Hàng chục nghìn người Myanmar biểu tình, cảnh sát nổ súng ở cố đô Baga

Cảnh sát ở cố đô Bagan của Myanmar hôm Chủ nhật (7/3) đã nổ súng vào những người biểu tình phản đối đảo chính, khiến ít nhất 5 người bị thương.

Theo AP, ít nhất 5 người đã bị thương khi cảnh sát nổ súng giải tán đám đông biểu tình ở cố đô Bagan. Các bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy một thanh niên chảy máu ở cằm và cổ, có thể do trúng đạn cao su.
Vỏ đạn thu được tại hiện trường biểu tình ở Myanmar cho thấy đạn thật cũng đã được cảnh sát sử dụng.
Ngoài Bagan, các cuộc biểu tình quy mô lớn cũng đã diễn ra ở nhiều thành phố và thị trấn ở Myanmar, bao gồm 2 thành phố lớn nhất là Yangon và Mandalay. Quy mô cuộc biểu tình ở Mandalay ngày Chủ nhật lên tới hơn 10.000 người.
Báo cáo từ Yangon cho biết cảnh sát đã thực hiện một loạt các cuộc đột kích tối thứ Bảy để bắt giữ những người tổ chức và ủng hộ phong trào biểu tình. Video của các nhân chứng cho thấy tiếng súng vang dội trong đêm.
Ông Khin Maung Latt (58 tuổi), một lãnh đạo địa phương thuộc Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã qua đời tại bệnh viện vào sáng Chủ nhật, sau khi bị bắt vào tối thứ Bảy. Chính quyền chưa bình luận về cái chết của ông Latt.
Hang chuc nghin nguoi Myanmar bieu tinh, canh sat no sung o co do Baga
Cuộc biểu tình ngày 7/3 ở Yangon. Ảnh: AP 

Hang chuc nghin nguoi Myanmar bieu tinh, canh sat no sung o co do Baga-Hinh-2
 Hàng rào người biểu tình ở Yangon. Ảnh: AP

Hang chuc nghin nguoi Myanmar bieu tinh, canh sat no sung o co do Baga-Hinh-3
 Người biểu tình dùng bình chữa cháy đối phó với cảnh sát khi bị phun hơi cay. Ảnh: AP

Hang chuc nghin nguoi Myanmar bieu tinh, canh sat no sung o co do Baga-Hinh-4
 Cảnh sát chống bạo động ở Yangon. Ảnh: AP

Hang chuc nghin nguoi Myanmar bieu tinh, canh sat no sung o co do Baga-Hinh-5
 Quân đội mang súng đi trấn áp người biểu tình ở Yangon. Ảnh: AP

Hang chuc nghin nguoi Myanmar bieu tinh, canh sat no sung o co do Baga-Hinh-6
 Người biểu tình ở Yangon dựng rào chắn bằng tre nứa. Ảnh: AP

Hang chuc nghin nguoi Myanmar bieu tinh, canh sat no sung o co do Baga-Hinh-7
 Cuộc biểu tình ngày Chủ nhật ở Mandalay. Ảnh: AP

Hang chuc nghin nguoi Myanmar bieu tinh, canh sat no sung o co do Baga-Hinh-8
 Người biểu tình Mandalay bỏ chạy khi bị cảnh sát xịt hơi cay. Ảnh: AP

Hang chuc nghin nguoi Myanmar bieu tinh, canh sat no sung o co do Baga-Hinh-9
 Ảnh: AP

Hang chuc nghin nguoi Myanmar bieu tinh, canh sat no sung o co do Baga-Hinh-10
Ảnh: AP 
Tại quốc gia láng giềng Thái Lan, hàng nghìn người, Thái Lan cũng như Myanmar, đã tập hợp hôm Chủ nhật bên ngoài văn phòng khu vực của Liên Hợp Quốc để kêu gọi cộng đồng quốc tế tham gia chấm dứt bạo lực ở Myanmar.
"Tôi có một cuộc sống yên ổn ở đây, nhưng tôi đang chiến đấu vì người thân, gia đình và bạn bè của mình ở Myanmar", Aye Nanda Soe, 26 tuổi, nói. Cô hiện đang làm việc trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số, sống ở Bangkok cùng mẹ và anh trai trong khi bố cô sống ở Yangon. "Chúng tôi muốn Liên hợp quốc bảo vệ người dân của chúng tôi trước, sau đó giúp lãnh đạo của chúng tôi. Người dân Myanmar không còn an toàn nữa."
Hang chuc nghin nguoi Myanmar bieu tinh, canh sat no sung o co do Baga-Hinh-11
 Biểu tình phản đối đảo chính Myanmar ở Bangkok (Thái Lan). Ảnh: AP

Hang chuc nghin nguoi Myanmar bieu tinh, canh sat no sung o co do Baga-Hinh-12
 Ảnh: AP

Cảnh phóng viên tác nghiệp giữa hiểm nguy trên thế giới

(Kiến Thức) - Hãng Reuters đăng tải loạt ảnh mới cho thấy các phóng viên luôn đối mặt với nguy hiểm khi đưa tin về các sự kiện như biểu tình, bạo lực hay tác nghiệp tại các điểm nóng, vùng chiến sự trên thế giới.

Canh phong vien tac nghiep giua hiem nguy tren the gioi
Nguy hiểm luôn rình rập các phóng viên khi họ đưa tin về các sự kiện xảy ra như biểu tình, bạo lực, xung đột hay tác nghiệp tại những điểm nóng, vùng chiến sự trên thế giới,... Ảnh: Các đồng nghiệp khiêng quan tài chứa thi thể của phóng viên Adeeb al-Janani, người thiệt mạng trong một vụ tấn công nhằm vào sân bay Aden, trong lễ tang của anh tại Taiz, Yemen, ngày 2/1/2021. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Canh phong vien tac nghiep giua hiem nguy tren the gioi-Hinh-2
Paul Murungi, một nhà báo làm việc cho tờ The New Vision, được nhìn thấy bị thương tại văn phòng ở Kampala, Uganda, ngày 17/2/2021. 

Canh phong vien tac nghiep giua hiem nguy tren the gioi-Hinh-3
Nhà báo Pháp Allan Kaval, làm việc cho tờ Le Monde, nằm trên giường bệnh tại Trung tâm Y tế Erebouni ở Yerevan, Armenia, ngày 2/10/2020. Anh bị thương một ngày trước trong đợt pháo kích ở vùng Nagorno-Karabakh. 

Canh phong vien tac nghiep giua hiem nguy tren the gioi-Hinh-4
Rafael Yaghobzadeh, một nhà báo Pháp làm việc cho tờ Le Monde, cũng bị thương khi tác nghiệp ở vùng Nagorno-Karabakh. 

Canh phong vien tac nghiep giua hiem nguy tren the gioi-Hinh-5
Phóng viên Muath Amarna người Palestine bị bắn vào mắt khi đưa tin về cuộc biểu tình phản đối khu định cư Do Thái gần Hebron, Bờ Tây, ngày 15/11/2019. 

Canh phong vien tac nghiep giua hiem nguy tren the gioi-Hinh-6
Cảnh sát kéo một phóng viên giữa lúc cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra ở Lagos, Nigeria, ngày 5/8/2019. 

Canh phong vien tac nghiep giua hiem nguy tren the gioi-Hinh-7
 Một phóng viên trúng bom xăng khi đưa tin về cuộc biểu tình ở Hong Kong, Trung Quốc, hồi tháng 10/2019.

Canh phong vien tac nghiep giua hiem nguy tren the gioi-Hinh-8
 Các phóng viên đứng giữa làn hơi cay mù mịt do lực lượng Israel bắn trong cuộc biểu tình của người Palestine nhằm phản đối kế hoạch của Israel phá hủy những ngôi nhà của họ tại ngôi làng Sur Baher ngày 20/7/2019.

Canh phong vien tac nghiep giua hiem nguy tren the gioi-Hinh-9
 Mọi người tháo chạy khi Thượng nghị sĩ Jean Marie Ralph Fethiere bắn chỉ thiên trong khi đối mặt với những người ủng hộ phe đối lập tại bãi đậu xe ở Port-au-Prince, Haiti, ngày 23/9/2019. Được biết, Chery Dieu-Nalio, một phóng viên ảnh của Associated Press, khi đó đã bị thương.

Canh phong vien tac nghiep giua hiem nguy tren the gioi-Hinh-10
Cảnh sát có mặt tại hiện trường nơi nhà báo Lyra McKee bị bắn chết khi tác nghiệp ở Londonderry, Bắc Ireland, ngày 19/4/2019. 

Mời độc giả xem thêm video hồi năm 2020: Biểu tình lan rộng ở Mỹ (Nguồn video: THĐT)

Sự thật ít người biết về vai trò của các Đệ nhất phu nhân Mỹ

Dưới đây là một số sự thật thú vị ít người biết về vai trò và những quy tắc mà các Đệ nhất phu nhân Mỹ phải tuân theo khi họ đến Nhà Trắng.

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My
Đệ nhất phu nhân chỉ có thể trang trí một vài nơi trong Nhà Trắng: Trong khi gia đình của Tổng thống được phép mang các đồ dùng cá nhân vào Nhà Trắng thì có một số căn phòng họ không được tự ý quyết định. Kate Andersen Brower, tác giả của cuốn "First Women: The Grace and Power of America's Modern First Ladies" (tạm dịch là Những người phụ nữ đầu tiên: Sức hút và Quyền lực của Các Đệ nhất phu nhân Mỹ hiện đại) đã giải thích rằng, một số khu vực trong Nhà Trắng là những phòng truyền thống, do đó, chúng thuộc về người dân Mỹ chứ không phải các gia đình sống ở đây. 

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-2
 Lựa chọn chủ đề cho cây thông Noel: Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy bắt đầu truyền thống nghĩ ra chủ đề cho lễ Giáng sinh ở Nhà Trắng vào năm 1961. Vào năm đó, bà đã trang trí cây cho cây thông Noel với chủ đề "Kẹp Hạt dẻ". Gần đây, năm 2019, Đệ nhất phu nhân Melania Trump nghĩ ra chủ đề "Tinh thần nước Mỹ" và năm 2020 là chủ đề "Nước Mỹ xinh đẹp" cho dịp Giáng sinh.

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-3
 Không được nhận quà từ các chính phủ nước ngoài: Về cơ bản, những món quà được tặng cho các tổng thống và đệ nhất phu nhân từ các chính phủ nước ngoài được coi là tài sản của nước Mỹ.

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-4
 Không mở cửa sổ trong Nhà Trắng: Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với người dẫn chương trình Oprah Winfrey, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã tiết lộ rằng: "Ở Nhà Trắng, bạn không được mở cửa sổ. Sasha (con gái Đệ nhất phu nhân Michelle và Tổng thống Obama - ND) từng mở cửa sổ 1 lần và có một vài cuộc gọi đến yêu cầu đóng cửa sổ ngay lập tức”.

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-5
 Chủ trì các bữa tiệc: Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng cho biết các đệ nhất phu nhân sẽ chịu trách nhiệm giám sát mọi thứ từ cách sắp xếp chỗ ngồi cho việc trang trí các loại hoa trong những sự kiện này.

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-6
Phải tự trả cho các khoản chi tiêu cá nhân: Giống như những người khác, gia đình của tổng thống Mỹ cũng phải chi trả cho các khoản như đồ ăn, quần áo và các vật dụng thiết yếu như xà phòng, bàn chải... Theo The Guardian, văn phòng chỉ dẫn của Nhà Trắng sẽ chuẩn bị hóa đơn thanh toán theo hàng tháng và gửi chúng tới tổng thống cùng đệ nhất phu nhân. 

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-7
Trở thành chủ đề bàn tán của công chúng khi chọn trang phục: Công chúng rất chú ý đến việc các đệ nhất phu nhân mặc gì. Đệ nhất phu nhân Melania Trump từng bị chỉ trích khi mặc một chiếc áo khoác với dòng chữ: "Tôi thực sự không quan tâm, còn bạn" trong lúc tới thăm trẻ bị tách khỏi cha mẹ nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ còn Đệ nhất phu nhân Melania cũng khiến công chúng bàn luận khi mặc quần soóc lúc bước ra khỏi chuyên cơ Không lực Một. 

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-8
 Không được phép lái xe: Bà Hillary Clinton và Michelle Obama đều trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng trong suốt thời gian ở Nhà Trắng, họ không được tự lái xe. Thậm chí sau khi rời Nhà Trắng, bà Michelle cho biết Mật vụ vẫn không để bà tự làm việc này.

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-9
 Có thể nhận sự bảo vệ suốt đời của Mật vụ: Năm 2013, Tổng thống Obama đã ký thông qua đạo luật cho phép tất cả cựu tổng thống Mỹ và đệ nhất phu nhân của họ được Mật vụ bảo vệ suốt đời. Luật này cũng quy định con cái của các cựu tổng thống có thể nhận được sự bảo vệ trên cho tới khi 16 tuổi.

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-10
 Có thể từ chối sự bảo vệ của Mật vụ: Theo luật liên bang, tổng thống không thể từ chối sự bảo vệ của Mật vụ khi đương nhiệm nhưng đệ nhất phu nhân và con cái của họ thì có thể.

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-11
 Các tổng thống và người bạn đời của họ được bảo vệ an ninh suốt đời nhưng luật liên bang cũng quy định sự bảo vệ với người bạn đời của họ sẽ chấm dứt nếu người này tái hôn".

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-12
Không được trả lương khi làm việc trong Nhà Trắng. 

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-13
Được phép tiếp tục công việc của mình: Các Đệ nhất phu nhân Sarah Polk, Eleanor Roosevelt và Bess Truman vẫn tiếp tục công việc của mình khi chồng của họ trở thành tổng thống. Đệ nhất phu nhân hiện tại Jill Biden cho biết bà có ý định sẽ tiếp tục việc giảng dạy sau khi bà và Tổng thống Biden dọn tới Nhà Trắng. 

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-14
 Đệ nhất phu nhân không nhất thiết là vợ của tổng thống: Vai trò của đệ nhất phu nhân giống như một nữ chủ nhân của Nhà Trắng. Thông thường, vị trí này sẽ do phu nhân của tổng thống đảm nhiệm nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong một số trường hợp, khi mà các tổng thống độc thân hoặc góa vợ, những người thân hoặc bạn bè của họ sẽ đảm nhiệm vị trí này.

Su that it nguoi biet ve vai tro cua cac De nhat phu nhan My-Hinh-15
 Không nhất thiết phải sống trong Nhà Trắng: Đệ nhất phu nhân Melania Trump không dọn tới Nhà Trắng ngay sau lễ nhậm chức của ông Trump năm 2017. Gia đình của Tổng thống Trump cho biết bà đã ở cùng con trai của họ là Barron Trump cho tới khi cậu bé hoàn thành phần còn lại của năm học ở New York.