Hà Nội chính thức điều chỉnh tăng giá nước sinh hoạt

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký quyết định phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, giá bán lẻ nước sinh hoạt được tính như sau:
Ha Noi chinh thuc dieu chinh tang gia nuoc sinh hoat
 
Giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các thông tin, số liệu và kết quả tính toán trong phương án giá theo quy định; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng có văn bản hướng dẫn về đối tượng sử dụng nước đảm bảo theo đúng quy định.
Các sở Tài chính, Xây dựng, Cục Thuế Thành phố và các Sở, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt áp dụng trên địa bàn Thành phố theo quy định.
Sở Y tế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch theo quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 và Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt và pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Đối với các đơn vị cấp nước, UBND thành phố yêu cầu thực hiện nghiêm túc quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 55 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp nước sạch sinh hoạt đảm bảo chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT.
Tổ chức thực hiện theo phương án giá nước sạch sinh hoạt được UBND Thành phố phê duyệt. Hàng năm, chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá nước sạch sinh hoạt theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18/6/2021 của Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt.

HĐND Hà Nội bác bù 200 tỷ mua nước sông Đuống

HĐND TP. Hà Nội đã không chấp thuận đề xuất lấy tiền ngân sách của thành phố bù tiền chênh vì phải mua nước giá cao của Nhà máy nước mặt sông Đuống vì không đủ các yếu tố theo quy định để xem xét.

Như đã phản ánh, do giá nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống bán buôn cho các công ty bán lẻ cao hơn giá bán đến từng hộ dân nên liên ngành gồm Sở Xây dựng, Sở Tài Chính cùng 2 Công ty gồm Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội và Công ty Cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội đã đề xuất UBND thành phố lấy ngân sách bù vào khoản tiền thiếu hụt này để tránh nguy cơ thua lỗ.

CPI tháng 7 tăng nhẹ 0,4% so tháng trước do giá xăng và điện

(Kiến Thức) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2020 tăng 0,4% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước biến động tăng theo giá xăng dầu thế giới và nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao trong thời gian nắng nóng kéo dài.

Mặc dù vậy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 vẫn giảm 0,19% so với tháng 12 năm trước - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Bình quân 7 tháng năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,07% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức tăng 0,4% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2020 so với tháng trước có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó: Nhóm giao thông tăng nhiều nhất với 3,91% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 27/6/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 9,02% (tác động làm CPI chung tăng 0,37%).