Ralph Lauren
Từ lâu, nền kinh tế tuần hoàn trong ngành thời trang đã hướng đến việc tái chế các nguyên liệu đầu vào. Thời trang golf cũng không nằm ngoài xu thế ấy.
Năm 2016, nếu như các ông lớn như Adidas, Nike, Speedo đã thành công trong việc ứng dụng nguyên liệu tái chế từ rác thải nhựa để sản xuất những dụng cụ thể thao trứ danh của mình thì nay, Ralph Lauren tiếp tục làm điều đó. Ralph Lauren đang mở rộng việc sử dụng vải Polyester tái chế (loại vải được làm từ sợi Polyester tái chế, chủ yếu từ chai nước đã qua sử dụng, rửa sạch rồi cắt thành những miếng nhỏ, đưa vào quá trình nung nóng và kéo thành sợi) để tạo nên ba loại vải áo golf cho năm 2020: lightweight airflow, featherweight airflow và airtech pique.
Theo ước tính, khi mỗi chiếc áo golf hoàn thành, bảy chai nhựa sẽ được tái chế. Ngoài ra, công ty còn tập trung vào việc duy trì chất lượng và hiệu suất bằng cách đưa từng mặt hàng qua các quy trình kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo các vật liệu bền vững được giữ vững trong suốt chu trình. Mục tiêu đến năm 2025, Ralph Lauren sẽ cung cấp 100% Polyester tái chế cho tất cả các sản phẩm Poly.
Bộ sưu tập Nike Victory
Nike đã thiết kế lại BST Victory Collection để bao gồm cả vải và sợi Polyester tái chế. Mỗi chiếc áo golf Nike Dri-fit Victory (giá 55 USD) 100% được làm bằng vải Polyester tái chế từ chai nhựa thu thập từ các bãi thải. Nike ước tính họ đã thu mua lại hơn 6 tỷ chai nhựa từ khi bắt đầu sáng kiến vào năm 2010.
Ngoài áo golf Victory, có 6 sản phẩm trong bộ sưu tập golf dành cho nam được sản xuất với ít nhất 50% vật liệu bền vững, bao gồm cả Therma Repel Half-zip (giá 70 USD) , Nike Polo (75 USD) và Dri-Fit Tiger Woods Polo (85 USD).
Bên cạnh đó, để chào mừng Waste Management Phoenix Open lần thứ 82, Nike đã hợp tác với cửa hàng giày dép có trụ sở tại Phoenix, Manor để phát hành Bộ sưu tập Victory từ ngày 29/1.
Puma đã cho ra mắt BST lấy cảm hứng từ Waste Management để kỷ niệm chiến thắng của Rickie Fowler tại Phoenix. Công ty đã phát hành sáu chiếc mũ (giá 35 USD cho mỗi chiếc) được thiết kế bằng vật liệu tái chế. Những chiếc mũ có chủ đề xoay quanh rượu sâm banh, cảm hứng sau câu nói của Fowler vào năm 2019: “Rượu Sâm banh ngon hơn rất nhiều sau khi bạn giành chiến thắng!”
|
Fowler nâng Sâm banh ăn mừng chiến thắng tại Waste Management Phoenix Open 2019
|
Adidas
Ông lớn Adidas là một thương hiệu khác cam kết trở thành một công ty bền vững hơn. Năm 2020, Adidas tập trung vào việc bảo tồn nước, giảm chất thải và nâng cao hiệu quả năng lượng. Thay thế bông thông thường bằng 100% cotton là ưu tiên hàng đầu của thương hiệu toàn cầu này. Đến năm 2024, mục tiêu đó là chỉ sử dụng Polyester tái chế trong mỗi sản phẩm Poly.
Adicross Anorak (giá bán 120 USD) là một sản phẩm thời trang cũng có thiết kế bền vững. Nó được làm bằng Polyester tái chế có lớp phủ chống thấm nước thân thiện với trái đất. Mỗi chiếc áo khoác được sản xuất với hiệu quả vải tối đa, tức là các nhà thiết kế hình dung trong tâm trí sao cho lãng phí ít vải nhất trên mỗi vết cắt.
Thương hiệu Swannies đã làm việc với một công ty có tên là Repreve để ra mắt một chiếc áo golf được làm từ sợi recycled performance fiber. Chúng vẫn có tất cả những đặc tính như thấm hút độ ẩm, kiểm soát mùi và mang lại cảm giác nhẹ nhàng, ấm cúng.