Hải quân Nga-Trung tập trận ở Hoa Đông "quấy" Mỹ

(Kiến Thức) -Trung Quốc và Nga tập trận hàng hải trên biển Hoa Đông vào cuối tháng 5 trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa Trung Quốc và Nhật đối với Senkaku/Điếu Ngư.

Thông báo từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết “Cuộc tập trận chung trên biển năm 2014” sẽ bắt đầu vào cuối tháng 5 gần Thượng Hải. Cuộc tập trận này nhằm “tăng cường hợp tác và thúc đẩy khả năng làm việc chung để chống lại các mối đe dọa hàng hải”.
Biển Hoa Đông bao gồm nhiều quần đảo nằm dưới sự kiểm soát của Nhật nhưng lại đang bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền. Trung Quốc thường triển khai các tàu tuần tra nhằm gây hấn với các tàu bảo vệ bờ biển của Nhật trong khu vực này.
Tàu Trung Quốc đến tham dự cuộc tập trận chung năm 2013 với Nga.
Tàu Trung Quốc đến tham dự cuộc tập trận chung năm 2013 với Nga. 
Tranh chấp quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật và Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc giữa 2 nước đã trở nên căng thẳng sau khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo này vào năm 2012.
Trung Quốc cũng làm căng thẳng tình hình bằng việc công bố khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) bao phủ của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 12/2013. Cả Mỹ và Nhật đều lên án Trung Quốc và cho biết 2 nước không công nhận yêu cầu của Trung Quốc trong việc các máy bay bay qua ADIZ phải nêu danh tính và tuân theo các hướng dẫn của Trung Quốc.
Trung Quốc và Nga đã thực hiện nhiều cuộc tập trận quân sự và hàng hải từ năm 2005 trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải bao gồm nhiều nước Trung Á bị chi phối bởi Bắc Kinh và Moscow nhằm quảng bá hợp tác trong khu vực cũng như chống lại ảnh hưởng từ Mỹ.
Trong chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới Nhật hồi cuối tháng 4, Tổng thống Mỹ đưa ra tuyên bố cho biết Mỹ sẽ giúp Nhật bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vì cho rằng điều này phù hợp với hiệp ước an ninh chung giữa 2 nước.

Nga không chịu ngồi yên nếu lợi ích bị động chạm

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, Nga sẽ trả đũa nếu lợi ích của nước Nga cũng như người Nga bị tấn công.

Nga sẽ phản ứng nếu lợi ích của Nga ở Ukraine bị tấn công, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết và viện dẫn trường hợp cuộc chiến Georgia năm 2008.
“Nếu lợi ích hợp pháp của nước Nga, lợi ích của người Nga bị tấn công một cách trực diện như họ đã làm ở Nam Ossetia, tôi không thấy bất cứ cách nào khác ngoài việc phản ứng theo đúng luật quốc tế”, ông Lavrov trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Russia Today.

Trung Quốc bắt tàu Nhật: phía sau là chính trị?

(Kiến Thức) - Tòa án Thượng Hải Trung Quốc ra lệnh bắt giữ tàu vận tải của Nhật vì cho rằng, công ty sở hữu tàu đã không trả các khoản bồi thường chiến tranh.

Vụ kiện kéo dài dai dẳng
Trước Thế chiến II, một công ty Nhật đã thuê 2 tàu vận tải của Trung Quốc vào năm 1936. Sau 1 năm, 2 chiếc tàu vận tải này đã mất tích. Năm 1937 cũng là năm xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Nhật và Trung Quốc.