Hải quân Indonesia cho nghỉ hưu 6 tàu chiến lớn nhất

(Kiến Thức) - Hải quân Indonesia sẽ ngưng hoạt động sáu tàu hộ tống tên lửa lớp Ahmad Yani, tàu chiến lớn nhất của nước này từ năm 2017.

Jane’s Defence Weekly dẫn nguồn tin Hải quân Indonesia cho hay, tàu hộ tống tên lửa lớp Ahmad Yani sẽ bắt đầu được cho ngưng hoạt động với kế hoạch mỗi năm một tàu bắt đầu từ năm 2017. Hải quân Indonesia đang có trong biên chế 6 tàu chiến loại này, như vậy kế hoạch ngưng hoạt động sẽ hoàn thành vào năm 2022.

Kế hoạch loại biên dần tàu hộ tống tên lửa lớp Ahmad Yani đã được thông qua trong cuộc họp về kế hoạch kỹ thuật và hậu cần hải quân hàng năm diễn ra vào đầu tháng 2 tại trụ sở hạm đội phía Tây ở Thủ đô Jakarta. Tuy nhiên, nguồn tin không cung cấp chi tiết về tàu sẽ được cho ngưng hoạt động vào năm 2017.

Nguyên bản của hộ tống tên lửa lớp Ahmad Yani thuộc tàu khu trục nhỏ lớp Van Speijk do Hà Lan chế tạo. Các tàu đầu tiên được bàn giao cho Hải quân Hà Lan vào năm 1967 và 1968. Indonesia đã mua lại 6 tàu chiến loại này từ Hà Lan và đổi tên thành lớp Ahmad Yani. Các tàu được chuyển giao trong năm 1986 và 1989.

Hai quan Indonesia cho nghi huu 6 tau chien lon nhat
Tàu hộ tống lớp Ahmad Yani thử nghiệm tên lửa chống hạm Yakhont của Nga. 

Tàu hộ tống tên lửa lớp Ahmad Yani có chiều dài 113,4 m, rộng 12,5 m, mớn nước 5,8 m, lượng giãn nước toàn tải 2.850 tấn. Ahmad Yani là tàu chiến lớn nhất Hải quân Indonesia (ngoại trừ các tàu vận tải và đổ bộ).

Tàu được vũ trang một pháo hạm Oto Melara 76 mm, 2 giá phóng tên lửa phòng không tầm thấp Simbad, 4 súng máy hạng nặng 12,7 mm, 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ 324 mm. Nguyên bản tàu của Hà Lan không được trang bị tên lửa chống hạm, về sau mới được nâng cấp với tên lửa Harpoon.

Các tàu bàn giao cho Indonesia được thay thế tên lửa Harpoon bằng loại C-802 của Trung Quốc. Indonesia đã cải tiến một tàu để sử dụng tên lửa chống hạm Yakhont của Nga nhưng không thực sự thành công.

Vì sao tàu chiến hiện đại luôn có mũi to và dài?

(Kiến Thức) - Có lẽ không ít người từng thắc mắc các tàu chiến hiện đại vì sao lại có một cái mũi dài và to ở dưới mớn nước. Nó có tác dụng gì?

Vi sao tau chien hien dai luon co mui to va dai?
Bên dưới mớn nước của các tàu chiến hiện đại thường có một cái mũi to và dài. Vậy tác dụng của nó là để làm gì? Cái mũi này trong tiếng Anh là “bulbous bow” có nghĩa là cái mũi hình quả lê. Nhưng đừng đánh giá thấp nó, phần lớn các mũi tàu này giúp cho con tàu tiết kiệm năng lượng và tăng tốc độ. 
Vi sao tau chien hien dai luon co mui to va dai?-Hinh-2
Mũi tàu như hình trên mới chỉ xuất hiện trong thế kỷ 20. Các tàu thuyền trước đó không hề có. 
Vi sao tau chien hien dai luon co mui to va dai?-Hinh-3
 Theo website 81.cn của quân đội Trung Quốc, các mũi tàu ra đời vào đầu thế kỷ 20 và được ứng dụng sớm nhất trong các tàu hải quân nhưng vì chi phí sản xuất cao mà hiệu quả sử dụng lại không được như mong muốn nên nó bị lãng quên. 
Vi sao tau chien hien dai luon co mui to va dai?-Hinh-4
Phải đến những năm 1960 các tàu viễn dương của quân sự và dân sự mới lại được trang bị các mũi tàu đã được cải tiến. Trong ảnh là một tàu chiến của Hải quân Trung Quốc. 
Vi sao tau chien hien dai luon co mui to va dai?-Hinh-5
 Tại sao mũi tàu lại giúp bảo tồn năng lượng cho con tàu? Để trả lời điều này, chúng ta cần phải nhìn vào những kiến thức về cơ học chất lọc. 
Vi sao tau chien hien dai luon co mui to va dai?-Hinh-6
 Khi di chuyển trên mặt nước không tránh khỏi việc tạo sóng theo tên gọi trong cơ học chất lỏng, còn hải dương học gọi là “sóng Kelvin”. Nhưng không có gió mà tạo ra sóng, các tàu đã tự tạo ra làn sóng cho nên con tàu mất đi một nửa động năng.
Vi sao tau chien hien dai luon co mui to va dai?-Hinh-7
 Theo trang Marine insight, trong trường hợp tàu không có mũi quả lê, khi thuyền dâng về phía trước, những hạt nước di chuyển về phía đuôi tàu. Tại mũi tàu, áp lực của nước cao hơn và tạo ra những làn sóng được gọi là sóng mũi. Chính sự di chuyển của mũi tàu trong nước đã tạo ra làn sóng. Để tạo ra làn sóng đó, dĩ nhiên con tàu đã mất đi một phần rất lớn năng lượng của nó.

Vi sao tau chien hien dai luon co mui to va dai?-Hinh-8
 Nhưng khi có mũi tàu, nó sẽ sản sinh một sóng phản ngược 180 độ lên mặt nước để triệt tiêu năng lượng của sóng trên mặt nước do đó làm giảm tổn thất năng lượng cho con tàu.

Hải quân Indonesia dùng tên lửa Trung Quốc cho tàu chiến

(Kiến Thức) - Một quan chức cấp cao của Hải quân Indonesia vừa xác nhận nước này đã lắp các tên lửa chống hạm C-705 Trung Quốc lên tàu tên lửa tấn công nhanh KCR-60M.

Thông tin này đã được vị quan chức của Hải quân Indonesia tiết lộ với Tạp chí Jane’s vào ngày 19/5 trong chuyến thăm tàu tên lửa tấn công nhanh KRI Tombak lớp KCR-60M tại Căn cứ hải quân Changi nhân dịp Triển lãm Quốc phòng Hàng hải (IMDEX 2015) tại Singapore.
Cùng với tàu tên lửa tấn công nhanh lớp KCR-60M, tại IMEX 2015 lần này Hải quân Indonesia còn mang tới cả tàu hộ tống KRI John Lie (358) lớp Bung Tomo.