Chùm ảnh những đôi mắt to đầy ám ảnh của các loài linh trưởng
Trong thế giới linh trưởng, các họ Trố mắt (Tarsiidae), Vượn thỏ (Galagidae), Cu li (Lorisidae) có đặc điểm chung là hoạt động về đêm, có đôi mắt rất to trên cơ thể nhỏ xíu.
T.B (tổng hợp)
-
Trố mắt Philippines (Tarsius syrichta) dài 8-16 cm, là loài động vật đặc hữu ở một số sinh cảnh rừng mưa và cây bụi Philippines. Loài linh trưởng này có đôi mắt lớn nhất so với kích thước cơ thể trong tất cả các loài thú.
-
Trố mắt Horsefield (Tarsius bancanus) dài 8-17 cm, phân bố ở rừng mưa nhiệt đới trên các đảo Sumatra và Borneo. Loài này thích nghi với việc bám và nhảy từ thân cây này sang thân cây khác.
-
Vượn thỏ Senegal (Galago senegalensis) dài 12-20 cm, phân bố rộng ở các vùng rừng xavan khô hạn Trung Phi và một số vùng ở Đông Phi. Chúng rửa tay bằng nước tiểu để bám chắc hơn và lưu dấu trên đường di chuyển.
-
Vượn thỏ Demidoff (Galago demidoff) dài 10-13 cm, sinh sống ở rừng mưa Tây và Trung Phi. Có sức chống chịu tốt, chúng có thể sống trong những khu vực bị suy thoái môi trường ở một mức độ nhất định.
-
Vượn thỏ Moholi (Galago moholi) dài 14-17 cm, sống trong các nhóm nhỏ ở phía Nam châu Phi. Như các họ hàng vượn thỏ khác, chúng nhảy trong rừng một cách uyển chuyển và nhanh nhẹn bằng chân sau dài.
-
Cu li gầy đỏ (Loris tardigradus) dài 15-25 cm, là động vật bản địa Sri Lanka. Loài linh trưởng nhỏ này thường di chuyển một cách chậm rãi qua tán rừng rậm bằng các chi dài, gầy nhẳng.
-
Cu li lớn (Nycticebus coucang) dài 26-38 cm, cư trú trong rừng nhiệt đới Đông Nam Á. Ưa thích những tán cây rậm rạp của rừng nhiệt đới, loài này có tỷ lệ trao đổi chất cực kỳ thấp so với các loài động vật có vú khác cùng kích thước.
-
Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) dài 15-25 cm, sinh sống ở các khu rừng mưa và rừng tre nứa nhiệt đới ở Lào, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc. Như các họ hàng, chúng di chuyển rất chậm, ban ngày thường ngủ trong tư thế cuộn tròn, giấu đầu dưới hai cánh tay.
-
Vượn gấu (Perodicticus potto) dài 30-40 cm, sống trong rừng mưa ở châu Phi xích đạo. Loài linh trưởng nhút nhát này có tấm che bằng xương ở gáy giúp chúng tránh khỏi các cú cắn của kẻ săn mồi.
-
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng/VTV4.
T.B (tổng hợp)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile