Hayat Tahrir ash-Sham ở Syria: “Khủng khiếp gấp trăm lần IS”

Hình thành từ sự hợp nhất của 70 nhóm phiến quân ở Syria với 25.000 tay súng, Hayat Tahrir ash-Sham được cho là “còn khủng khiếp gấp trăm lần IS”.

Nòng cốt là Jabhat al-Nusra
Thượng tướng Igor Korobov, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quân sự Nước ngoài thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nga, cho biết: “Hiện có khoảng 70 nhóm phiến quân tại Syria- trong đó có những nhóm được coi là “phe đối lập ôn hòa” đã kết bè đảng với nhau để hình thành lên Hayat Tahrir ash-Sham.
Hayat Tahrir ash-Sham o Syria: “Khung khiep gap tram lan IS”
Hayat Tahrir ash-Sham đang reo rắc nỗi kinh hoàng "gấp trăm lần IS" ở Syria. Ảnh: Al-Masdar News 
Hayat Tahrir ash-Sham có tổng cộng hơn 25.000 phiến quân với lực lượng nòng cốt là nhóm Jabhat al-Nusra (còn được biết đến với tên gọi Mặt trận al-Nusra). Chúng thực hiện nhiều hành vi thù địch chống lại quân Chính phủ Syria ở Aleppo, Damascus, Idlib và Hama”.
Cũng theo Thượng tướng Igor Korobov, Jabhat al-Nusra hiện có khoảng hơn 15.000 thành viên, chủ yếu là người Syria, nhiều hơn đáng kể so với IS, hiện chỉ còn khoảng 9.000 thành viên theo tính toán của quân đội Nga sau những thất bại liên tiếp ở cả Syria và Iraq.
Chiến thuật “ruồi bâu”
Thượng tướng Korobov cho biết, chiến thuật chính mà Hayat Tahrir ash-Sham thực hiện là “ruồi bâu”: “Chúng sử dụng chiến thuật nã pháo liên tiếp đồng thời tấn công bất ngờ và dồn dập vào một vị trí cụ thể của quân đội Syria.
Các cuộc tấn công của chúng thường nhắm vào những mục tiêu đơn lẻ và được tiến hành chớp nhoáng bởi các lực lượng cơ động và có sự phối hợp hết sức ăn ý với nhau.
Điều này khiến cho các mục tiêu bị tấn công cảm thấy bị bao vây liên tục dẫn đến mệt mỏi và mất hết nhuệ khí chiến đấu. Đến khi họ gọi được tiếp viện thì chúng hoặc đã nhanh chóng rút lui hoặc tiếp tục mở thêm các đợt tấn công ở những vị trí bỏ ngỏ do phải dồn quân ứng cứu nhau”.
Được trang bị tận răng
Cũng theo lời Thượng tướng Korobov, phiến quân Hayat Tahrir ash-Sham được trang bị rất nhiều loại trang thiết bị và vũ khí tối tân giúp chúng thực hiện được cả việc thu thập thông tin tình báo và tác chiến điện tử.
“Chúng có cả các thiết bị bay không người lái dùng vào việc trinh sát và tấn công”, Thượng tướng Korobov nói và cho biết, quân đội Syria đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với những chiếc máy bay không người lái được cài chất nổ của chúng.
“Hayat Tahrir ash-Sham còn rất quỷ quyệt khi điều hàng loạt xe thiết giáp và pháo gần những khu đông dân cư, trường học, bệnh viện khiến cho quân Chính phủ Syria không dám không kích chúng”, ông Korobov nói thêm.
Cũng theo vị tướng này, Hayat Tahrir ash-Sham còn đào hào kết nối những tòa nhà lớn lại với nhau để tiện bề di chuyển cũng như trao đổi thông tin trực tiếp một cách nhanh nhất có thể.
“Những điểm bắn cố định thường được chúng đặt tại những tầng thấp của các tòa nhà trong khi những chiếc xe mang theo súng máy hạng nặng, các loại vũ khí chống tăng và pháo được chúng sử dụng như những “trạm vũ khí di động”, ông Korobov cho biết.
Những “trạm vũ khí di động” này có nhiệm vụ tiến hành các cuộc tấn công hòng chiếm lại làng mạc, thị trấn đang nằm trong tầm kiểm soát của quân Chính phủ Syria.
“Nhiệm vụ của những “trạm vũ khí di động này” là phá vỡ tuyến phòng thủ của quân Chính phủ Syria. Ngoài ra, chúng còn thực hiện những vụ tấn công bằng bom xe nhằm gây rối loạn và dễ dàng tiếp cận những mục tiêu quan trọng”, ông Korobov nói thêm.
Trong khi đó, để bảo vệ những vị trí mà chúng chiếm được, Hayat Tahrir ash-Sham không chỉ huy động những loại vũ khí tối tân mà còn sử dụng cả “cách thức bẩn thỉu” là dùng “lá chắn người” khiến quân Chính phủ Syria nhiều lúc cũng phải chùn tay.
Cũng giống như IS, nguồn thu chính của Hayat Tahrir ash-Sham là từ việc buôn lậu dầu mỏ, cổ vật và nội tạng người và đánh thuế thật nặng những người sống trong vùng bị chúng kiểm soát.
Ngoài ra, chúng còn nhận được “tiền tài trợ” từ các cá nhân và thể chế tài chính của các tổ chức phi chính phủ do các phần tử Hồi giáo quá khích thành lập. Theo giới chức Nga, nguồn thu này cũng không hề nhỏ chút nào.
“Chúng chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của những kẻ đứng ra làm bình phong tại các nước láng giềng với Syria. Những kẻ này sau đó tìm cách “tuồn” tiền mặt phi pháp vào Syria”, ông Korobov giải thích.
Vị tướng Nga này nhận định, từ những thông tin tình báo mà phía Nga thu thập được, có thể thấy Hayat Tahrir ash-Sham “đang nổi lên là một tổ chức khủng bố kiểu mới nguy hiểm hơn IS rất nhiều. Chúng theo đuổi những mục tiêu hết sức tham vọng và có khả năng thích nghi cực tốt với sự thay đổi của thời cuộc”.
“Chúng ta đang phải đối mặt với một kẻ thù vừa mạnh vừa xảo quyệt. Chúng là mối đe dọa không chỉ với Trung Đông mà còn nhiều khu vực khác trên thế giới. Nhiệm vụ của chúng ta là gây tổn thất cho chúng càng nhiều càng tốt”, ông Korobov kết luận./.

Cuộc sống ở London bị Đức không kích trong Thế chiến II

(Kiến Thức) - Loạt ảnh đen trắng dưới đây phần nào tái hiện cuộc sống ở London (Anh) khi nơi này hứng chịu những vụ không kích của phát xít Đức trong Thế chiến II.

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II
 Chiến dịch không kích Tia chớp (Blitz) của phát xít Đức nhằm vào nước Anh trong khoảng thời gian từ ngày 7/9/1940 tới 10/5/1941 thời Thế chiến II. Thủ đô London cùng nhiều thành phố khác của Anh đã bị tàn phá trong chiến dịch không kích này. Ảnh: Khói bốc lên sau vụ ném bom ở London ngày 7/9/1940.

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-2
 Một người đàn ông đi giao sữa qua con đường ngổn ngang gạch đá ở London hôm 9/10/1940.

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-3
 Ba em nhỏ ngồi trước đống đổ nát sau khi nhà của các em bị phá hủy trong đợt không kích hồi tháng 9/1940.

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-4
 Người đàn ông kiểm tra những cuốn sách trong thư viện Holland House sau khi nó bị bom phá hủy hôm 23/10/1940.

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-5
Hai em nhỏ trốn vào một hầm trú bom ở London vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 8/1940. 

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-6
Cuộc sống ở London vẫn tiếp diễn sau cuộc không kích của phát xít Đức vào khoảng năm 1940 -1941. Ảnh: ATI. 

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-7
 Những em nhỏ ngồi thử giày được một tổ chức từ thiện Mỹ tặng khi London hứng chịu những đợt không kích năm 1941. Ảnh: ATI. 

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-8
Các em nhỏ tìm kiếm sách vở trong ngôi trường đổ nát của chúng ở Coventry ngày 10/4/1941. Ảnh: ATI. 

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-9
Nhà của bé trai này ở London cũng đã bị phá hủy trong vụ ném bom hàng chục năm về trước. Ảnh: ATI. 

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-10
 Nhiều thành viên trong một gia đình chỉ có một tấm chăn đắp chung để ngủ ở London. Ảnh: ATI. 

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-11
 Chiếc xe gần như bị hư hại hoàn toàn sau vụ ném bom ở Conventry hồi tháng 11/1940. Ảnh: ATI. 

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-12
Ga tàu điện ngầm ở thủ đô London biến thành nơi trú ẩn tránh bom cho người dân. Ảnh: ATI. 

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-13
 Cảnh đông đúc, chật chội trong một hầm trú bom ở London năm 1940. Ảnh: ATI. 

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-14
 Những người dân thủ đô London nằm ở ga tàu điện ngầm năm 1940. Ảnh: ATI. 

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-15
 Một số người đọc báo trong nơi tránh bom ở London năm 1940. Nhà của họ đã bị bom đạn của phát xít Đức phá hủy. Ảnh: ATI. 

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-16
Một người phụ nữ nấu ăn trong ga tàu điện ngầm ở London hồi tháng 10/1940. Ảnh: ATI. 

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-17
 Một nhà hàng ở London vẫn phục vụ đồ ăn trong tầng hầm cho thực khách năm 1940. Ảnh: ATI. 

Cuoc song o London bi Duc khong kich trong The chien II-Hinh-18
Quầy bán hàng cạnh đống đổ nát ở thủ đô London bị không kích hàng chục năm trước. Ảnh: ATI. 

Mặt trận al-Nusra nguy hiểm không kém gì IS ở Syria

(Kiến Thức) - Trong khi tập trung chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), cộng đồng thế giới cần biết rằng Mặt trận al-Nusra nguy hiểm không kém gì IS ở  Syria.

Đó là cảnh báo của nhà phân tích Daniel R. DePetris trong bài viết đăng trên tạp chí Mỹ The National Interest. Ông DePetris làm việc cho  Wikistrat Inc., một công ty tư vấn địa chiến lược, và có nhiều bài viết sâu sắc đăng trên CNN.com, Small Wars Journal và tạp chí The Diplomat.
Mat tran al-Nusra nguy hiem khong kem gi IS o Syria
Phiến quân của Jabhat al-Nusra là lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến chống quân chính phủ Syria.
Theo nhà phân tích Daniel R. DePetris, trong khi tập trung nhắm mục tiêu vào nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo - một tổ chức khủng  rất nguy hiểm, thế giới cũng không được phép bỏ qua Mặt trận al-Nusra, một chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda đang mưu toan tấn công Mỹ và Châu Âu.