Một 'thế giới lạ' ẩn mình dưới lớp băng Nam Cực

Các nhà khoa học mới phát hiện một hệ sinh thái ở độ sâu 500m dưới lớp băng ở Nam Cực. 
  • Mot 'the gioi la' an minh duoi lop bang Nam Cuc
    Nhóm các nhà khoa học đa ngành do nhà vật lý biển Craig Stevens thuộc Viện Quốc gia về Nước và Khí quyển (NIWA) dẫn đầu đã phát hiện ra một hệ sinh thái ở độ sâu 500m bên dưới lớp băng ở Nam Cực.
  • Mot 'the gioi la' an minh duoi lop bang Nam Cuc-Hinh-2
    Cụ thể, các chuyên gia có phát hiện quan trọng trên tại một cửa sông ở khu vực Thềm băng Ross - thềm băng lớn nhất của Nam Cực giao với đất liền.
  • Mot 'the gioi la' an minh duoi lop bang Nam Cuc-Hinh-3
    Trước đó, Phó giáo sư Huw Horgan công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Nam Cực thuộc Đại học Victoria và đồng nghiệp của Craig Stevens là những người người đầu tiên chú ý đến cửa sông trên.
  • Mot 'the gioi la' an minh duoi lop bang Nam Cuc-Hinh-4
    "Chúng tôi đã phát hiện một đường rãnh và cho rằng đây có thể là một cửa sông dưới lớp băng", nhà vật lý biển Craig Stevens cho hay.
  • Mot 'the gioi la' an minh duoi lop bang Nam Cuc-Hinh-5
    Các chuyên gia đã sử dụng một đường ống nước nóng khoan thẳng xuyên qua lớp băng dày gần 500m để tiếp cận dòng sông chảy bên dưới lớp băng dày ở Nam Cực.
  • Mot 'the gioi la' an minh duoi lop bang Nam Cuc-Hinh-6
    Nhờ đó, các chuyên gia có phát hiện bất ngờ. Thông qua máy ảnh nhỏ được thả xuống lỗ khoan trên, họ nhận thấy có những động vật chân đốt, sinh vật nhỏ cùng dòng giống như tôm hùm, cua và ve sinh sống ở dòng sông.
  • Mot 'the gioi la' an minh duoi lop bang Nam Cuc-Hinh-7
    "Những động vật này bơi xung quanh máy ảnh của chúng tôi đồng nghĩa với việc có một hệ sinh thái quan trọng đang diễn ra ở đó. Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm bằng cách phân tích mẫu nước để xác định chất dinh dưỡng", nhà vật lý biển Craig Stevens nói.
  • Mot 'the gioi la' an minh duoi lop bang Nam Cuc-Hinh-8
    Với việc phát hiện hệ sinh thái phong phú bên dưới Nam Cực, các chuyên gia suy đoán những loài sinh vật đó có thể tồn tại được ở môi trường khắc nghiệt này là nhờ chất carbon hữu cơ được sản xuất do vi khuẩn cổ và vi khuẩn hiếu khí sử dụng các hợp chất amoni, nitrit và lưu huỳnh.
  • Mot 'the gioi la' an minh duoi lop bang Nam Cuc-Hinh-9
    Một số vi khuẩn hiếu khí có khả năng phân hủy các nền cacbon hữu cơ phức tạp, có thể có nguồn gốc từ cacbon cố định tại chỗ và các chất hữu cơ được đưa qua từ các vùng nước khác bên dưới sông băng.
  • Mời độc giả xem video: Sinh vật “lạ” cắn phá vườn dừa một cách bí ẩn. Nguồn: THDT.
Tâm Anh (theo LS)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN