Hà Nội có thể áp dụng giới nghiêm với khu vực nhiều F0

Thường trực Thành ủy giao Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội chủ động quyết định phong tỏa, ra lệnh giới nghiêm khu vực có nhiều ca F0 để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm.

Văn phòng Thành ủy vừa ban hành thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn sau phiên họp hôm 2/8.
Thường trực Thành ủy Hà Nội nhận định tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, khó lường. Qua công rà soát, cộng đồng, TP đã phát hiện nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, có thể còn có nhiều ca bệnh ngoài cộng đồng chưa được phát hiện.
Vì vậy, Thường trực Thành ủy yêu cầu toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội thực chất; siết chặt quản lý, giám sát việc đi lại của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân theo quy định ngay từ gia đình, thôn, xóm, cơ quan, đơn vị... Việc cấp giấy phục vụ đi lại của người dân, cán bộ, công chức, phải bảo đảm đúng quy định.
Thành ủy yêu cầu tận dụng tối đa thời gian giãn cách xã hội để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng; dập tắt nhanh nhất ổ dịch mới, cố gắng không để lây lan rộng ra cộng đồng.
"Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội chủ động quyết định việc thực hiện biện pháp cao hơn trong thời gian giãn cách xã hội như phong tỏa, ra lệnh giới nghiêm một khu vực có nhiều ca F0: Khu dân cư, tổ dân phố, cấp phường, xã, thị trấn... để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng", kết luận chỉ đạo nêu.
Ha Noi co the ap dung gioi nghiem voi khu vuc nhieu F0
Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu nhanh chóng dập tắt các ổ dịch trên địa bàn. Ảnh minh họa: Hải Nam. 
Lực lượng chức năng siết chặt hoạt động của khu, cụm công nghiệp, chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị, trung tâm thương mại, khu vực có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh, bảo đảm chỉ hoạt động khi đáp ứng yêu cầu an toàn phòng dịch.
UBND thành phố, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố chỉ đạo khẩn trương kích hoạt tất cả khu cách ly tập trung của quận, huyện, thị xã để vận hành, sẵn sàng tiếp nhận trường hợp F1.
UBND Hà Nội phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương hoàn thành Trung tâm Hồi sức tích cực cho bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch tại quận Hoàng Mai với quy mô 500 giường; đồng thời đưa vào sử dụng cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ với quy mô 1.000 giường tại Khu đô thị Đền Lừ, quận Hoàng Mai.
Sở Y tế tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine Covid-19, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu công an, quân đội, y tế, công nhân khu công nghiệp, tổ Covid-19 cộng đồng, lực lượng tham gia cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu...
Trong đợt dịch thứ 4 bùng phát từ ngày 29/4, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 1.396 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, ngoài ra có hơn 200 ca mắc trong các bệnh viện tuyến Trung ương. Riêng chùm lây nhiễm mới phát hiện từ ngày 5/7 đến trưa 3/8 đã có 1.127 ca dương tính với virus.

Bình Dương vượt mốc 16000 F0: Kịch bản ứng phó 20.000 – 25.000 F0

UBND tỉnh Bình Dương ban hành kịch bản ứng phó, phương án nâng cao năng lực thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 và dự trù kinh phí trong trường hợp số ca F0 lên đến 20.000 và 25.000 người trong những ngày tới.

Sáng 1/8, báo cáo của Sở Y tế Bình Dương cho biết, tính từ 17h00 ngày 31/7 đến 6h00 ngày 1/8, Bình Dương ghi nhận 1.415 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc tính từ đợt dịch thứ 4 trên địa bàn tỉnh lên 16.094 ca.

Cách ly F0 tại nhà, ý thức của bệnh nhân mang tính quyết định

Theo các chuyên gia, ý thức của F0 khi về cách ly tại nhà rất quan trọng. Bên cạnh đó, gia đình, cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ COVID-19 cộng đồng cần có sự giám sát chặt chẽ.
 

Lợi ích và rủi ro khi áp dụng cách ly F0 tại nhà

Trao đổi với VietNamNet, ThS.BS Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, trong các đợt dịch trước, nước ta áp dụng chiến lược đưa tất cả F0 (bao gồm cả trường hợp không triệu chứng) vào điều trị tại bệnh viện nhằm hai mục đích.

Thứ nhất, ngăn sự tiếp xúc của các ca bệnh với cộng đồng, từ đó ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Đây là mục đích quan trọng nhất.

Thứ hai, trong các F0 không triệu chứng vẫn có một tỷ lệ nhỏ nguy cơ diễn biến nặng. Việc giữ họ trong bệnh viện giúp phát hiện sớm triệu chứng nặng để can thiệp, điều trị kịp thời.

“Tuy nhiên, khi số lượng F0 quá lớn, hệ thống y tế không thể đảm bảo cách ly, theo dõi toàn bộ F0 trong bệnh viện. Đây là lý do phải tính đến phương án cho F0 cách ly tại nhà”, bác sĩ Khiêm nói.

Cach ly F0 tai nha, y thuc cua benh nhan mang tinh quyet dinh
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân COVID-19 trước khi xuất viện về nhà - Ảnh: Lê Anh Dũng 
Theo bác sĩ, lợi ích lớn nhất của chiến lược này giúp giảm tải cho hệ thống y tế, để các bệnh viện tập trung điều trị ca nặng.
Thực tế, hơn 1 năm qua, nhiều nước phát triển trên thế giới đã áp dụng phương án này khi số lượng bệnh nhân COVID-19 quá lớn. Một số bác sĩ Việt Nam cũng thường xuyên lên các diễn đàn tư vấn cho người Việt xa xứ cách tự theo dõi sức khỏe khi mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng.
“Khoảng 80% trường hợp không triệu chứng sẽ tự ổn định trong vòng 1-2 tuần. Một số người gặp những triệu chứng thoáng qua như sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ, mất khứu giác,… cũng thường đỡ trong vài ngày”, bác sĩ Khiêm thông tin.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng nhấn mạnh, một số nhỏ bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng nguy hiểm như khó thở, sốt cao,… cần báo cáo ngay với cơ sở y tế để được can thiệp.
“Bộ Y tế chắc chắn đã có hướng dẫn cụ thể về cách tự theo dõi sức khỏe và thành lập bộ phận y tế phụ trách, thường trực 24/24. Những y bác sĩ này có trách nhiệm trao đổi, thăm khám online cho bệnh nhân và có thể tư vấn những dấu hiệu nào là đáng quan ngại, cần nhập viện”, bác sĩ Khiêm nhận định.
Cach ly F0 tai nha, y thuc cua benh nhan mang tinh quyet dinh-Hinh-2
Bệnh nhân COVID-19 điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương lên xe về nhà sau khi được công bố khỏi bệnh (ảnh chụp tháng 7/2020) - Ảnh: Lê Anh Dũng