Hải quân Trung Quốc xác nhận đóng tàu sân bay thứ 2

(Kiến Thức) - Sau một khoảng thời gian dài nằm trong đồn đoán cuối cùng Hải quân Trung Quốc đã xác nhận đang đóng tàu sân bay thứ 2.

Duowei News đưa tin cho hay, Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên xác nhận rằng đang tiến hành quá trình đóng mới tàu sân bay thứ 2 của nước này, sau nhiều đồn đoán về việc Trung Quốc bắt đầu âm thầm xây dựng các tàu sân bay nội địa.
Ding Haichun - Phó chính trị viên Hải quân Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Hồng Kông vào hôm 8/3 đã xác nhận rằng, Trung Quốc đang thực hiện quá trình đóng mới tàu sân bay thứ 2 với những nâng cấp vượt trội hơn tàu sân bay đầu tiên của nước này - Liêu Ninh CV-16 được đưa vào sử dụng từ năm 2012.
Ông Ding cũng cho biết, hiện tại một số bộ phận chính của tàu sân bay này đã được các công ty đóng tàu của Trung Quốc hoàn thành và sẵn sàng bàn giao cho Hải quân Trung Quốc.
Hai quan Trung Quoc xac nhan dong tau san bay thu 2
Các tướng lĩnh của Trung Quốc cho rằng nước này cần ít nhất 6 tàu sân bay mới trong tương lai.
Ma Weiming - một chuyên gia về động cơ và hệ thống điện của Hải quân Trung Quốc lại cho rằng công nghệ máy phóng máy bay trên tàu sân bay đang được Trung Quốc phát triển không hề thua kém các loại máy phóng do Mỹ chế tạo.
Trong khi đó, cựu Ủy viên chính trị của Hải quân Trung Quốc - Liu Xiaojiang lại từ chối xác nhận rằng tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc sẽ chính thức được thử nghiệm trên biển trong năm nay, và chỉ cho biết quá trình này không thể diễn ra nhanh như vậy.
Liu cũng tiết lộ, ông không chắc chắn Hải quân Trung Quốc sẽ đóng mới bao nhiêu tàu sân bay trong tương lai nhưng lại cho rằng Hải quân Trung Quốc cần ít nhất 6 tàu sân bay để có thể đảm bảo lợi ích của nước này trên biển. Ông này cũng cho biết hiện tại vẫn chưa có gì chắc chắn trong bối cảnh hiện tại.

Top 10 máy bay cảnh báo sớm đông nhất thế giới (2)

(Kiến Thức) - Phần còn lại trong top 10 máy bay cảnh báo sớm đông nhất thế giới gồm những loại có số lượng chỉ trên dưới 10 chiếc.

Top 10 may bay canh bao som dong nhat the gioi (2)
Thiết kế máy bay cảnh báo sớm Boeing-737 AEW&C có 13 chiếc hoạt động, trong đó phi đội đông đảo nhất thuộc về Không quân Australia, gồm 6 chiếc, còn lại Hàn Quốc có 4 chiếc, Qatar có 3 chiếc. Một trong những chiếc Boeing-737 của Australia đã tham gia các nhiệm vụ do Mỹ dẫn đầu liên quan chống lại IS ở Iraq và Syria.

Máy bay cường kích Su-25: "Gừng càng già càng cay"

(Kiến Thức) - Đã tròn 40 năm kể từ lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1975 nhưng máy bay cường kích Su-25 vẫn giữ nguyên được giá trị của mình theo thời gian.

Su-25 là dòng máy bay cường kích do Liên Xô chế tạo, nó thực hiện chuyến bay của mình vào tháng 2/1975 và được cho ra mắt trước công chúng vào năm 1981. Mặc dù trải qua 40 năm phục vụ nhưng Su-25 vẫn là một trong những dòng máy bay cường kích chủ lực không chỉ của Không quân Nga mà còn nhiều nước trên thế giới.
Tính đến đầu năm 2015, Không quân Nga có trong biên chế khoảng 14 phi đội máy bay cường kích Su-25 với nhiều biến thể khác nhau bao gồm 150 chiếc Su-25, 60 chiếc Su-25SM, 52 chiếc Su-25 SM2/SM3 và 15 chiếc Su-25UB. Trong đó sẽ có khoảng 80 chiếc Su-25 biến thể cũ sẽ được nâng cấp lên biến thể hiện đại nhất là Su-25SM vào năm 2020, ngoài ra trong các kho vũ khí dữ trự chiến lược của Nga vẫn còn lưu giữ khoảng thêm 100 chiếc Su-25 khác.