Giới phân tích “soi” số phận Bạc Hy Lai

(Kiến Thức) - Giới phân tích cho rằng, xét xử một “yếu nhân” như Bạc Hy Lai không thuộc thẩm quyền của một tòa án thành phố, mà là chuyện “quốc gia đại sự”.

Bị cáo Bạc Hy Lai trong phiên tòa xét xử tại thành phố Tế Nam.22/8/2013.
Bị cáo Bạc Hy Lai trong phiên tòa xét xử tại thành phố Tế Nam.22/8/2013.

Những bước thăng trầm của Bạc Hy Lai

Cựu Ủy viên Bộ chính trị ĐCS TQ Bạc Hy Lai từng là một trong những chính khách hàng đầu ở Trung Quốc. Là con trai của “khai quốc công thần” Bạc Nhất Ba - một đồng chí thân cận của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, ông thuộc tầng lớp lãnh đạo “cha truyền, con nối”. Bạc Hy Lai từng giữ chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh, thành phố lớn nhất Trung Quốc với khoảng 30 triệu dân, và có tham vọng lọt vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị 7 thành viên, cơ quan quyền lực nhất Trung Quốc.
Bị Trung ương đẩy về địa phương, Bạc Hy Lai biến Trùng Khánh thành bàn đạp cho những tham vọng chính trị của mình. Ông đã cho xây dựng nhà xã hội cho người nghèo và đề cao “Văn hóa Đỏ” ở Trùng Khánh. “Mô hình Trùng Khánh” của Bạc Hy Lai đã có tiếng vang ở trong và ngoài nước.
Chiến dịch “đả hắc” do Bạc Hy Lai điều hành ám chỉ rằng những người tiền nhiệm đều là “quan tham”, nhưng khốn nỗi đây lại là những người được lãnh đạo thời đó là Hồ Cẩm Đào ưu ái. Không những thế, Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai còn dám cho nghe lén Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Giáo sư khoa học chính trị Andrew Nathan của nhận xét: “Bạc Hy Lai đã phá vỡ truyền thống là bảo vệ sự thống nhất trong đảng và không được bộc lộ mâu thuẫn nội bộ. Ông này đã tìm cách đề cao uy tín cá nhân ở thành phố Trùng Khánh”. Đây chính là điều khiến cho Bắc Kinh cảnh giác, đề phòng.
Sự sụp đổ của Bạc Hy Lai trong tháng 3/2012 đã gây chấn động lớn trên chính trường Trung Quốc và tác động mạnh đến quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo cuối năm ngoái.
Bị cáo buộc nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và tham nhũng, cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh bị đưa ra xét xử ngày 22/8 Tòa án Nhân dân Trung cấp Tế Nam.
Tháng 8/2012, vợ của Bạc Hy Lai là bà Cốc Khai Lai đã bị đưa ra xét xử ở thành phố Hợp Phì với tội danh sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood và bị tuyên án tử hình hoãn thi hành án 2 năm.
Tân Hoa Xã đưa tin Bạc Hy Lai "đã lợi dụng chức vụ” để kiếm lợi cho những người thân thuộc và nhận một số lượng rất lớn “tiền bạc, tài sản”. Bạc Hy Lai cũng bị cáo buộc chuyển tiền ra nước ngoài, với sự giúp đỡ của doanh nhân người Anh Neil Heywood.
Tham nhũng đang trở thành một đại dịch ở Trung Quốc và nhiều quan chức Trung Quốc đã dính phải “viên đạn bọc đường” này.
Số phận "đã an bài”?
Giới phân tích cho rằng số phận của Bạc Hy Lai “đã được an bài” và ông này chắc chắn sẽ bị Tòa án Tế Nam phán quyết là có tội.
Vụ bê bối Bạc Hy Lai rơi đúng vào thời điểm nền kinh tế Trung Quốc chững lại một cách nguy hiểm. Chính vì thế, ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh là khép lại vụ này càng nhanh càng tốt. Giới chuyên môn dự đoán Bạc Hy Lai có thể bị kết án từ 15 năm tù đến án chung thân, nhưng phải chờ đến tháng 9/2013 mới công bố bản án.
Bà Margaret Lewis, một chuyên gia về pháp luật Trung Quốc ở New Jersey, Mỹ, nói: "Ông Bạc Hy Lai chắc chắn sẽ bị phán là có tội về một số tội danh, nếu không phải là tất cả các cáo buộc chống lại ông”. Bà này cho rằng xác suất ông Bạc bị phán là có tội cao tới 99% và nói: “Ban lãnh đạo Trung Quốc không bao giờ chuyển trường hợp Bạc Hy Lai từ xử lý kỷ luật đảng sang truy tố hình sự, nếu không có một phán quyết có tội rõ ràng”.
Giáo sư Steve Tsang, chuyên nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Nottingham, cũng nhận xét: “Phiên tòa xét xử một nhân vật quan trọng như Bạc Hy Lai không phải là chuyện để cho các thẩm phán quyết định. Bản án phải được Thường vụ Bộ Chính trị nhất trí sau những cuộc bàn luận căng thẳng”.
Các vụ án lớn ở Trung Quốc kể từ năm 1980
Vụ xét xử “Bè lũ 4 tên” là vụ án chính trị lớn nhất Trung Quốc kể từ năm 1980 trở lại đây. Trong số các bị cáo có Giang Thanh là vợ của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Bị cáo Giang Thanh trong phiên tòa xét xử "Bè lũ 4 tên" năm 1980.
Bị cáo Giang Thanh trong phiên tòa xét xử "Bè lũ 4 tên" năm 1980.
Phiên tòa được phát sóng qua truyền hình này có hơn 800 người và 300 nhà báo dự khán. Bà Giang Thanh đã chống lại các cáo buộc, nhiều lúc khóc nức nở và có lúc còn bị đưa ra khỏi phòng xử. “Tứ nhân bang” (bè lũ 4 tên) đã gây ra rất nhiều căm phẫn trong dân chúng và người dân muốn họ bị trừng trị.
Vụ tiếp theo là vụ xét xử cựu Bí thư Thành ủy Bắc Kinh đồng thời là Ủy viên Bộ Chính trị Trần Hy Đồng năm 1998. Sau một phiên tòa ngắn ngủi, ông Trần Hy Đồng bị kết tội là đã biển thủ công quỹ để xây dựng các biệt thự sang trọng và tham ô nhiều món đồ đắt giá.
Phiên tòa xử Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ năm 2008 cũng diễn ra theo một mô-típ tương tự. Ông này hiện vẫn ngồi tù, sau khi bị buộc tội nhận hối lộ 340.000 USD và lạm dụng chức vụ. Có người cho rằng cái tội lớn nhất của ông Trần Lương Vũ là "bất tuân thượng lệnh".

Ngày xét xử đầu tiên: Bạc Hy Lai phản cung

(Kiến Thức) - Cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã phản cung tại phiên xét xử hôm nay, phủ nhận cáo buộc về tội nhận hối lộ.

Trong ngày xét xử đầu tiên, bị cáo Bạc Hy Lai đã phản cung và bác bỏ cáo buộc nhận hối lộ.
Trong ngày xét xử đầu tiên, bị cáo Bạc Hy Lai đã phản cung và bác bỏ cáo buộc nhận hối lộ.
Bị cáo Bạc Hy Lai phủ nhận những cáo buộc nói rằng ông đã nhận hối lộ hơn 1 triệu nhân dân tệ từ doanh nhân Đường Tiểu Lâm ở thành phố Đại Liên và cho rằng trước đây ông đã phải "thừa nhận trái với ý muốn của mình" trong quá trình thẩm vấn của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương ĐCS TQ.

Vụ án Bạc Hy Lai đang đến hồi kết?

(Kiến Thức) - Sau gần 18 tháng gây chấn động trên chính trường Trung Quốc, vụ bê bối Bạc Hy Lai sắp đến hồi kết thúc.

Một số nhân vật chính liên đới đến vụ bê bối Bạc Hy Lai.
Một số nhân vật chính liên đới đến vụ bê bối Bạc Hy Lai.
Bạc Hy Lai đã không xuất hiện trước công chúng kể từ tháng 3/2012 và chắc chắn ông này sẽ bị tòa án phán quyết là có tội.

Thế giới sẽ ra sao, nếu Kênh Suez bị đóng cửa?

(Kiến Thức) - Đây là vấn đề khiến cho cả thế giới nơm nớp lo âu, khi bạo loạn đang có nguy cơ biến thành nội chiến nhấn chìm đất nước Ai Cập.

Kênh Suez là tuyến đường hàng hải huyết mạch nối liền Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương.
Kênh Suez là tuyến đường hàng hải huyết mạch nối liền Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương.
Chính quyền quân sự Ai Cập có thể đóng cửa Kênh đào Suez - hoặc đe dọa làm như vậy - trong một nỗ lực thúc ép để có thêm viện trợ từ các nước phương Tây. Hoặc những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Mursi có thể phát động các cuộc tấn công làm gián đoạn việc tàu bè qua lại Kênh Suez. Các cuộc biểu tình của tổ chức “Anh em Hồi giáo” đang biến thành một cuộc nổi dậy và tấn công vào cơ sở hạ tầng có thể trở thành một phần trong kế hoạch lật đổ chính phủ quân sự của tổ chức này.