Thiếu Ukraine, Hải quân Nga “nhọc nhằn” đóng tàu chiến

(Kiến Thức) - Chương trình đóng tàu chiến cho Hải quân Nga đang gặp rất nhiều khó khăn do lệnh cấm vận cung cấp trang bị quân sự từ chính quyền Ukraine.

Hãng thông tấn Sputnik News dẫn lời quan chức cấp cao chính phủ Nga cho biết, việc đóng tàu chiến cho Hải quân Nga bị gián đoán do nguồn cung cấp động cơ tuabin khí từ Ukraine đình trệ. 
Nguyên nhân vụ việc này không gì khác là ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Ukraine, trực tiếp là xung đột ở miền Đông mà chính quyền thân phương Tây của Ukraine và Mỹ-NATO luôn luôn cáo buộc Nga có dính líu.
Thieu Ukraine, Hai quan Nga “nhoc nhan” dong tau chien
Tàu hộ vệ lớp Admiral Gorshkov 22350.
Cụ thể, theo nguồn tin tạp chí Jane's, tiến độ đóng các tàu hộ vệ Project 22350 thứ 3 và thứ 4 dành cho Hải quân Nga buộc phải kéo dài do thiếu động cơ. 
Theo thiết kế, tàu hộ vệ Project 22350 của Hải quân Nga sử dụng hệ động lực liên hợp DGTA-M55MR, do 2 động cơ diesel 10D49 và động cơ tuabin khí M90FR hợp thành. Và vấn đề lớn là động cơ M90FR do Ukraine sản xuất hợp tác cùng công ty Saturn của Nga. Đây được xem là loại động cơ tuabin khí công suất lớn nhất mà nước Nga có được. 
Thieu Ukraine, Hai quan Nga “nhoc nhan” dong tau chien-Hinh-2
Ukraine tạm dừng bàn giao động cơ tuabin khí cho Nga.
Không chỉ gặp vấn đề với việc không có động cơ, bản thân đã xuất hiện nguồn tin cho rằng thiết kế M90FR gặp vấn đề kỹ thuật. Và nếu như không có sự hỗ trợ từ Ukraine thì rất khó để khắc phục. 
Theo nguồn tin, ngày 17/12/2017, nhà máy đóng tàu phương Bắc (Nga) đã mở gói thầu trị giá 442.000 USD để kiểm tra sự cố, khắc phục lỗi trên các tàu hộ vệ Project 22350. Cụ thể là liên quan trực tiếp tới động cơ tuabin khí M90FR. 
Dẫu vậy, các quan chức Nga sau đó đã phủ nhận thông tin này và khẳng định rằng, hệ thống động lực trên tàu hộ vệ Project 22350 Đô đốc Gorshkov vẫn bình thường.
Không chỉ gặp vấn đề với Gorshkov, chương trình đóng 6 tàu hộ vệ Project 11356M cũng chịu ảnh hưởng từ Ukraine. 
Theo đó, tàu hộ vệ Project 11356M sử dụng hệ thống đẩy liên hợp M7N1(COGAG) của Ukraine, mỗi hệ thống gồm hai động cơ tuabin khí UGT6000 và hai động cơ tuabin khí UGT160OP(DN-59) dùng để chạy với tốc độ cao, toàn bộ những động cơ này đều do Ukraine sản xuất. Tạm thời, Ukraine mới chỉ giao cho Nga ba hệ thống đẩy M7N1 cho ba tàu, số phận các hệ thống còn lại vẫn chưa rõ ràng. 
Ngoài những ảnh hưởng xấu từ Ukraine, công nghiệp quốc phòng Nga cũng chịu tổn thất từ các nước NATO và châu Âu. Theo đó, có khoảng 640 sản phẩm quân sự được nhập từ phương Tây gồm thiết bị quang học, vô tuyến điện tử. Việc thay thế bằng sản phẩm nội địa là rất khó, vì thời gian rất cấp bách. 

Bất ngờ sức mạnh Hải quân đánh bộ Ukraine

(Kiến Thức) - Dù có đường bờ biển dài, nhưng thật bất ngờ khi Hải quân đánh bộ Ukraine là lực lượng nhỏ bé, yếu đuối với chỉ 200 lính.

Bat ngo suc manh Hai quan danh bo Ukraine
 Hải quân Đánh bộ Ukraine là một phần của lực lượng phòng thủ bờ biển Hải quân Ukraine làm nhiệm vụ đổ bộ đường biển, phối hợp đổ bộ đường biển - đường không, tác chiến độc lập hoặc theo đội hình của Quân đội nhằm bảo vệ bờ biển, hải đảo, hải cảng, căn cứ hạm đội, sân bay trước mọi kẻ thù. Lực lượng này cũng được sử dụng để phòng thủ căn cứ hải quân, khu vực quan trọng trên bờ biển, hòn đảo riêng biệt...

Điểm các xe tăng tối tân nhưng không ai biết của Italy

(Kiến Thức) - Xe tăng Italy như OF-40 hay Ariete đều sở hữu tính năng hiện đại ngang ngửa tăng Mỹ, Anh, Nga nhưng chúng gần như chẳng được biết tới.

Diem cac xe tang toi tan nhung khong ai biet cua Italy
 Dù là nước có nền công nghiệp quốc phòng khá mạnh mẽ, nhưng các thiết kế xe tăng của Italy không được nhiều người biết đến, dù chúng sở hữu khả năng không thua kém dòng tăng Nga, Mỹ, Anh, Đức.
Diem cac xe tang toi tan nhung khong ai biet cua Italy-Hinh-2
 Đầu tiên là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực OF-40 do liên doanh Oto Melara và Fiat thiết kế trong những năm 1970.