Giáo hội Nga cảnh báo về 'Ngày tận thế'

Theo Đức Thượng phụ Kirill, trí tuệ nhân tạo có thể gây ra mối đe dọa đến sự tồn tại của con người.

Đức Thượng phụ Kirill, người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga, đã cảnh báo về những thách thức mà sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra cho nhân loại.

Lãnh đạo nhà thờ đã đưa ra phát biểu này tại diễn đàn 'Văn hóa thế kỷ 21: Chủ quyền hay toàn cầu hóa?' ở St. Petersburg vào ngày 11/9.

“Nếu nhân loại mất đi đức tin tôn giáo, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ phát triển gắn liền với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo, thì chúng ta thực sự đang bước vào kỷ nguyên Ngày tận thế”, Đức Thượng phụ nói.

Kirill tuyên bố rằng sự phát triển của nhân loại chỉ có thể tồn tại khi đức tin và ý thức đạo đức của con người ngày càng tăng lên, sự phát triển của công nghệ có thể gây những hậu quả khủng khiếp vì đánh mất đi những điều quan trọng đó.

Giao hoi Nga canh bao ve 'Ngay tan the'

Giáo hội Nga cảnh báo về 'Ngày tận thế'. Ảnh: Getty Images

“Chúng ta đang tiến gần đến thời kỳ tận thế, đây là điều mà tất cả chúng ta cần hiểu rõ. Và cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng có thể xảy ra này là phải có đức tin”, Đức Thượng phụ nhấn mạnh.

Đức Thượng phụ cảnh báo rằng AI có thể gây ra mối nguy hiểm thực sự cho sự tồn tại của nhân loại nếu nó đạt đến mức độ tự cải thiện.

Ông chia sẻ thêm: "mặc dù có những câu chuyện kinh dị về thế giới phản địa đàng, khi trí tuệ nhân tạo nắm quyền kiểm soát toàn bộ nhân loại nhưng đến nay mọi thứ liên quan đến trí tuệ nhân tạo vẫn chưa được hiểu và hiện thực hóa đầy đủ".

Người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga không phải là người duy nhất cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn của sự phát triển nhanh chóng của AI. Vào tháng 6, người đứng đầu Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng Francis, đã phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Ý rằng AI là một "công cụ thú vị và đáng sợ" cần sự giám sát chặt chẽ của con người.

Vào năm 2023, một nhóm các nhà lãnh đạo trong ngành, bao gồm OpenAI, Google DeepMind, Anthropic và nhiều công ty khác, đã cảnh báo rằng công nghệ mà họ đang phát triển một ngày nào đó có thể gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại và có thể gây chết người như đại dịch và vũ khí hạt nhân.

 

Các trường ĐH hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng của bão lũ

Hiện nhiều trường đại học khu vực phía Bắc đã có phương án hỗ trợ sinh viên ở những khu vực đang chịu ảnh hưởng của bão số 3 Yagi.

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của bão lũ, để đảm bảo việc học của sinh viên ở những khu vực đang bị ngập lụt, sạt lở, chia cắt… nhiều trường đại học khu vực phía Bắc đã chuyển sang học online cũng như có phương án hỗ trợ sinh viên ở những khu vực đang chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Cac truong DH ho tro sinh vien bi anh huong cua bao lu
Giảng viên và nhân viên Trường Đại học Y tế công cộng dọn dẹp cây gãy đổ sau bão số 3. 

Chiều 13/9, Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết nhà trường đã hỗ trợ 46 triệu đồng cho sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Thông qua rà soát, nhà trường thống kê 12 gia đình của sinh viên đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3 và hoàn lưu bão.

Khoản hỗ trợ 46 triệu đồng được gửi đến 12 sinh viên theo mức cụ thể như sau: 2 triệu đồng (7 sinh viên), 4 triệu đồng (3 sinh viên), 10 triệu đồng (2 sinh viên). Riêng viên chức, người lao động tại trường, Công đoàn Đại học Kinh tế - Luật sẽ có chính sách hỗ trợ riêng.

Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đã thông báo chính sách hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng do bão lũ ở khu vực miền Bắc. Theo đó, Đại học Kinh tế Quốc dân quyết định hỗ trợ sinh viên các khóa, hệ chính quy có gia đình bị thiệt hại với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/sinh viên. Từ ngày 11-20/9, sinh viên có thể đăng ký theo đường link của nhà trường cung cấp. Sau đó, nhà trường sẽ chuyển khoản tiền hỗ trợ vào tài khoản của sinh viên.

Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải cũng đưa ra chính sách hỗ trợ tương tự cho giảng viên, sinh viên bị ảnh hưởng bởi mưa bão. Cụ thể, nhà trường thông báo trích quỹ phúc lợi để hỗ trợ gia đình 3 giảng viên ở Thái Nguyên có nhà bị sập, mức hỗ trợ mỗi gia đình là 10 triệu đồng. Với những trường hợp sinh viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão và hoàn lưu sau bão trên cơ sở báo cáo của các khoa, phòng chức năng và rà soát của trường, các bạn được hỗ trợ 5 triệu đồng/sinh viên.

TS Trần Khắc Thạc, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủy Lợi cho biết, nhà trường cũng đã tiến hành khảo sát online những sinh viên thuộc khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 3 để lên phương án hỗ trợ.

“Theo thống kê sơ bộ, trường có khoảng gần 50 sinh viên có gia đình sinh sống ở khu vực chịu hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Trong đó nhiều nhất là sinh viên khu vực vùng núi phía Bắc và một số ở các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh…”, TS Trần Khắc Thạc cho biết.

Đại diện Trường đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, Trường đang triển khai các biện pháp thiết thực hỗ trợ sinh viên thuộc các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do đợt bão lũ vừa qua gây ra. Trước mắt, toàn trường chuyển sang học online đến hết ngày 15/9. Hiện Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên, các Khoa đang rà soát danh sách các sinh viên để hỗ trợ các em từ quỹ học sinh sinh viên vùng khó khăn của nhà trường.

Đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin, có khoảng 100 sinh viên đã chia sẻ thông tin với trường về việc bị ảnh hưởng do bão, các em xin trợ cấp nhu yếu phẩm, chỗ ở tạm, laptop… Ban công tác sinh viên và Đoàn Thanh niên trường đã liên hệ với từng sinh viên để trợ, bố trí chỗ ở trong ký túc xá, gửi đồ ăn, nước uống, cho mượn laptop.

Ngoài ra, những sinh viên có gia đình chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão, nhà trường cũng đã hướng dẫn các em đăng ký học bổng Trần Đại Nghĩa. Với học bổng này, sinh viên sẽ có 2 mức hưởng là 50% và 100% học phí mỗi học kỳ.

Đại học Ngoại thương bước đầu ghi nhận 80 sinh viên mà gia đình bị nước lũ cô lập, thiệt hại về tài sản, việc di chuyển từ nhà đến trường khó khăn...

Về học tập, nhà trường tổ chức học online. Thầy cô cũng có những điều chỉnh để những em này thuận lợi, vững tâm trong khi vừa học, vừa khắc phục khó khăn của gia đình.

Với các hoạt động khác, trường sắp xếp linh hoạt cho sinh viên. Ngoài ra, các khoa, viện trong trường tiếp nhận các đề xuất riêng để hỗ trợ kịp thời. Trường cho biết sẽ hỗ trợ tài chính cho những sinh viên rơi vào tình huống khó khăn.

Nhiều trường khác như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học mở Hà Nội cũng đang thu thập thông tin của sinh viên để lên phương án hỗ trợ, gồm cả mặt học tập và tài chính.

Xót xa vùng trồng đào Nhật Tân mất trắng sau lũ

"Ông trời không cho thì biết phải làm sao bây giờ!" - người trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) bày tỏ khi hàng trăm vườn cây cảnh bị nước sông Hồng nhấn chìm.

Xot xa vung trong dao Nhat Tan mat trang sau lu

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn, nước sông từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt ở nhiều khu vực gần sông. 

Xot xa vung trong dao Nhat Tan mat trang sau lu-Hinh-2

Sau những ngày mưa nhiều, ngập lụt lớn, đến hôm nay trời nắng to, nhiệt độ từ 30 đến 33 độ C, nước sông Hồng rút dần, tại các vườn đào Nhật Tân, các vệt nước ngập còn đọng lại ở các lối ra vào vườn.