòng ngoài.
Khi PV hỏi về người em gái tham gia quản lý kho hàng của Phú, Công an phường Lào Cai nói họ không nắm được chút thông tin gì người phụ nữ này.
Anh N. V. M. (30 tuổi, dân buôn bán chuyên nghiệp sống tại thành phố Lào Cai) cho biết, bản thân anh có biết và nghe nhiều về Trần Thành Phú, tuy nhiên, ông chủ kho hàng lậu rộng hàng chục nghìn mét vuông này sống rất kín tiếng, hoạt động làm ăn, buôn bán thế nào anh M. cũng không thể nắm rõ.
Trước đó, chiều ngày 7/7/2020, Tổng Cục quản lý thị trường phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cục A05, Bộ Công An đã tấn công vào Tổng kho hàng lậu hơn 10.000m2 tại 145 Hoàng Diệu, thành phố Lào Cai do ông Trần Thành Phú, sinh năm 1992 có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai cùng em gái của mình điều hành kho hàng. Sau thời gian hơn 6 tháng lực lượng chức năng dùng nhiều biện pháp điều tra để theo dõi liên tục truy tìm đường đi của việc nhập hàng, xuất hàng của Tổng kho này.
Tại thời điểm kiểm tra, gần 100 cảnh sát cơ động và lực lượng Tổng Cục quản lý thị trường đã ập vào kho hàng có 3 nhân viên được thuê để thay nhau livestream trên các tài khoản Facebook như: Thảo Trần, Giầy Đồng giá...
Các mặt hàng tại kho này đều là: giầy dép, kính mắt, đồng hồ, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm .... nhập lậu hoặc có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như LV, Gucci, Chanel, Adidas...
Theo khai nhận ban đầu của các nhân viên này, ngày nào tối thiểu thì cũng chốt được 100-150-200 đơn... Sau khi livestream bán hàng thì các đơn hàng này sẽ được hơn 40 nhân viên ngồi máy tính chốt đơn hàng bằng phần mềm cực kỳ chuyên nghiệp, quản lý tập trung. Sau khi chốt các đơn hàng của khách hàng trên Facebook thì sẽ có cả trăm đơn hàng mỗi ngày được đóng gói cẩn thận để gửi đi khắp cả nước thông qua các hãng chuyển phát lớn như Viettel Post. Cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm nghìn sản phẩm hàng giả, hàng lậu được đưa ra thị trường một cách trót lọt trong suốt 2 năm qua.
Tổng cục Quản lý thị trường đánh giá, đây là hoạt động có đường dây, ổ nhóm được bố trí chuyên nghiệp, tổ chức thành các nhóm chuyên môn hoá từng khâu, phân công giữa các thành viên phối hợp nhịp nhàng. Hoạt động kinh doanh này chỉ có thể triển khai được nhờ lợi dụng triệt để việc bán hàng trên các nền tảng Internet bao gồm cả bán buôn, bán lẻ.
Việc đầu tư các trang thiết bị livestream cũng rất rẻ tiền, thô sơ, nhưng được thúc đẩy bởi các nền tảng mạng xã hội của thế giới nên mang lại hiệu quả chốt đơn hàng rất cao.
Hiện toàn bộ kho hàng đã bị thu giữ và kiểm đếm, đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ tiếp theo để xử lý nhóm đối tượng theo đúng quy định của pháp luật.

Dự án nghìn tỷ Mercure SaPa Resort & Spa sai phạm gì?

Thanh tra tỉnh Lào Cai vừa có Kết luận thanh tra số 03/KL-TT về việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây (Mercure SaPa Resort & Spa).

Du an nghin ty Mercure SaPa Resort & Spa sai pham gi?
Ảnh minh hoạ: Nguồn Internet

Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây do Công ty Cổ phần Trường Giang Sa Pa làm chủ đầu tư, được phê duyệt chấp thuận đầu tư tại Quyết định số 1490/QĐ-UBND ngày 21/6/2012 và được điều chỉnh tại Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 31/1/2019 của UBND tỉnh Lào Cai.

Theo phê duyệt, diện tích sử dụng đất 46,99ha. Tổng mức đầu tư dự kiến là 2.211.829.530.000 đồng. Nguồn vốn đầu tư từ vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng và các nguồn vốn khác. Hình thức quản lý dự án là chủ đầu tư trực tiếp quản lý. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2012 đến hết năm 2023.

Được biết, ngày 26/6/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai có Quyết định số 1870/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch thanh tra năm 2019 của Thanh tra tỉnh Lào Cai.

Trên cơ sở đó, Thanh tra tỉnh đã ban hành Quyết định số 214/QĐ-TT thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp vãng lai ngoại tỉnh phải nộp đối với hoat động chuyển nhượng bất động sản (tạm tính), theo báo cáo của chủ đầu tư, năm 2019, công ty chưa kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp vãng lai từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019 với số tiền tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ 1% là 533.536.491 đồng.

Về thuế giá trị gia tăng vãng lai ngoại tỉnh phải nộp đối với các nhà thầu, công ty và một số đơn vị ngoại tỉnh xây dựng công trình tại Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây. Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Trường Giang Sa Pa, đến thời điểm thanh tra, công ty đã nghiệm thu khối lượng cho 20 đơn vị thi công với giá trị hoá đơn là 136.217.166.886 đồng, doanh thu trước thuế là 123.883.788.079 đồng, thuế giá trị gia tăng vãng lai 2% là 2.476.675.762 đồng.

Trước đó, ngày 16/2/2017, Thanh tra tỉnh cũng ban hành Kết luận số 02/KL-TT về việc thanh tra đối với dự án này. Thanh tra tỉnh đã ban hành Quyết định thu hồi tiền sai phạm về thuế giá trị gia tăng vãng lai đối với 8 đơn vị thi công các công trình trong dự án và yêu cầu Công ty Cổ phần Trường Giang Sa Pa làm việc với các nhà thầu và đôn đốc các nhà thầu thực hiện nộp số tiền sai phạm vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh hoặc Công ty Cổ phần Trường Giang Sa Pa trích nộp số tiền thuế vãng lai của các nhà thầu vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh.

Được biết, Thanh tra tỉnh đã nhiều lần có văn bản đôn đốc nhưng đến nay vẫn còn 3 đơn vị chưa thực hiện nghiêm quyết định thu hồi, cụ thể là Công ty TNHH Mây tre đan Bông Mai, Công ty TNHH Vạn Hải, Công ty TNHH Xây dựng Vạn Tường.

Thanh tra tỉnh yêu cầu Công ty Cổ phần Trường Giang Sa Pa làm việc với 3 nhà thầu nêu trên, yêu cầu nộp số tiền 255 triệu đồng thuế giá trị gia tăng vãng lai hoặc công ty trích nộp số tiền thuế vãng lai của 3 đơn vị trên vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh Lào Cai.

Thanh tra tỉnh đề nghị Chi cục Thuế huyện Sa Pa phối hợp với Công ty Cổ phần Trường Giang Sa Pa xác định số thuế giá trị gia tăng vãng lai ngoại tỉnh phải nộp 2% chưa kê khai là 2.476.675.762 đồng đối với các nhà thầu.

Cẩn trọng với thông tin quảng cáo sản phẩm Tengsu trên website giả mạo

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ra thông báo cẩn trọng với thông tin quảng cáo sản phẩm Tengsu trên một số website. Sản phẩm này, do Công ty cổ phần Dược phẩm Trí Lực Việt Nam công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Qua phản ánh của người dân, trong thời gian vừa qua trên website https://www.muahanggiatot.online/tengsu-3103-1?utm_medium=cpc&utm_source=mgid.com&utm_campaign=hieutnmmgd_tengsu-vn_3103_1&utm_term=5730364&utm_content=5480636 quảng cáo sản phẩm Tengsu không rõ nguồn gốc xuất xứ, sai sự thật, sử dụng uy tín của cơ quan y tế cho quảng cáo sản phẩm và đưa ra một số thông tin không rõ ràng, chưa được kiểm chứng.