Giải mã thành phố “quỷ khóc ma gào” ở TQ

Tại Tân Cương, Trung Quốc có một nơi được mệnh danh là thành phố ma quỷ, bởi tiếng ma kêu quỷ khóc thường vang lên tại đây những hôm xấu trời.

Xứ sở của những âm thanh rùng rợn
Đó chính là "thành phố cổ" Moguicheng, một khu vực bị lãng quên, mang một vẻ đẹp bí ẩn và hoang dã, với vô số gò đồi cao thấp khác nhau, trông giống như những tòa lâu đài ở phương Tây thời Trung cổ.
Moguicheng theo tiếng địa phương có nghĩa là thành phố của quỷ, cũng bởi tuy không một bóng người nhưng nơi đây luôn náo nhiệt bởi vô số âm thanh kỳ lạ.
Vào những ngày đẹp trời, nếu thả bước ở Moguicheng, bạn sẽ nghe vẳng bên tai những giai điệu tuyệt vời như có hàng vạn chiếc chuông gió đang cùng lúc phát ra âm thanh trong làn gió nhẹ, hay như hàng vạn cây đàn đang cùng tấu khúc nhạc đồng quê, nghe thật thư thái và yên bình.
Moguicheng trông như một thành phố cổ với những tòa lâu đài hoang phế.
 Moguicheng trông như một thành phố cổ với những tòa lâu đài hoang phế.
Thế nhưng sẽ thật đáng sợ nếu bạn tới Moguicheng đúng vào những hôm thiên nhiên “khó ở”, trời đất tối sầm, gió lốc nổi lên, cát bay tung tóe… Giữa khung cảnh giống như cơn thịnh nộ của quỷ thần ấy là những âm thanh ghê rợn: tiếng khóc thét của trẻ sơ sinh, tiếng cười như xé vải của người đàn bà, tiếng hổ gầm, ngựa hú, tiếng chửi mắng nhau, tiếng rao hàng, tiếng ma kêu quỷ khóc…
Tất cả những âm thanh náo động như thể có cả một thành phố lắm người nhiều ma đó lại ngập tràn ở một chốn không người, âm u, lạnh lẽo, vì thế càng trở nên ghê rợn.
 
Sự huyền bí, đáng sợ của Moguicheng còn nằm ở mật độ xuất hiện dày đặc của những phiến đá với vô số hình thù kỳ dị, nhiều màu sắc như đỏ, cam, xanh, trắng…, trong đó nhiều phiến đá có hình ác quỷ nhe răng như đang dọa người.
Giải mã tiếng quỷ khóc, ma gào
Để tìm hiểu tại sao lại có những âm thanh sởn gai ốc kia, các nhà khoa học đã đến khảo sát, nghiên cứu và rút ra kết luận: không có ma quỷ nào hết. Tất cả đều có thể giải thích bằng các kiến thức địa chất: Những cơn gió cực mạnh của vùng sa mạc Tân Cương chính là nguồn cơn của những ấn tượng quỷ khốc thần sầu kia.
Địa tầng của Moguicheng được tạo thành bởi những lớp đá trầm tích từ đại Cổ sinh, với độ dày mỏng, rắn lỏng khác nhau. Khí hậu sa mạc khắc nghiệt ngày nóng như thiêu như đốt, đêm rét dưới nhiệt độ nước đóng băng khiến nền đá ở đây liên tục chịu đựng sự thay đổi lớn và đột ngột về nhiệt, cứ phải nở ra và co lại thường xuyên, dẫn đến đứt vỡ, tạo ra trong lòng nó vô số lỗ thủng, kẽ nứt, những đường thông như ống thông gió len lỏi trong địa tầng.
Tân Cương là nơi nổi tiếng với những cơn gió cực mạnh. Moguicheng lại là điểm gặp nhau của rất nhiều nguồn gió: gió sa mạc, gió bồn địa Dzungaria, cùng với gió từ vùng sa mạc Trung Á thổi đến. Sức gió rất dễ đạt đến cấp 10 – 12, thổi tung không chỉ cát mà cả đất đá, sỏi, mà khi đập vào bề mặt nham thạch, cộng với tác động của nước khi có mưa, qua một thời gian dài đã tạo nên những vách đá hình thù kỳ dị, độc đáo.
 
Nhờ đó, Moguicheng trông như một thành phố cổ hoang phế, với trùng trùng điệp điệp những “tòa kiến trúc” đứng san sát nhau trông như đền đài vọng các, kim tự tháp, những cột đá nguy nga, những thành lũy đồ sộ bên các lối mòn, những mê cung quanh co gấp khúc sâu hun hút… Chính vì vậy mà Moguicheng được gọi là “thành phố” dù nó thực sự là chốn hoang dã, hoàn toàn không phải nơi dân cư.
Và những âm thanh quỷ khốc thần sầu mà người ta nghe được ở Moguicheng vào những hôm gió lớn cũng được các nhà khoa học giải thích là do tác động của những cơn gió, lốc, cuốn theo cát đá, khi xuyên qua khoảng trống giữa những phiến nham thạch, cũng như trong lòng nham thạch. Và vào những hôm đẹp trời, gió vi vu thổi, âm thanh mà khách qua đường nghe được sẽ nhẹ nhõm, du dương…
 
Chính gió khiến cho Moguicheng như quỷ thần muôn mặt, biến ảo khôn lường, khi thì tạo nên cảnh thiên đường với khúc nhạc thiên thai, chẳng những âm thanh tuyệt vời mà cảnh trí cũng vô cùng quyến rũ, để rồi tất cả bỗng biến mất, khi cảnh sắc ghê rợn thì âm thanh ngập tràn “thành phố” cũng ghê rợn theo, tất cả mang sắc màu ma quỷ, cứ như cảnh đẹp trước đó chỉ là do quỷ vương hóa phép tạo ra để lừa người….
Nói Moguicheng là sản phẩm của quỷ vương cũng đúng, nếu ta hiểu quỷ thần như là lực lượng thiên nhiên, bởi chính các lực lượng thiên nhiên khi tác động với nhau đã tạo nên đặc điểm lạ lùng mà kỳ thú của “thành phố”. Nét độc đáo đó không chỉ gây sợ hãi mà còn rất quyến rũ, thu hút sự tò mò. Chính vì vậy, thành phố ma quỷ này được dân ghiền du lịch đánh giá là một trong những điểm đến huyền bí và hấp dẫn nhất.

“Rùng mình” 8 địa điểm ma ám nổi tiếng Bắc Kinh

(Kiến Thức) - Bạn sẽ có cảm giác "lạnh sống lưng" nếu từng đặt chân tới 8 địa điểm nổi tiếng ma mị, kỳ quái ngay giữa lòng Bắc Kinh này.

Tử Cấm Thành có lịch sử tồn tại hơn 600 năm. Dưới vương triều nhà Minh và nhà Thanh, rất nhiều người đã chết ở đây vì vi phạm luật lệ chốn thâm cung hay bởi những lý do khác như tranh giành quyền lực. Hiện, di tích này trở thành điểm tham quan số một của du khách mỗi lần đến Bắc Kinh. Nhân viên an ninh đã làm nhiệm vụ bảo vệ tại đây từ cuối những năm 1940. Một số người khẳng định đã gặp những hiện tượng kỳ lạ trong Tử Cấm Thành như nhiều động vật lạ lùng xuất hiện và đi lại vào ban đêm hay có một phụ nữ vận đồ trắng khóc lóc và đi bộ tại đó.
Tử Cấm Thành có lịch sử tồn tại hơn 600 năm. Dưới vương triều nhà Minh và nhà Thanh, rất nhiều người đã chết ở đây vì vi phạm luật lệ chốn thâm cung hay bởi những lý do khác như tranh giành quyền lực. Hiện, di tích này trở thành điểm tham quan số một của du khách mỗi lần đến Bắc Kinh. Nhân viên an ninh đã làm nhiệm vụ bảo vệ tại đây từ cuối những năm 1940. Một số người khẳng định đã gặp những hiện tượng kỳ lạ trong Tử Cấm Thành như nhiều động vật lạ lùng xuất hiện và đi lại vào ban đêm hay có một phụ nữ vận đồ trắng khóc lóc và đi bộ tại đó.  
Gongwangfu hay còn gọi là biệt thự của Hoàng tử nằm trên phố Liuyin, huyện Xicheng thuộc sở hữu của quan tham nổi tiếng dưới triều đại nhà Thanh là He Shen. Người này có tới 80 người vợ. Trong đó, người vợ được ông ta sủng ái nhất có tên Feng Shi đã bị ốm sau khi con trai út của họ qua đời trong một trận chiến chống lại phiến quân. Quan tham này đã mời các nhà sư tới cầu nguyện để sức khỏe của Feng Shi mau chóng bình phục. Hiện, vào mỗi đêm khuya vắng, người ta lại nghe thấy tiếng than khóc của người phụ nữ vang vọng trong ngôi nhà. Ngay cả nhân viên bảo vệ tại đây cũng khẳng định đã nhìn thấy ma nữ mặc bộ đồ màu trắng đi lang thang xung quanh khu vườn.
Gongwangfu hay còn gọi là biệt thự của Hoàng tử nằm trên phố Liuyin, huyện Xicheng thuộc sở hữu của quan tham nổi tiếng dưới triều đại nhà Thanh là He Shen. Người này có tới 80 người vợ. Trong đó, người vợ được ông ta sủng ái nhất có tên Feng Shi đã bị ốm sau khi con trai út của họ qua đời trong một trận chiến chống lại phiến quân. Quan tham này đã mời các nhà sư tới cầu nguyện để sức khỏe của Feng Shi mau chóng bình phục. Hiện, vào mỗi đêm khuya vắng, người ta lại nghe thấy tiếng than khóc của người phụ nữ vang vọng trong ngôi nhà. Ngay cả nhân viên bảo vệ tại đây cũng khẳng định đã nhìn thấy ma nữ mặc bộ đồ màu trắng đi lang thang xung quanh khu vườn.

Vụ khủng bố sinh học kinh hoàng nước Mỹ 1984

(Kiến Thức) - Vụ tấn công của giáo phái Rajneeshee được coi là vụ khủng bố sinh học lớn đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ thế kỷ 20.

Năm 1984, thành phố Dalles ở quận Wasco, bang Oregon của Mỹ đã xảy ra một vụ khủng bố sinh học quy mô lớn do nhóm tôn giáo Rajneeshee thực hiện trong một mưu đồ giành quyền kiểm soát chính quyền địa phương. Ảnh: Các tín đồ Rajneeshee hành lễ.
Năm 1984, thành phố Dalles ở quận Wasco, bang Oregon của Mỹ đã xảy ra một vụ khủng bố sinh học quy mô lớn do nhóm tôn giáo Rajneeshee thực hiện trong một mưu đồ giành quyền kiểm soát chính quyền địa phương. Ảnh: Các tín đồ Rajneeshee hành lễ.
Giáo phái Rajneeshee được sáng lập bởi bậc thầy tâm linh nổi tiếng người Ấn Độ Osho (1931 –1990). Trong năm 1981, ông Osho chuyển sang định cư ở Mỹ và các đệ tử của ông đã thành lập một cộng đồng quốc tế ở đây, nó có tên là Rajneeshpuram, thuộc bang Oregon.
Giáo phái Rajneeshee được sáng lập bởi bậc thầy tâm linh nổi tiếng người Ấn Độ Osho (1931 –1990). Trong năm 1981, ông Osho chuyển sang định cư ở Mỹ và các đệ tử của ông đã thành lập một cộng đồng quốc tế ở đây, nó có tên là Rajneeshpuram, thuộc bang Oregon.