Giải mã những "ẩn số vàng" của cửa Ngọ Môn

Lăng Thiên Ngọ và cửa Ngọ Môn đều được thiết kế thi công nghiêm ngặt theo phương hướng của dịch học và phong thủy học phương Đông dưới triều Nguyễn.

Nếu lăng Thiên Thọ là “ngôi nhà vĩnh cửu” đã chôn cất nhục thân của vua Gia Long, thì cửa Ngọ Môn là kiến trúc mỹ thuật đặc sắc vừa đánh thức tên tuổi của vua Minh Mạng – vì cả hai nằm trong quần thể di tích đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và trong quá khứ đều được thiết kế thi công nghiêm ngặt theo phương hướng của dịch học và phong thủy học phương Đông dưới triều Nguyễn…
Nhà địa lý Lê Duy Thanh dò tìm long mạch Huế ra sao?
Lê Duy Thanh (con trai của nhà bác học Lê Quý Đôn) là nhà nghiên cứu dịch lý và địa lý học nổi danh đầu thế kỷ 19, được vua Gia Long chỉ định tìm một cuộc đất tốt để làm chỗ xây lăng sau này cho nhà vua.
Nhận mệnh lệnh, Lê Duy Thanh phóng tầm nhìn ra xa khỏi kinh thành Huế, đi thực địa và đã 7 lần gieo quẻ, cuối cùng tìm được một vị trí tốt nhất là vùng núi Thọ Sơn có 5 triền uốn khúc như rồng cuộn từ dưới vươn lên, có 34 ngọn núi cao thấp chầu về, rải đều hai bên với 14 ngọn bên phải, 14 ngọn bên trái và 6 ngọn che chở hầu cận đằng sau.
Nghe tường trình như thế, Gia Long đích thân cưỡi voi đến tận nơi xem xét và được Lê Duy Thanh chỉ địa điểm chính thức để xây lăng mộ, Gia Long nhìn bao quát toàn cảnh, ngẫm nghĩ một lúc rồi lắc đầu, nói đây không phải nơi thích đáng mà phải tìm chỗ đất khác. Và sau đó chính nhà vua chọn cho mình một huyệt địa nằm cách đó không xa, cũng trong vùng núi Thọ Sơn, rồi cùng Lê Duy Thanh gieo quẻ. Quẻ gieo xong, nhà vua quay nhìn thẳng Lê Duy Thanh, nghiêm mặt trách, đại ý:
- Xét về long mạch và cuộc đất cát tường thuận theo cung mệnh đế vương thì nơi đây mới hợp, chẳng lẽ nào khanh không biết mà lại chọn cho trẫm một nơi không thuận hợp như trước kia. Hay là khanh đã biết mà muốn dành để cải táng hài cốt của cha ông mình vào đó?
Lăng vua Gia Long.
 Lăng vua Gia Long.
Bị quở trách, Lê Duy Thanh sợ hãi sụp lạy hồi lâu, Gia Long tha cho, không nói gì nữa và sai thái tử Đảm tức vua Minh Mạng sau này, bói quẻ bằng mu rùa lần nữa, để biết thêm về thế đất phong thủy trên.
Quẻ được giao Thượng thư bộ Lễ là Nguyễn Hữu Thân giải đoán với kết quả là “cuộc đất rất tốt và thuận hợp” nhất để xây lăng mộ vào ngày 22.3 âm lịch nhằm 11.5.1814 (trước khi vua Gia Long qua đời 6 năm). Khoảng 300 quân Sanh thiết và 274 nhân công thuộc đạo Thủy quân được điều động để xây lăng ở núi Thiên Thọ ấy. Chung quanh núi có nhiều ngọn đồi được mang các tên cát tường do nhà vua ban cho tương ứng với địa thế và thuật ngữ phong thủy. Trong vùng có 2 con suối chính đưa nước từ cao xuống.
Theo mô tả của học giả Cadière cách đây gần một thế kỷ thì con suối thứ nhất tập hợp các dòng nước chảy xuống phía bên trái của lăng, vòng qua trước mộ và trước điện Minh Thành rồi chảy ngược lại trước mộ Gia Long để “tiếp tục chảy cho đến chiếc hồ vuông nằm trước mộ mẹ Gia Long, chảy tiếp trước mộ tháp của người chị và như thế con suối liên kết hết các thành viên của gia tộc trước khi đổ đến Môi Khê nhập lại với con suối thứ hai. Nó được gọi là Hồ Dài”.
Con suối thứ hai có tên Trường Phong dẫn nước từ núi Nhuệ về Thiên Thọ, chảy dọc theo mộ Trường Phong thành hình vòng cung, nhập với Hồ Dài để “cả hai con suối đều không chảy thẳng trực diện đến mộ, mà lại thoải mái chảy vòng vòng tạo thành những hình cát triệu – chúng kéo đi xa những ảnh hưởng xấu có thể phương hại đến sự yên tĩnh của những người quá cố” (Đỗ Trinh Huệ dịch).
Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long (1729 – 1820).
Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long (1729 – 1820). 
Những điều trên cho thấy vị vua đầu triều Nguyễn không chỉ quan tâm đến vai trò địa lý, dịch học và phong thủy học trong việc tìm đất và định hướng cho các công trình kiến trúc của kinh thành Huế mà còn hết sức cẩn thận coi trọng việc xây cất lăng mộ cho mình trước khi qua đời vào ngày 3.2.1820 tại điện Trung Hòa, thọ 59 tuổi.
Ông là vị hoàng đế ứng dụng phong thủy để quyết định xây kinh thành Huế xoay mặt về hướng Đông nam, đồng thời bắt tay thực hiện nhiều công trình kiến trúc đầu tiên của đất thần kinh (kinh thành tuyệt diệu) như Thái Miếu, Triệu Miếu, Hoàng Khảo Miếu, các điện Cần Chánh, Thái Hòa, Quang Minh, Trinh Minh, Trung Hòa (Càn Thành), Hoàng Nhân (Phụng Tiên), các cung Trường Thọ (Diên Thọ), Khôn Đức (Khôn Thái) và Viện Thái y…
Nối ngôi Gia Long là vua Minh Mạng với 20 năm trị vì (1820 – 1840) đã tiếp tục hoàn chỉnh công cuộc quy hoạch, bố trí hợp lý hơn nữa khu vực Hoàng thành và Tử cấm thành, xây cung Trường Ninh (Trường Sanh), Thế Miếu, Hiển Lâm các, đúc Cửu đỉnh… Một trong các công trình do vua Minh Mạng xây được xem là tiêu biểu cho kiến trúc mỹ thuật Huế xưa và trở thành một biểu tượng của Huế là cửa Ngọ Môn.
Giải mã những “ẩn số vàng”
Trước ngày xây Ngọ Môn, vua Minh Mạng hỏi Bang tá bộ Công là Nguyễn Trung Mậu về việc chọn hướng. Nguyễn Trung Mậu tâu các kinh đô của bậc vua chúa từ xưa đều phải hướng đến phía Tây bắc – Đông nam (và Đông bắc – bắc và Tây nam – nam).
Các học giả phương Tây khi đề cập nội dung liên quan đã dẫn chứng bản đồ của Ban địa lý đầu thế kỷ 20 tỷ lệ 1/25.000 để chứng minh các điện chính của kinh thành Huế đều có trục hướng về một trong các đường Càn – Tốn, chếch gần hướng Tây bắc – Đông Nam, là một trong các hướng thích hợp theo truyền thống dịch lý học và phong thủy học phương Đông. Ngoài ra, việc chọn ngày khởi công cũng rất kỹ lưỡng. Theo sử sách triều Nguyễn ghi lại , ngày bắt đầu xây cất cửa Ngọ Môn nhằm 9/3/1833.
Lăng vua Minh Mạng.
 Lăng vua Minh Mạng.
Đây không phải là một cửa ra vào thông thường, mà được sử dụng như một lễ đài uy nghiêm vào bậc nhất triều Nguyễn, mang tổng thể kiến trúc mỹ thuật có thể chia làm hai phần. Phần trên với lầu Ngũ Phụng là nơi đọc tên các tiến sĩ đỗ đạt thời trước, nơi diễn ra các đại lễ thường niên, nơi triều đình ban lịch vào mỗi năm mới, nơi nhà vua hiện diện trong các cuộc duyệt binh và chính nơi đây cựu hoàng Bảo Đại đọc chiếu thoái vị tại lễ trao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng vào tháng 8/1945.
Phần dưới được xây trên một nền đài vững chắc, cao gần 5m, bằng đá Thanh và gạch vồ, đáy dài gần 58m và rộng hơn 27m. Đến nay điều nhiều người vẫn muốn biết: hai chữ “Ngọ Môn” nghĩa là gì? Có giải thích cho chữ “Ngọ” nhằm chỉ lúc mặt trời đứng bóng giữa trưa (thời gian). Nhưng nhà nghiên cứu Phan Thuận An bác bỏ ý đó, để cho rằng hai chữ “Ngọ Môn” mang nội hàm khác về phương hướng (không gian), vì khi xây kinh thành Huế các nhà kiến trúc thời Nguyễn đã đặt hệ thống thành quách cũng như cung điện ở vị thế “tọa càn hướng tốn” (Tây bắc – Đông nam), hướng này cũng như hướng bắc – nam.
Chân dung vua Minh Mạng in trong cuốn sách của John Crawfurd (1783-1868), xuất bản tại Luân Đôn 1828
Từ đó “đối với ngai vàng trong điện Thái Hòa được xem như vị trí trung tâm của mặt bằng tổng thể, Ngọ Môn nằm ở phía nam của nó – căn cứ trên la kinh (la bàn) của khoa địa lý phong thủy Đông phương, phía nam thuộc hướng “ngọ” nên trục “tý – ngọ” (nghĩa là bắc – nam – do đó cái cổng mới xây ở mặt trước Hoàng thành được đặt tên là Ngọ Môn”.
Đồng thời Phan Thuận An nêu ra những con số liên quan đến kiến trúc Ngọ Môn đã được các kiến trúc sư và các nhà dịch học, phong thủy học triều Nguyễn ứng dụng, tiêu biểu như con số 5 tượng trưng cho Ngũ hành hiện diện ở đây qua 5 lối đi gồm: một cửa dành cho vua đi ở giữa, hai cửa hai bên dành cho các quan văn võ, hai cửa tả dịch môn và hữu dịch môn dành cho binh lính với ngựa voi theo hầu.
Con số 9 ở hào Cửu ngũ ở Kinh dịch thể hiện ở 9 nóc lầu Ngũ Phụng. Con số 100 thể hiện ở 100 cây cột nhà ứng với số cộng của Hà đồ và Lạc thư: “Số của Hà đồ là 55 (do các số từ 1 đến 10 cộng lại: 1+2+3+4+5+6+ 7+8+9+10); số của Lạc thư là 45 (do các số từ 1 đến 9 cộng lại: 1+2+3+4+5+6+7+8+9). Như vậy, số thành của Hà đồ và Lạc thư cộng lại (55+45) là 100. Và nói đến Dịch học là phải nói đến âm dương, vì “Nhất âm nhất dương chi vị Đạo”. Số dương của Hà đồ là 25 (do các số lẻ từ 1 đến 10 cộng lại: 1+3+5+7+9); số âm của Hà đồ là 30 (do các số chẵn từ 1 đến 10 cộng lại: 2+4+6+8+10). Và, số dương của Lạc thư là 25 (do các số lẻ từ 1 đến 9 cộng lại: 1+3+5+7+9); số âm của Lạc thư là 20 (do các số chẵn từ 1 đến 9 cộng lại: 2+4+6+8 ). Hai số dương của Hà đồ và Lạc thư cộng lại là 50 (tức là 25+25); hai số âm cộng lại cũng là 50 (tức là 30+20). Thành ra âm và dương của Dịch là bằng nhau, đều 50. Nghĩa là: (25+25) + (20+30) = 100”. Trên thực địa, nếu dùng đường trục chính của Hoàng thành là Dũng đạo để chia mặt bằng lầu Ngũ Phụng ra làm hai phần thì chúng ta thấy mỗi bên có 50 cột đối xứng nhau.
Đạo Âm dương Ngũ hành của nền triết học Đông phương đã biểu hiện thật cụ thể trên kiến trúc Ngọ Môn. Cho hay, trong các công trình kiến trúc cổ của ta, người xưa đã gửi gắm nhiều ẩn số, ẩn ngữ, ẩn ý rất sâu xa. Ngọ môn xứng đáng được liệt vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và của nền kiến trúc cổ Việt Nam nói chung” (Quần thể di tích Huế, NXB Trẻ 2007).
Nhiều năm trước ngày xây Ngọ Môn rất lâu, vào 1826, vua Minh Mạng đã nghĩ đến cái chết của mình nên triệu tập những thầy địa lý cùng các quan giỏi về phong thủy học đương thời để tỏa ra đi coi đất tìm nơi xây lăng thích hợp cho mình.
Nhưng mãi đến 14 năm sau, khi Ngọ Môn đã tượng hình, vị quan giỏi về dịch lý phong thủy là Lê Văn Đức mới tìm ra được cuộc đất cát tường vào tháng 4.1840 và trình lên. Vua Minh Mạng đích thân đến xem cuộc đất ấy ở vùng núi Cẩm Kê (Hiếu Sơn) rất vừa ý nên đã thăng cho thầy Lê Văn Đức lên hai cấp và sai các đại thần Trương Đăng Quế và Bùi Công Huyên tiến hành khảo sát địa thế, vẽ sơ đồ chi tiết về sơn thủy, đo đạc đất đai để huy động hơn 3.000 thợ thầy xây vòng đai của lăng mộ vào mùa thu 1840.
Công việc đang tiến hành hợp với quy củ của tiến trình kiết giới và an bình địa cuộc thì vua Minh Mạng qua đời ngày 20.1.1841 giữa tuổi 50, để lại tất cả thân quyến với hoàng hậu, các phi tần mỹ nữ và 142 người con chính thức gồm 78 hoàng tử và 64 nàng công chúa…

Hé lộ 5 người phụ nữ trong đời Lâm Bưu

(Kiến Thức) - Dù là vị tướng tài ba trên chiến trận nhưng Lâm Bưu lại là nhà chính trị thất bại, là người đàn ông không biết giữ trái tim phụ nữ.

Mối tình đầu của Lâm Bưu là Lục Nhược Băng. Hai người quen biết nhau từ nhỏ, sau khi đến Vũ Hán hai người thường xuyên liên lạc với nhau. Sau đó Lâm Bưu liên tục viết thư tỏ tình với Lục Nhược Băng, nhưng cô bình tĩnh trả lời bằng một bức thư chỉ vỏn vẹn mấy chữ rằng mình vẫn còn trẻ, chưa nghĩ đến việc kết hôn, đồng thời khuyên Lâm Bưu nên chuyên tâm học hành.
 Mối tình đầu của Lâm Bưu là Lục Nhược Băng. Hai người quen biết nhau từ nhỏ, sau khi đến Vũ Hán hai người thường xuyên liên lạc với nhau. Sau đó Lâm Bưu liên tục viết thư tỏ tình với Lục Nhược Băng, nhưng cô bình tĩnh trả lời bằng một bức thư chỉ vỏn vẹn mấy chữ rằng mình vẫn còn trẻ, chưa nghĩ đến việc kết hôn, đồng thời khuyên Lâm Bưu nên chuyên tâm học hành.
“Người vợ” đầu tiên của Lâm Bưu là Uông Tịnh Nghi. Lâm Bưu và Uông Tịnh Nghi đính hôn vào năm 1914 khi hai người chỉ mới 7 tuổi. Cuối năm 1926, Lâm Bưu theo sư đoàn 4, thuộc quân đội cách mạng Quốc Dân về Vũ Hán nghỉ ngơi chỉnh đốn. Khi về nhà, chịu ảnh hưởng của tư tưởng mới, ông từ chối cuộc hôn sự này. Sau này, để trốn tránh hôn sự này, Lâm Bưu vội vàng kết hôn cùng Lưu Tân Dân (Trương Mai). Uông gia vô cùng phẫn nộ, nhưng lại không làm gì được.
“Người vợ” đầu tiên của Lâm Bưu là Uông Tịnh Nghi. Lâm Bưu và Uông Tịnh Nghi đính hôn vào năm 1914 khi hai người chỉ mới 7 tuổi. Cuối năm 1926, Lâm Bưu theo sư đoàn 4, thuộc quân đội cách mạng Quốc Dân về Vũ Hán nghỉ ngơi chỉnh đốn. Khi về nhà, chịu ảnh hưởng của tư tưởng mới, ông từ chối cuộc hôn sự này. Sau này, để trốn tránh hôn sự này, Lâm Bưu vội vàng kết hôn cùng Lưu Tân Dân (Trương Mai). Uông gia vô cùng phẫn nộ, nhưng lại không làm gì được. 
Trương Mai, người vợ chính thức đầu tiên của Lâm Bưu. Trương Mai tên thật là Lưu Tân Dân, người Mễ Chi, Thiểm Bắc, cô xinh đẹp tới nỗi được mọi người gọi là “bông hoa của Thiểm Bắc”. Trương Mai là một cô gái vui vẻ, hoạt bát còn Lâm Bưu lại ít nói, thường chỉ ngồi một chỗ. Sau khi Bình Hình Quan bị ngộ thương, Lâm Bưu càng trở nên khó chịu. Sự hoạt bát của Trương Mai khiến Lâm Bưu thấy phản cảm, chính vì vậy Lâm Bưu thường nổi giận vô cớ. Tháng 1 năm 1942 hai người chính thức ly hôn.
Trương Mai, người vợ chính thức đầu tiên của Lâm Bưu. Trương Mai tên thật là Lưu Tân Dân, người Mễ Chi, Thiểm Bắc, cô xinh đẹp tới nỗi được mọi người gọi là “bông hoa của Thiểm Bắc”. Trương Mai là một cô gái vui vẻ, hoạt bát còn Lâm Bưu lại ít nói, thường chỉ ngồi một chỗ. Sau khi Bình Hình Quan bị ngộ thương, Lâm Bưu càng trở nên khó chịu. Sự hoạt bát của Trương Mai khiến Lâm Bưu thấy phản cảm, chính vì vậy Lâm Bưu thường nổi giận vô cớ. Tháng 1 năm 1942 hai người chính thức ly hôn. 
Người phụ nữ khiến trái tim Lâm Bưu rung động nhất là Tôn Duy Thế. Cha của Tôn Duy Thế là Tôn Bính Văn, một đảng viên ưu tú của Đảng cộng sản Trung Quốc, từng là người nhận Chu Ân Lai làm chủ nhiệm khoa chính trị trường quân sự Hoàng Phố, bạn thân của Chu Ân Lai, Châu Đức Đô. Sau cuộc đảo chính “412”, Tôn Bính Văn bị Tưởng Giới Thạch giết chết ở Long Hoa Thượng Hải. Chu Ân Lai không có con nên ông đã nhận Tôn Duy Thế làm con nuôi.
Người phụ nữ khiến trái tim Lâm Bưu rung động nhất là Tôn Duy Thế. Cha của Tôn Duy Thế là Tôn Bính Văn, một đảng viên ưu tú của Đảng cộng sản Trung Quốc, từng là người nhận Chu Ân Lai làm chủ nhiệm khoa chính trị trường quân sự Hoàng Phố, bạn thân của Chu Ân Lai, Châu Đức Đô. Sau cuộc đảo chính “412”, Tôn Bính Văn bị Tưởng Giới Thạch giết chết ở Long Hoa Thượng Hải. Chu Ân Lai không có con nên ông đã nhận Tôn Duy Thế làm con nuôi. 
Tôn Duy Thế là một cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, am hiểu nghệ thuật. Năm 18 tuổi được Mao Trạch Đông cử đi học tại trường Đại học Đông Phương, Moscow và khoa biểu diễn Học viện Kịch Moscow. Khi đó, Lâm Bưu cũng đang ở Moscow dưỡng thương. Trong một lần sinh hoạt tập thể, Lâm Bưu đã phải lòng Tôn Duy Thế.
Tôn Duy Thế là một cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, am hiểu nghệ thuật. Năm 18 tuổi được Mao Trạch Đông cử đi học tại trường Đại học Đông Phương, Moscow và khoa biểu diễn Học viện Kịch Moscow. Khi đó, Lâm Bưu cũng đang ở Moscow dưỡng thương. Trong một lần sinh hoạt tập thể, Lâm Bưu đã phải lòng Tôn Duy Thế. 
Không lâu sau Lâm Bưu nhận được mệnh lệnh của Trung ương yêu cầu ông mau chóng về nước để ra tiền tuyến kháng Nhật. Lâm Bưu nài nỉ Tôn Duy Thế cùng về nước với ông, nhưng cô đã khéo léo từ chối: “Em vẫn chưa tốt nghiệp, em muốn trân trọng cơ hội hiếm có này, em không thể về nước được.” Tuyệt vọng vì bị cô từ chối, tháng 2 năm 1942 Lâm Bưu trở về Diên An một mình.
Không lâu sau Lâm Bưu nhận được mệnh lệnh của Trung ương yêu cầu ông mau chóng về nước để ra tiền tuyến kháng Nhật. Lâm Bưu nài nỉ Tôn Duy Thế cùng về nước với ông, nhưng cô đã khéo léo từ chối: “Em vẫn chưa tốt nghiệp, em muốn trân trọng cơ hội hiếm có này, em không thể về nước được.” Tuyệt vọng vì bị cô từ chối, tháng 2 năm 1942 Lâm Bưu trở về Diên An một mình. 
Người vợ thứ hai của Lâm Bưu là Diệp Quần. Tên thật của Diệp Quần là Diệp Tịnh Nghi, kém Lâm Bưu 19 tuổi. Trước đây cô học ở khối trung học của trường Đại học Sư Phạm Bắc Kinh. Diệp Quần là con nhà quyền quý, lại ở thành phố lớn, có học thức, có hiểu biết, biết cách cư xử. Trong những ngày đầu kháng chiến, cô là phát thanh viên tại đài truyền hình dưới quyền Quốc Dân Đảng. Sau một thời gian tiếp xúc không lâu, Diệp Tĩnh Nghi phát hiện ra vợ cũ của Lâm Bưu tên là Uông Tịnh Nghi nên rất tức giận và đổi tên thành Diệp Quần.
Người vợ thứ hai của Lâm Bưu là Diệp Quần. Tên thật của Diệp Quần là Diệp Tịnh Nghi, kém Lâm Bưu 19 tuổi. Trước đây cô học ở khối trung học của trường Đại học Sư Phạm Bắc Kinh. Diệp Quần là con nhà quyền quý, lại ở thành phố lớn, có học thức, có hiểu biết, biết cách cư xử. Trong những ngày đầu kháng chiến, cô là phát thanh viên tại đài truyền hình dưới quyền Quốc Dân Đảng. Sau một thời gian tiếp xúc không lâu, Diệp Tĩnh Nghi phát hiện ra vợ cũ của Lâm Bưu tên là Uông Tịnh Nghi nên rất tức giận và đổi tên thành Diệp Quần. 
Những buổi đầu của cuộc cách mạng, bạn học của Diệp Quần là Nghiêm Úy Băng đã nhiều lần viết thư nặc danh vạch trần quá khứ của Diệp Quần. Việc này khiến quý phủ của Lâm Bưu suốt ngày lo lắng không yên, bèn yêu cầu công an định ngày phá án. Để trả lại sự trong trắng cho Diệp Quần, năm 1966 Lâm Bưu đã mở một cuộc họp chuyên môn và viết “tuyên bố đồng trinh” cho Diệp Quần.
Những buổi đầu của cuộc cách mạng, bạn học của Diệp Quần là Nghiêm Úy Băng đã nhiều lần viết thư nặc danh vạch trần quá khứ của Diệp Quần. Việc này khiến quý phủ của Lâm Bưu suốt ngày lo lắng không yên, bèn yêu cầu công an định ngày phá án. Để trả lại sự trong trắng cho Diệp Quần, năm 1966 Lâm Bưu đã mở một cuộc họp chuyên môn và viết “tuyên bố đồng trinh” cho Diệp Quần. 

Tiết lộ những người phục vụ bí mật cho Mao Trạch Đông

(Kiến Thức) - Họ là những con người thầm lặng phục vụ cho Mao Trạch Đông trong những năm cuối đời ông mà ít ai biết đến.

Khi còn sống, Mao Trạch Đông đã kiên quyết phản đối chế độ đặc quyền, ông nói không với chế độ đãi ngộ đặc biệt. Trung Quốc những năm 60 rất nghèo đói, vào những ngày khó khăn nhất, con gái ông là Lý Mẫn và Lý Nột cũng chịu cảnh bụng đói như tất cả người dân Trung Quốc. Nhưng, vào những năm cuối đời, vì sức khỏe của ông yếu đi, nên ông không thể không “đặc biệt” được nữa.
Khi còn sống, Mao Trạch Đông đã kiên quyết phản đối chế độ đặc quyền, ông nói không với chế độ đãi ngộ đặc biệt. Trung Quốc những năm 60 rất nghèo đói, vào những ngày khó khăn nhất, con gái ông là Lý Mẫn và Lý Nột cũng chịu cảnh bụng đói như tất cả người dân Trung Quốc. Nhưng, vào những năm cuối đời, vì sức khỏe của ông yếu đi, nên ông không thể không “đặc biệt” được nữa. 
1. Đội y tế. Đội y tế của Mao Trạch Đông đã có hai lần thay đổi thành viên trước và sau khi thành lập. Lần thứ nhất từ năm 1971 đến năm 1972, cũng là thời gian Tổng thống Mỹ Nixon viếng thăm Trung Quốc. Lần thứ hai vào năm 1974 khi Mao Trạch Đông sắp qua đời. Vì bác sĩ ngoại khoa Ngô Giai Bình thuộc nhóm một đã chuyển sang phục vụ Đặng Tiểu Bình.
1. Đội y tế. Đội y tế của Mao Trạch Đông đã có hai lần thay đổi thành viên trước và sau khi thành lập. Lần thứ nhất từ năm 1971 đến năm 1972, cũng là thời gian Tổng thống Mỹ Nixon viếng thăm Trung Quốc. Lần thứ hai vào năm 1974 khi Mao Trạch Đông sắp qua đời. Vì bác sĩ ngoại khoa Ngô Giai Bình thuộc nhóm một đã chuyển sang phục vụ Đặng Tiểu Bình
Lễ đề bạt giáo sư Từ Đào Giáo làm đội phó đội y tế lần một của Mao Trạch Đông.
Lễ đề bạt giáo sư Từ Đào Giáo làm đội phó đội y tế lần một của Mao Trạch Đông. 
2. Nhóm Đại Tự Bản. Sở dĩ nhóm được đặt tên là “Đại Tự Bản” là vì nhóm sẽ ghi chép lại những quyển sách mà Mao Trạch Đông muốn xem, sau đó sẽ biên tập lại thành “chữ to” rồi cho xuất bản. Nhóm được thành lập vào mùa thu năm 1972. Lần đầu tiên nhóm biên tập bốn cuốn “Tạ An”, “”Tạ Huyền”, “Hoàn Y”, “Lưu Lao Chi” trong bộ “Tấn Thư” theo yêu cầu của Mao Trạch Đông. Trong ảnh là cuốn “Diêm Thiết Luận” được in lại theo cỡ chữ to.
2. Nhóm Đại Tự Bản. Sở dĩ nhóm được đặt tên là “Đại Tự Bản” là vì nhóm sẽ ghi chép lại những quyển sách mà Mao Trạch Đông muốn xem, sau đó sẽ biên tập lại thành “chữ to” rồi cho xuất bản. Nhóm được thành lập vào mùa thu năm 1972. Lần đầu tiên nhóm biên tập bốn cuốn “Tạ An”, “”Tạ Huyền”, “Hoàn Y”, “Lưu Lao Chi” trong bộ “Tấn Thư” theo yêu cầu của Mao Trạch Đông. Trong ảnh là cuốn “Diêm Thiết Luận” được in lại theo cỡ chữ to. 
Với những chuyển biến nghiêm trọng của căn bệnh đục thủy tinh thể của Mao Trạch Đông, nhóm Đại Tự Bản đã cho in các quyển sách thành “cỡ chữ 36pt”. Nhưng thời đó chưa có cỡ chữ này, vì vậy Xưởng in Trung Hoa ở Thượng Hải đã đúc khuôn chữ 36pt riêng cho Mao Trạch Đông.
Với những chuyển biến nghiêm trọng của căn bệnh đục thủy tinh thể của Mao Trạch Đông, nhóm Đại Tự Bản đã cho in các quyển sách thành “cỡ chữ 36pt”. Nhưng thời đó chưa có cỡ chữ này, vì vậy Xưởng in Trung Hoa ở Thượng Hải đã đúc khuôn chữ 36pt riêng cho Mao Trạch Đông. 
4. Nhóm hát ngâm. Nhóm bí mật thu âm những bài ngâm thơ cổ. Việc tổ chức và ghi âm là do Bộ trưởng Bộ văn hóa Vu Hội Dưỡng đảm đương. Trong ảnh là nghệ sĩ hát ngâm Nhạc Mỹ, thành viên của nhóm.
4. Nhóm hát ngâm. Nhóm bí mật thu âm những bài ngâm thơ cổ. Việc tổ chức và ghi âm là do Bộ trưởng Bộ văn hóa Vu Hội Dưỡng đảm đương. Trong ảnh là nghệ sĩ hát ngâm Nhạc Mỹ, thành viên của nhóm. 
Các nghệ sĩ nổi tiếng thời đó hội tụ với nhau, gồm có diễn viên múa ba lê Lưu Đức Hải, nghệ sĩ đàn nhị Mẫn Huệ Phần, nghệ sĩ thổi sáo Trương Hiểu Huy v.v. Bảo tàng Thiều Sơn hiện đang lưu giữ hơn 59 cuộn băng cassette ngâm thơ cổ. Để các nghệ sĩ biểu diễn hiểu được ý nghĩa và ý cảnh chính xác của thơ từ, họ đã mời bốn vị giáo sư cổ văn ở Đại học Bắc Kinh về giảng giải.
Các nghệ sĩ nổi tiếng thời đó hội tụ với nhau, gồm có diễn viên múa ba lê Lưu Đức Hải, nghệ sĩ đàn nhị Mẫn Huệ Phần, nghệ sĩ thổi sáo Trương Hiểu Huy v.v. Bảo tàng Thiều Sơn hiện đang lưu giữ hơn 59 cuộn băng cassette ngâm thơ cổ. Để các nghệ sĩ biểu diễn hiểu được ý nghĩa và ý cảnh chính xác của thơ từ, họ đã mời bốn vị giáo sư cổ văn ở Đại học Bắc Kinh về giảng giải.
5. Nhóm hí kịch. Tại những nơi Mao Trạch Đông đến, thường tổ chức biểu diễn, và luôn có xe truyền hình lưu động phát sóng phục vụ riêng cho ông. Năm 1974, khi Mao Trạch Đông nghỉ dưỡng ở Trường Sa, các diễn viên của nhà hát Tương và Hoa Cổ đều nhận được nhiệm vụ diễn lại những vở kịch cũ như “Sự sống và cái chết”, “Thảo học tiền”. Các diễn viên không biết nên diễn lại những vở kịch cũ đã bị cải cách phế xú như thế nào. Ban đầu không ai dám diễn.
5. Nhóm hí kịch. Tại những nơi Mao Trạch Đông đến, thường tổ chức biểu diễn, và luôn có xe truyền hình lưu động phát sóng phục vụ riêng cho ông. Năm 1974, khi Mao Trạch Đông nghỉ dưỡng ở Trường Sa, các diễn viên của nhà hát Tương và Hoa Cổ đều nhận được nhiệm vụ diễn lại những vở kịch cũ như “Sự sống và cái chết”, “Thảo học tiền”. Các diễn viên không biết nên diễn lại những vở kịch cũ đã bị cải cách phế xú như thế nào. Ban đầu không ai dám diễn. 
Sau khi được Hoa Quốc Phong nhắn nhủ họ mới yên tâm biểu diễn. Khi đó, Hồ Nam chưa có thiết bị tiếp sóng, Trung Ương lập tức gửi ngay một máy tiếp sóng đến để phát sóng trực tiếp cho Mao Trạch Đông. Không ngờ, thiết bị tiếp sóng này lại bị một số cán bộ lão thành Giang Tây từng được thấy thiết bị này bắt gặp, liền sôi nổi báo cáo với tỉnh Hồ Nam. Họ cho rằng Hồ Nam đang khôi phục lại.
 Sau khi được Hoa Quốc Phong nhắn nhủ họ mới yên tâm biểu diễn. Khi đó, Hồ Nam chưa có thiết bị tiếp sóng, Trung Ương lập tức gửi ngay một máy tiếp sóng đến để phát sóng trực tiếp cho Mao Trạch Đông. Không ngờ, thiết bị tiếp sóng này lại bị một số cán bộ lão thành Giang Tây từng được thấy thiết bị này bắt gặp, liền sôi nổi báo cáo với tỉnh Hồ Nam. Họ cho rằng Hồ Nam đang khôi phục lại.
6. Nhóm đặc chế xì gà. Trước đây Mao Trạch Đông hút thuốc lá Trung Hoa, sau này ông chuyển sang hút xì gà. Chuyện này là do Gia Long. Một buổi chiều năm 1956, khi Gia Long chuyện trò với Mao Trạch Đông, đã tán dương loại xì gà đang hút trên tay mình. Mao Trạch Đông hiếu kỳ hút một hơi thật sâu, và ngay lập tức hứng thú với mùi thơm mát lạnh nguyên chất. Ông nhận ra đây là xì gà của nhà máy thuốc lá Thập Phương ở Tứ Xuyên.
6. Nhóm đặc chế xì gà. Trước đây Mao Trạch Đông hút thuốc lá Trung Hoa, sau này ông chuyển sang hút xì gà. Chuyện này là do Gia Long. Một buổi chiều năm 1956, khi Gia Long chuyện trò với Mao Trạch Đông, đã tán dương loại xì gà đang hút trên tay mình. Mao Trạch Đông hiếu kỳ hút một hơi thật sâu, và ngay lập tức hứng thú với mùi thơm mát lạnh nguyên chất. Ông nhận ra đây là xì gà của nhà máy thuốc lá Thập Phương ở Tứ Xuyên. 
Ngay sau đó, người của Mao Trạch Đông hàng tháng đều phái người từ Bắc Kinh đến Tứ Xuyên lấy xì gà mà không kinh động đến nhà máy thuốc lá Thập Phương. Nhưng điều này không hề dễ dàng. Sau này, họ chọn vài chuyên gia kỹ thuật cốt cán của nhà máy thuốc lá Thập Phương thành lập nhóm “Nhất Tam Nhị”. Mấy chuyên gia người Tứ Xuyên này sau đều chuyển nhà đến Bắc Kinh.
Ngay sau đó, người của Mao Trạch Đông hàng tháng đều phái người từ Bắc Kinh đến Tứ Xuyên lấy xì gà mà không kinh động đến nhà máy thuốc lá Thập Phương. Nhưng điều này không hề dễ dàng. Sau này, họ chọn vài chuyên gia kỹ thuật cốt cán của nhà máy thuốc lá Thập Phương thành lập nhóm “Nhất Tam Nhị”. Mấy chuyên gia người Tứ Xuyên này sau đều chuyển nhà đến Bắc Kinh.