Hải Dương điều chuyển 2 PGĐ Sở Nội vụ "vượt trần" lãnh đạo

(Kiến Thức) - Do bộ máy lãnh đạo tại Sở Nội vụ Hải Dương “phình to” so với quy định của Chính phủ nên tỉnh Hải Dương đã điều chuyển 2 phó giám đốc tại Sở này.

Liên quan đến vụ việc tại Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương, bộ máy lãnh đạo “phình to” vượt qua cả quy định của Chính phủ khi có đến 1 giám đốc Sở và 5 phó giám đốc, mới đây, tỉnh Hải Dương đã điều chuyển hai phó giám đốc Sở này.
Trao đổi với PV Kiến Thức chiều 28/11, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương, ông Trương Văn Hơn cho biết, hai phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương được điều chuyển là ông Phạm Văn Mạnh và ông Nguyễn Kim Diện. Thời gian điều chuyển từ ngày 1/12/2016.
Để làm rõ lý do việc điều chuyển hai phó giám đốc Sở trên, PV Kiến Thức đã có buổi làm việc với ông Phạm Văn Tỏ, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương.
Ông Phạm Văn Tỏ thông tin: “Hai phó giám đốc Sở Nội vụ sẽ được điều chuyển từ đầu tháng 12/2016. Cụ thể, đồng chí Phạm Văn Mạnh chuyển về làm phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hải Dương. Đồng chí Nguyễn Kim Diện chuyển về làm chủ tịch Hội Liên hiệp KHKT tỉnh Hải Dương”.
Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương. Ảnh Hải Ninh.
 Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương. Ảnh Hải Ninh.
Nói về lý do việc điều chuyển trên, ông Phạm Văn Tỏ cho hay: “Lý do điều chuyển là do trước Sở Nội vụ có 5 Phó Giám đốc, giờ điều chuyển đi 2, còn 3 theo đúng quy định của Chính phủ”.
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, ngày 31/7/2014, Chủ tịch tỉnh Hải Dương có quyết định số 1918/QĐ-UBND bổ nhiệm ông Phạm Văn Mạnh, Trưởng phòng Quản lý công chức, viên chức giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương kể từ ngày 1/8/2014 đến ngày 1/8/2019.
Ông Nguyễn Kim Diện, Trưởng phòng Đào tạo - Bồi dưỡng, Sở Nội vụ giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Nội vụ, thời hạn giữ chức vụ 5 năm kể từ ngày 1/1/2015 đến ngày 1/1/2020 .
Trước đó, Kiến Thức đã đưa tin về việc Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương có một giám đốc và 5 phó giám đốc, vượt quá quy định của Chính phủ tại nghị định 24/2014/NĐ-CP. Cụ thể, Ban giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương gồm ông Phạm Văn Tỏ, Giám đốc Sở Nội vụ, 5 phó giám đốc gồm ông Nghiêm Đình Huân, ông Phạm Văn Mạnh, ông Nguyễn Kim Diện, ông Phạm Đức Tuấn và ông Nguyễn Như Độ (kiêm trưởng ban tôn giáo).
Trao đổi với PV Kiến Thức về việc Sở Nội vụ có đến 5 phó giám đốc, vượt quá quy định của Chính phủ, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương Phạm Văn Tỏ lý giải: “Thứ nhất là do lịch sử để lại, thông tư cũ quy định Phó giám đốc là kiêm thủ trưởng đơn vị cấp dưới. Khi có Nghị định, Thông tư mới ra đời thì chuyển tiếp nên số đó vẫn cứ giữ nguyên cho đến khi đồng chí ấy về hưu thì thôi không bổ nhiệm thêm nữa, số lượng phó sẽ giảm xuống. Thứ 2 do luân chuyển cán bộ của tỉnh, khi đại hội, các đồng chí hết tuổi không tái đắc cử được cấp ủy thì điều động về Sở làm phó giám đốc Sở”.
“Đồng chí luân chuyển về Sở là PGĐ Phạm Đức Tuấn, trước là Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà, do không đủ tuổi tái cử nên điều động về làm PGĐ Sở. Đồng chí Tuấn hiện phụ trách mảng thi đua khen thưởng tại Sở. PGĐ Sở Nguyễn Như Độ (kiêm trưởng ban tôn giáo) theo quy định cũ chuyển tiếp nên được kiêm chức trưởng ban tôn giáo”, Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Tỏ cho biết.
Trả lời câu hỏi về việc Nghị định số 24/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5/2014 và Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 (có hiệu lực từ ngày 15/12/2014) nhưng có 2 PGĐ Sở được bổ nhiệm, điều động như ông Nguyễn Kim Diện giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Nội vụ từ ngày 1/1/2015 và ông Phạm Đức Tuấn giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Nội vụ từ ngày 1/2/2015, Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương giải thích: “Có đồng chí thuộc dạng bồi dưỡng cán bộ trẻ để đưa về cơ sở. Ban Thường vụ tỉnh ủy có chủ trương này thì có trước khi có Nghị định nhưng khi quyết định lại có sau Nghị định 24/2014/NĐ-CP bởi quy trình bổ nhiệm cán bộ rất là lâu”.

Soi 9 mẫu thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành

9 mẫu thiết kế mỗi mẫu mang một ý nghĩa và hình tượng khác nhau về sân bay Long Thành trong tương lai được trưng bày tại Triển lãm Hoa Lư (Hà Nội).

Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh
 Sáng 28/11, 9 phương án kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành được trưng bày bằng mô hình tại Trung tâm triển lãm nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội để lấy ý kiến người dân. Bản vẽ phối cảnh cùng các thông tin chi tiết được Bộ GTVT, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam thiết kế triển lãm.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-2
 Đây là các phương án kiến trúc được lựa chọn trong tổng số 16 đơn vị tham gia sơ loại thi tuyển quốc tế.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-3
 Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ GTVT, đơn vị ACV tổ chức triển khai kế hoạch lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, các tổ chức, chuyên gia về phương án kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Sau đó đơn vị chức năng sẽ lựa chọn phương án kiến trúc đạt hiệu quả cao nhất, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi để xây dựng công trình.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-4
 Mỗi khách tham quan triển lãm được phát một phiếu tham khảo ý kiến, trong đó sẽ lựa chọn các phương án kiến trúc tối ưu theo nhận định đánh giá của bản thân. ACV sẽ tổng hợp các ý kiến sau hai tuần triển lãm từ 28/11 đến hết ngày 12/12 để trình Thủ tướng và Bộ GTVT.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-5
 Sau Hà Nội, các thành phố lớn như Đà Nẵng và TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai trưng bày lấy ý kiến nhân dân tới hết ngày 23/1/2017.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-6
 Ở phương án dự thi số 1, tác giả lấy hình tượng chim sẻ để đưa vào thiết kế phần mái cho toàn bộ công trình.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-7
 Bên cạnh đó, phương án còn nghiên cứu hình dạng đan kết của nón lá, tre để lấy cảm hứng vào thiết kế phần trang trí hoạ tiết mái và nội thất, hoạ tiết trần của nhà ga.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-8
 Với phương án số 2, tác giả lấy ý tưởng cảnh đẹp thiên nhiên của Việt Nam như ruộng bậc thang với những hình khối nhấp nhô của những núi đá Vịnh Hạ Long để đưa vào thiết kế hình khối công trình.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-9
 Phối cảnh bên ngoài cho thấy mái của sảnh nhà ga uốn lượn như những con sóng, nhấp nhô như ngọn núi đá.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-10
 Hình ảnh bông sen cách điệu được tác giả đưa vào, sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, mái, phối cảnh mặt chính nhà ga, cảnh quan bên trên mái nhà để xe, nội thất khu vực quầy làm thủ tục.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-11
 Hình khối khu vực nhà ga chính (mái) là những cánh hoa sen lớn, mang lại cho du khách quốc tế một cảm nhận ban đầu, ấn tượng, lưu giữ về hình ảnh của quốc hoa Việt Nam.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-12
 Với phương án số 4, tác giả sử dụng vật liệu từ cây tre (hình ảnh gắn liền với đồng quê Việt Nam) được thiết kế thành hệ kết cấu đan kết để áp dụng cho toàn bộ thiết kế không gian công cộng của nhà ga.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-13
 Từ sảnh nhà ga đi, khu kinh doanh dịch vụ, khu miễn thuế, phòng chờ hành lang ga đến... đều được thiết kế bằng chất liệu tre, vật liệu xanh thân thiện với môi trường.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-14
 Hoa sen tiếp tục được tác giả bản thiết kế số 5 đưa vào mặt đứng công trình để tạo nên hình ảnh nhà ga mang nét thiên nhiên.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-15
 Phương án này còn lấy ý tưởng về vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh quan văn hoá Việt Nam (hòn Trống Mái của Vịnh Hạ Long, không gian cây xanh với những rặng dừa) để đưa vào kiến trúc nội thất nhà ga.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-16
 Phương án thiết kế số 6 sử dụng hình tượng cánh bướm thiết kế hình khối nhà ga trong tổng mặt bằng cảng hàng không. Ngoài ra nón lá Việt Nam cũng được đưa vào cách điệu tại các cột đỉnh công trình.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-17
 Phối cảnh toàn bộ nhà ga nhìn từ trên cao như một cánh bướm.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-18
 Thêm một phương án được sử dụng các hình ảnh thân thuộc với Việt Nam là lá cọ, dừa nước áp dụng vào phần mái công trình. Phương án số 7 mang đến một nhà ga đậm chất văn hoá địa phương.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-19
 Bố cục nhà ga đi được thể hiện ý tưởng như những con thuyền di chuyển trên sông nước đồng quê Việt Nam. Khu vực sảnh ngoài được nhiều khách tham quan đánh giá là có nét tương đồng với nhà ga T2 Nội Bài, Hà Nội.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-20
 Trong phương án số 8, tác giả lấy ý tưởng là đan kết không gian (thể hiện qua các nghiên cứu hình ảnh kết cấu, cây, nón, rổ,...) đưa vào thiết kế phần mái trung tâm nhà ga (hình tròn) và vào thiết kế mặt bằng khu chức năng tại 4 nhóm cột thép tại không gian sảnh chính và sảnh bên ngoài.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-21
 Ý tưởng từ đan kết không gian nón, rổ, cây cối nhưng lại hoàn thiện bằng khung théo bên trong, mái kim loại, vách kính bao che tạo một không gian hiện đại, năng động.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-22
 Ở phương án cuối cùng, giống với thiết kế số 3, tác giả cũng lấy hoa sen để đưa vào các hoạ tiết công trình như phần đỉnh cột nhà ga, mái nhà ga.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-23
 Phương án kiến trúc thể hiện theo phong cách hiện đại với các mô tuýp trang trí và cách phối màu với gam trầm, hồng nhạt của sen và màu nâu thể hiện ở chi tiết đỉnh cột.

Ảnh: Máy bay xếp hàng cất cánh ở sân bay Nội Bài

Do lưu lượng lớn nên tại Cảng hàng không Nội Bài có nhiều thời điểm máy bay xếp hàng cất hạ cánh tạo nên cảnh tượng thú vị.

Hình ảnh máy bay nối đuôi nhau trên đường lăn ra vị trí cất cánh như thế này thường xuyên diễn ra ở Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Tàu của các hãng hàng không lần lượt lăn ra đường băng, phía trên một chiếc máy bay đang chuẩn bị hạ cánh.
 Hình ảnh máy bay nối đuôi nhau trên đường lăn ra vị trí cất cánh như thế này thường xuyên diễn ra ở Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Tàu của các hãng hàng không lần lượt lăn ra đường băng, phía trên một chiếc máy bay đang chuẩn bị hạ cánh.
Hiện ở Việt Nam có 9 sân bay quốc tế, là cơ cơ sở hạ tầng hàng không tốt để có thể thu hút được nhiều hãng hàng không quốc tế hợp tác chọn làm điểm đến.
 Hiện ở Việt Nam có 9 sân bay quốc tế, là cơ cơ sở hạ tầng hàng không tốt để có thể thu hút được nhiều hãng hàng không quốc tế hợp tác chọn làm điểm đến.
Tại Cảng HKQT Nội Bài có 32 hãng hàng không trong và ngoài nước khai thác thường xuyên đến 15 tỉnh, thành phố trong nước và 34 vùng lãnh thổ, thành phố trên thế giới.
 Tại Cảng HKQT Nội Bài có 32 hãng hàng không trong và ngoài nước khai thác thường xuyên đến 15 tỉnh, thành phố trong nước và 34 vùng lãnh thổ, thành phố trên thế giới.
Sản lượng tàu bay cất hạ cánh, hành khách, hàng hóa và bưu kiện thông qua Cảng HKQT Nội Bài tăng rất nhanh, trung bình 10 - 15% /năm. Năm 2014, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài phục vụ hơn 14 triệu lượt hành khách, tăng 10,6% so với năm 2013. Tổng lượng hàng hóa bưu kiện vận chuyển đạt hơn 400.000 tấn, tăng 16,4%, phục vụ hơn 100.000 lượt chuyến cất hạ cánh, tăng 12,3%.
 Sản lượng tàu bay cất hạ cánh, hành khách, hàng hóa và bưu kiện thông qua Cảng HKQT Nội Bài tăng rất nhanh, trung bình 10 - 15% /năm. Năm 2014, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài phục vụ hơn 14 triệu lượt hành khách, tăng 10,6% so với năm 2013. Tổng lượng hàng hóa bưu kiện vận chuyển đạt hơn 400.000 tấn, tăng 16,4%, phục vụ hơn 100.000 lượt chuyến cất hạ cánh, tăng 12,3%.
Theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, định hướng sau năm 2020 sẽ xây dựng Cảng HKQT Nội Bài thành sân bay cấp 4F theo tiêu chuẩn của ICAO. Nơi đây sẽ xây dựng đường cất hạ cánh thứ 3 có khả năng tiếp cận hạ cánh chính xác CAT – 3 với khả năng tiếp nhận 45 máy bay đến cấp F vào giờ cao điểm.
 Theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, định hướng sau năm 2020 sẽ xây dựng Cảng HKQT Nội Bài thành sân bay cấp 4F theo tiêu chuẩn của ICAO. Nơi đây sẽ xây dựng đường cất hạ cánh thứ 3 có khả năng tiếp cận hạ cánh chính xác CAT – 3 với khả năng tiếp nhận 45 máy bay đến cấp F vào giờ cao điểm.
Nhà ga hành khách T3, T4 sẽ được xây dựng nâng tổng công suất lên 50 triệu lượt hành khách/năm, mở rộng nhà ga hàng hóa đạt công suất 500.000 tấn/năm.
 Nhà ga hành khách T3, T4 sẽ được xây dựng nâng tổng công suất lên 50 triệu lượt hành khách/năm, mở rộng nhà ga hàng hóa đạt công suất 500.000 tấn/năm.
Công suất phục vụ ngày cao điểm đáp ứng phục vụ 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh; giờ cao điểm đáp ứng phục vụ 3.000 hành khách với 23 lượt cất hạ cánh, công suất đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030).
 Công suất phục vụ ngày cao điểm đáp ứng phục vụ 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh; giờ cao điểm đáp ứng phục vụ 3.000 hành khách với 23 lượt cất hạ cánh, công suất đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030).
Cảng HKQT Nội Bài có 2 đường CHC song song là 11L/29R và 11R/29L; tim cách nhau 250 m, không sử dụng cho việc cất hạ cánh cùng một thời điểm. Đường cất hạ cánh 11L/29R dài 3.200 m; rộng 45 m. Đường cất hạ cánh 11R/29L dài 3.800 m; rộng 45 m.
 Cảng HKQT Nội Bài có 2 đường CHC song song là 11L/29R và 11R/29L; tim cách nhau 250 m, không sử dụng cho việc cất hạ cánh cùng một thời điểm. Đường cất hạ cánh 11L/29R dài 3.200 m; rộng 45 m. Đường cất hạ cánh 11R/29L dài 3.800 m; rộng 45 m.
Cảng HKQT Nội Bài có hai hệ thống đường lăn nằm ở hai bên sườn của đường cất hạ cánh 11L/29R (phía bắc) và 11R/29L (phía nam). Trong đó hệ thống đường lăn phía bắc đường CHC 11L/29R (dùng cho quân sự), hệ thống đường lăn phía nam đường CHC 11L/29R (dùng cho hàng không dân dụng)
 Cảng HKQT Nội Bài có hai hệ thống đường lăn nằm ở hai bên sườn của đường cất hạ cánh 11L/29R (phía bắc) và 11R/29L (phía nam). Trong đó hệ thống đường lăn phía bắc đường CHC 11L/29R (dùng cho quân sự), hệ thống đường lăn phía nam đường CHC 11L/29R (dùng cho hàng không dân dụng)
Cảng Nội Bài đang khai thác thường lệ 47 vị trí đỗ tàu bay tại hai khu vực là Sân đỗ tàu bay T1 và Sân đỗ tàu bay T2.
 Cảng Nội Bài đang khai thác thường lệ 47 vị trí đỗ tàu bay tại hai khu vực là Sân đỗ tàu bay T1 và Sân đỗ tàu bay T2.
Ngoài các vị trí đỗ tàu bay tại hai khu vực nói trên còn có các vị trí đỗ dành cho tàu bay bảo dưỡng, sửa chữa (sân đỗ máy bay VAECO) và sân đỗ cách ly nằm ở khu vực phía bắc (giáp với khu quân sự) được sử dụng đối với các loại tàu bay có tình huống đặc biệt (tàu bay có thông tin về chất nổ, tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp).
 Ngoài các vị trí đỗ tàu bay tại hai khu vực nói trên còn có các vị trí đỗ dành cho tàu bay bảo dưỡng, sửa chữa (sân đỗ máy bay VAECO) và sân đỗ cách ly nằm ở khu vực phía bắc (giáp với khu quân sự) được sử dụng đối với các loại tàu bay có tình huống đặc biệt (tàu bay có thông tin về chất nổ, tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp).
Phía dưới phun vòi rồng chào đón các máy bay mới, trên không máy bay khác vẫn cất cánh bình thường.
 Phía dưới phun vòi rồng chào đón các máy bay mới, trên không máy bay khác vẫn cất cánh bình thường.
Nằm trong địa giới hành chính thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội) Cảng HKQT Nội Bài cách trung tâm thành phố khoảng 28 km về phía bắc đi theo hướng cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp, hoặc đi theo hướng cầu Thăng Long - đường Võ Văn Kiệt, hướng theo quốc lộ 3 dẫn từ cầu Chương Dương đến ngã 3 giao cắt với quốc lộ 2 để vào sân bay.
 Nằm trong địa giới hành chính thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội) Cảng HKQT Nội Bài cách trung tâm thành phố khoảng 28 km về phía bắc đi theo hướng cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp, hoặc đi theo hướng cầu Thăng Long - đường Võ Văn Kiệt, hướng theo quốc lộ 3 dẫn từ cầu Chương Dương đến ngã 3 giao cắt với quốc lộ 2 để vào sân bay.