Những lùm xùm của Asanzo trước khi Shark Tam bị bắt

Ông Phạm Văn Tam sinh năm 1980, được biết đến với tên Shark Tam do từng là một trong những khách mời của chương trình Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam năm 2019.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Phạm Văn Tam (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo) và ông Phạm Xuân Tình (đại diện pháp luật, Tổng Giám đốc Công ty Asanzo) về tội trốn thuế.
Nhung lum xum cua Asanzo truoc khi Shark Tam bi bat
Ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Asanzo.  
Ông Phạm Văn Tam sinh năm 1980, được biết đến với tên Shark Tam do từng là một trong những khách mời của chương trình Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam năm 2019.
Cũng trong năm 2019, cái tên Shark Tam, CEO Phạm Văn Tam hay CEO Asanzo được người dân, cộng đồng mạng biết đến nhiều hơn khi ông này vướng phải lùm xùm sản phẩm của Asanzo là hàng Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam.
Theo tìm hiểu, Tập đoàn Asanzo thành lập chính thức từ năm 2013, cho đến giữa năm 2019 Asanzo chỉ xếp sau các ông lớn tivi Samsung, LG và Sony về thị phần. Asanzo đã tăng trưởng thần tốc trong khi có những công ty lắp ráp tivi lâu năm rất chật vật để cạnh tranh.
Nhung lum xum cua Asanzo truoc khi Shark Tam bi bat-Hinh-2
 Nhà máy lắp ráp tại quận Bình Tân, TP.HCM của Asanzo. (Ảnh: Tri thức trực tuyến).
Theo Vietnamnet, báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường GfK, thị phần của Asanzo trên thị trường tivi Việt Nam khi đó chiếm khoảng 16%, trong khi ông lớn LG chiếm 17%, Sony 25% và Samsung 35%. Trong khi đó, số liệu do Asanzo cung cấp cho thấy, năm 2016, số tivi mà công ty này bán được là 500.000 chiếc, chiếm 15% thị phần.
Năm 2017, hãng này cho biết đã bán được khoảng 710.000 chiếc tivi. Năm 2017, Asanzo đạt tổng doanh thu 4.629 tỷ đồng, gấp 1,8 lần so với 2016, trong đó, doanh thu bán hàng tivi chiếm nhiều nhất với 4.200 tỷ đồng.
Đặc điểm tivi Asanzo là có giá rất rẻ, thậm chí thấp hơn 30-40% với nhiều mẫu cùng loại trên thị trường. Asanzo chủ yếu bán tại thị trường nông thôn, chiếm đến 70% doanh số của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Asanzo còn bán cho các nhà nghỉ, khách sạn hay nhà hàng,... là nơi mà tivi không cần thiết phải sử dụng loại quá xịn.
Theo thông tin trên trang Asanzo, trong thời gian đầu ông Tam chọn cách đặt linh kiện nước ngoài và thiết kế lắp ráp lại và lược bỏ hoàn toàn những chức năng không cần thiết. Từ đó tivi Asanzo có giá thành rẻ và phù hợp với nhu cầu số đông. Chiếc tivi Asanzo 25 inch đời thứ 2 có giá chưa tới 2 triệu nhanh chóng được đón nhận.
Đến 2017, Asanza đã bán được 710.000 chiếc tivi, tăng trưởng gần 140% so với năm 2016. Asanzo sau đó lấn sân sang sản xuất điện thoại thông minh. Tivi Asanzo tăng trưởng rất nhanh trong khi nhiều dòng tivi sản xuất nội địa khác ngày càng gặp khó khăn như Vietronics Tân Bình.
Nhung lum xum cua Asanzo truoc khi Shark Tam bi bat-Hinh-3
 Asanzo được xác định có dấu hiệu trốn thuế.
Tuy nhiên, ngay sau khi được công bố có mặt trong Chương trình Shark Tank mùa 3, Shark Tam dính tai tiếng liên quan tới nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Theo đó, trên các mặt báo tràn ngập thông tin hàng điện tử Asanzo là hàng Trung Quốc “đội lốt hàng Việt Nam”. Thời điểm đó, ông Phạm Văn Tam vẫn chia sẻ với báo chí “sản phẩm Asanzo không phải Made in Việt Nam mà xuất xứ tại Việt Nam”!
Ông Tam cho rằng, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình.
Trước thông tin sự việc, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ ngành xác minh và làm rõ. Đến cuối tháng 10/2019, Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan cho biết đã xác định dấu hiệu vi phạm của công ty do ông Phạm Văn Tam làm Chủ tịch trong việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu và trốn thuế.
Đến ngày 16/10/2019, Cục Thuế TP.HCM cũng ra quyết định về việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến Tập đoàn Asanzo.
Theo cơ quan thuế, Asanzo có nhiều hành vi nhằm trốn thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp này cũng có nhiều tình tiết tăng nặng như vi phạm hành chính nhiều lần, có hành vi trốn tránh và che giấu vi phạm hành chính, vi phạm hành chính có số lượng lớn hoặc giá trị lớn...
Trong hồ sơ chuyển giao cho PC03, Cục Thuế TP.HCM cho biết căn cứ vào sổ sách kế toán và chứng từ, hóa đơn do Asanzo cung cấp, tập đoàn này đã có nhiều giao dịch mua - bán hàng hóa với các công ty liên quan mà không xuất hóa đơn, để ngoài sổ sách kế toán các khoản thu bán hàng. Asanzo cũng bị xác định không khai thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT với các sản phẩm hàng hóa.
Cũng theo cơ quan thuế, không những khai thuế VAT đầu ra và VAT đầu vào khấu trừ không đúng quy định, doanh nghiệp này cũng vi phạm về việc kê khai chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp này cũng không khấu trừ, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định; không xuất hóa đơn khi bán hàng, cung cấp dịch vụ..
Cơ quan thuế còn xác định, Tập đoàn Asanzo có hành vi sử dụng hóa đơn đầu vào có dấu hiệu ghi cao hơn giá trị giao dịch với mục đích trốn thuế. Sau các giao dịch, bà Nguyễn Thị Hiền (vợ ông Tam) và các cá nhân là người lao động tại các công ty thuộc Tập đoàn Asanzo đã rút ra tổng số tiền hơn 507 tỷ đồng.
Khánh Hoài (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN