Hà Nội quyết cưỡng chế phần sai phạm ở nhà 8B Lê Trực

Thanh tra TP Hà Nội cho hay, sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực do chủ đầu tư cố ý làm trái và các cơ quan quản lý nhà nước đã buông lỏng quản lý.

Sáng 5/1, tại công văn hỏa tốc gửi UBND quận Ba Đình, Văn phòng UBND Hà Nội cho hay, sau khi nhận được báo cáo của Sở Xây dựng về tình hình thực hiện xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại tòa nhà 8B Lê Trực, quận Ba Đình, UBND TP đã đồng ý với yêu cầu của Sở Xây dựng thành phố.
Khẩn trương ra quyết định cưỡng chế
UBND Hà Nội yêu cầu Chủ tịch UBND quận Ba Đình căn cứ kết quả kiểm tra, rà soát của liên ngành khẩn trương ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính; tổ chức thực hiện xử lý nghiêm công trình vi phạm trật tự xây dựng tại địa chỉ số 8B Lê Trực theo đúng thẩm quyền.
Quận Ba Đình phải báo cáo TP kết quả thực hiện trước ngày 10/1/2016.
Nhà 8B Lê Trực xây vượt phép 16 mét và hàng nghìn m2 mặt sàn. Ảnh: Anh Tuấn.
Nhà 8B Lê Trực xây vượt phép 16 mét và hàng nghìn m2 mặt sàn. Ảnh: Anh Tuấn. 
Trước đó, tại văn bản gửi UBND Hà Nội, Sở Xây dựng cho hay, tiến độ tự khắc phục vi phạm của chủ đầu tư công trình 8B Lê Trực còn chậm, không đảm bảo yêu cầu. Một ngày, chỉ 10-15 m2 được tháo dỡ, tổng diện tích phá dỡ sàn mái tum chỉ 120 m2/ tuần. UBND quận Ba Đình cũng chưa đôn đốc chủ đầu tư, chưa ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính theo thẩm quyền.
Vì vậy, Sở Xây dựng đề nghị UBND TP chỉ đạo UBND quận Ba Đình ban hành quyết định cưỡng chế, chỉ đạo các phòng ban chức năng của quận có ý kiến về thời gian, tiến độ thực hiện của chủ đầu tư.
Công trình không phép, quận, phường buông lỏng
Kết luận thanh tra của UBND Hà Nội cho hay, từ tháng 3/2011 đến 12/2012, chủ đầu tư công trình Lê Trực đã thi công khi không có giấy phép xây dựng; tuy nhiên các cơ quan quản lý nhà nước lại buông lỏng, không tiến hành kiểm tra. Khi kiểm tra thì không có biện pháp ngăn chặn.
Kết luận Thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đã để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng tại 8B Lê Trực của thanh tra Hà Nội cũng chỉ rõ, chủ đầu tư công trình đã vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong đó có các sai phạm như sau khi được cấp phép không thực hiện phá dỡ hạng mục công trình đã xây dựng sai so với giấy phép; thi công các tầng nổi sai về chiều cao và diện tích...; không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước về việc đình chỉ công trình vi phạm trật tự xây dựng.
“Việc làm của chủ đầu tư có biểu hiện cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ vậy, chủ đầu tư còn không nghiêm túc thực hiện phương án tháo dỡ, kéo dài thời gian tồn tại công trình sai phạm” - Thanh tra TP Hà Nội nêu.
Đối với UBND phường Điện Biên, thanh tra kết luận đơn vị này buông lỏng quản lý. Thậm chí, UBND phường có nhiều lần kiểm tra nhưng không áp dụng biện pháp ngăn chặn.
“Trách nhiệm thuộc về lãnh đạo và cán bộ quản lý trật tự xây dựng UBND phường Điện Biên” – kết luận thanh tra nêu.
Đối với UBND quận Ba Đình, kết luận thanh tra cho biết, UBND quận và thanh tra xây dựng quận thiếu sâu sát kiểm tra, do vậy không phát hiện kịp thời để chỉ đạo xử lý vi phạm tại công trình 8B Lê Trực.
“Trách nhiệm thuộc về UBND quận Ba Đình và lãnh đạo, cán bộ quản lý trật tự xây dựng quận Ba Đình”.
Đối với Sở Xây dựng Hà Nội, kết luận cho rằng, Thanh tra Sở chưa sát sao trong việc chỉ đạo đôn đốc Đội thanh tra quận kiểm tra thường xuyên. Để xảy ra những tồn tại trên, trách nhiệm thuộc về Sở Xây dựng, phòng Quản lý cấp phép, Thanh tra Sở Xây dựng và các cá nhân có liên quan.
Thanh tra UBND TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư – Công ty Cổ phần may Lê Trực và các đơn vị thi công, tư vấn nghiêm khắc rút kinh nghiệm đối với những sai phạm được nêu trong kết luận. Công ty Cổ phần may Lê Trực khẩn trương hoàn chỉnh phương án phá dỡ xây dựng sai phép.
Kết luận thanh tra cũng kiến nghị UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng và UBND quận Ba Đình nghiêm túc thực hiện các kết luận của TP.
UBND TP giao Giám đốc Sở Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có sai phạm thuộc trách nhiệm quản lý; báo cáo đề xuất xử lý đối với cán bộ liên quan thuộc UBND TP quản lý, có hình thức xử lý kỷ luật theo quy định.
Thanh tra cũng đề nghị UBND Hà Nội giao Chủ tịch UBND quận Ba Đình kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan, có hình thức xử lý kỷ luật theo quy định.
Theo Thanh tra TP Hà Nội, dự án 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội) có nhiều sai phạm. Cụ thể, từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư không thực hiện (đã xây thẳng đến mái).
Phần giật cấp đầu hồi phía đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m, công trình giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía tây nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn.
Theo giấy phép xây dựng, chiều cao công trình đến đỉnh tum thang là 53 m nhưng chủ đầu tư tự ý điều chỉnh tăng chiều cao các tầng, xây dựng thêm tầng 19; tổng chiều cao thực tế khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn xây dựng khoảng 36.000 m2, tăng hơn 6.100 m2 so với giấy phép.

Bắt đầu “cắt ngọn” tòa nhà 8B Lê Trực

9h sáng nay 21/11, dưới sự chứng kiến của cơ quan chức năng, chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực bắt đầu tiến hành phá dỡ sai phạm.

Thời gian để "cắt ngọn" tòa nhà 8B Lê Trực, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội được thông tin là 8 tháng, tính từ ngày 21/11/2015. Chủ đầu tư khẳng định đang đôn đốc nhà thầu làm với tiến độ nhanh nhất có thể và cam kết khắc phục triệt để sai phạm với tinh thần tự nguyện cao.
Trước đó, Sở Xây dựng và UBND quận Ba Đình đã chấp thuận phương án phá dỡ do chủ đầu tư cam kết. Theo phương án này, giai đoạn 1, chủ đầu tư sẽ tiến hành phá dỡ tầng tum, sau đó phá dỡ tầng 19.

7 lần mất nguồn phóng xạ cực nguy hiểm ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Đã có 7 vụ mất nguồn phóng xạ trong khoảng 13 năm qua tại Việt Nam gây nguy hiểm và lo lắng cho dân cư các khu vực.

1. Những ngày đầu năm 2016 này dư luận đang hoang mang khi nguồn phóng xạ Cs - 137 trong Nhà máy Xi măng Bắc Kạn phát hiện đã bị mất. Được biết, nguồn phóng xạ thuộc Công ty xi măng Bắc Kạn đã bị Ngân hàng BIDV Bắc Kạn phong tỏa để thi hành án, thu hồi tài sản thế chấp. Khoảng 8h30 ngày ngày 15/12/2015, ông Đinh Văn Bằng đại diện pháp lý của công ty đã thông báo mất nguồn phóng xạ.
1. Những ngày đầu năm 2016 này dư luận đang hoang mang khi nguồn phóng xạ Cs - 137 trong Nhà máy Xi măng Bắc Kạn phát hiện đã bị mất. Được biết, nguồn phóng xạ thuộc Công ty xi măng Bắc Kạn đã bị Ngân hàng BIDV Bắc Kạn phong tỏa để thi hành án, thu hồi tài sản thế chấp. Khoảng 8h30 ngày ngày 15/12/2015, ông Đinh Văn Bằng đại diện pháp lý của công ty đã thông báo mất nguồn phóng xạ.
2. Giữa tháng 3/2015, khi bàn giao tài sản do thay đổi nhân sự phụ trách an toàn bức xạ, nhà máy thép Pomina 3 tại KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện một nguồn phóng xạ dùng để đo mức thép Co-60 (nguồn phóng xạ thuộc nhóm 4) đã bị thất lạc.
2. Giữa tháng 3/2015, khi bàn giao tài sản do thay đổi nhân sự phụ trách an toàn bức xạ, nhà máy thép Pomina 3 tại KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện một nguồn phóng xạ dùng để đo mức thép Co-60 (nguồn phóng xạ thuộc nhóm 4) đã bị thất lạc. 
Đến sáng 7/4/2015, ông Mai Thanh Quang - Giám đốc sở KH-CN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tổ trưởng tổ tìm kiếm cho biết, đã tìm thấy một thiết bị có trọng lượng khoảng 6-7kg, nghi có chứa nguồn phóng xạ bị rò rỉ. Hiện vụ việc vẫn đang tiếp tục được làm rõ.
 Đến sáng 7/4/2015, ông Mai Thanh Quang - Giám đốc sở KH-CN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tổ trưởng tổ tìm kiếm cho biết, đã tìm thấy một thiết bị có trọng lượng khoảng 6-7kg, nghi có chứa nguồn phóng xạ bị rò rỉ. Hiện vụ việc vẫn đang tiếp tục được làm rõ. 
3. Tháng 9/2014, một thiết bị chụp ảnh xuyên thấu (NTD) có nguồn phóng xạ Iridium – 192 của của công ty Apave ở TP HCM đã bị thất lạc. Sau nhiều ngày tìm kiếm, công an đã tìm ra nguyên nhân của vị thất lạc thiết bị chứa phóng xạ là do kẻ trộm đã đột nhập vào công ty và lấy cắp chúng để bán đồng nát.
3. Tháng 9/2014, một thiết bị chụp ảnh xuyên thấu (NTD) có nguồn phóng xạ Iridium – 192 của của công ty Apave ở TP HCM đã bị thất lạc. Sau nhiều ngày tìm kiếm, công an đã tìm ra nguyên nhân của vị thất lạc thiết bị chứa phóng xạ là do kẻ trộm đã đột nhập vào công ty và lấy cắp chúng để bán đồng nát.
Sau 6 ngày tìm kiếm, thiết bị đã được thu hồi thành công (Ảnh: Trường Sơn ).
 Sau 6 ngày tìm kiếm, thiết bị đã được thu hồi thành công (Ảnh: Trường Sơn ).
4. Ngày 28/12/2007, Công ty TNHH Anpha, nhà thầu phụ của PTSC M&C ở Vũng Tàu chịu trách nhiệm chụp ảnh phóng xạ kiểm tra các mối hàn tại giàn BOD - phát hiện bị mất nguồn phóng xạ. Không lâu sau đó, nguồn phóng xạ thất lạc đã được tìm thấy.
4. Ngày 28/12/2007, Công ty TNHH Anpha, nhà thầu phụ của PTSC M&C ở Vũng Tàu chịu trách nhiệm chụp ảnh phóng xạ kiểm tra các mối hàn tại giàn BOD - phát hiện bị mất nguồn phóng xạ. Không lâu sau đó, nguồn phóng xạ thất lạc đã được tìm thấy.
5. Ngày 8/8/2006, Cty Cổ phần Xi măng Sông Đà đã phát hiện hộp đựng nguồn phóng xạ trong thiết bị của dây chuyền sản xuất xi măng bị mất. Hiện chưa có thông tin thu hồi được.
5. Ngày 8/8/2006, Cty Cổ phần Xi măng Sông Đà đã phát hiện hộp đựng nguồn phóng xạ trong thiết bị của dây chuyền sản xuất xi măng bị mất. Hiện chưa có thông tin thu hồi được.
6. Ngày 26/5/2005, Viện Công nghệ Xạ hiếm Hà Nội cũng đã bị mất cắp 54,8 mg chất phóng xạ. Người lấy cắp đã đem hộp phóng xạ bán cho một điểm thu mua phế liệu.
6. Ngày 26/5/2005, Viện Công nghệ Xạ hiếm Hà Nội cũng đã bị mất cắp 54,8 mg chất phóng xạ. Người lấy cắp đã đem hộp phóng xạ bán cho một điểm thu mua phế liệu.
7. Ngày 23/12/2003, Công ty cổ phần Xi măng Việt Trung (thôn Cổ Động, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) đã bị mất nguồn phóng xạ Cs-137 để đo mức phục vụ việc xả tự động Clinke. Hiện vẫn chưa có thông tin công bố tìm lại được nguồn phóng xạ này.
7. Ngày 23/12/2003, Công ty cổ phần Xi măng Việt Trung (thôn Cổ Động, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) đã bị mất nguồn phóng xạ Cs-137 để đo mức phục vụ việc xả tự động Clinke. Hiện vẫn chưa có thông tin công bố tìm lại được nguồn phóng xạ này.