Giải mã hiện tượng ảo giác “người thứ ba”

(Kiến Thức) - Các chuyên gia đã giải mã hiện tượng ảo giác “người thứ ba” đi theo và nói chuyện với họ dưới góc độ khoa học.

Hiện tượng ảo giác “người thứ ba” nổi tiếng thế giới với câu chuyện kể về chuyến thám hiểm của Ernest Shackleton, Frank Worsley và Tom Crean. Vào ngày 20/5/1916, nhóm thám hiểm tới Nam Cực của 3 con người này gặp phải tình thế khó khăn khi tàu bị đóng băng và không thể di chuyển.
Họ đã đi bộ suốt 36 tiếng đồng hồ khi phải đối mặt với những nguy hiểm đe dọa tính mạng để tìm kiếm sự giúp đỡ đoàn thám hiểm. Cuối cùng, Ernest Shackleton, Frank Worsley và Tom Crean đã đến được vịnh Stromness ở Nam Cực và được giải cứu khỏi cuộc thám hiểm Nam Cực nguy hiểm.
Vài tuần sau khi trở về từ chuyến thám hiểm nguy hiểm đó, cả 3 nhà thám hiểm đã chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ trong chuyến đi đó. Cả Ernest Shackleton, Frank Worsley và Tom Crean đều cho hay có cảm giác 4 người trên chuyến hành trình đó chứ không phải 3 người. Người "thứ 4" đó đã đi theo một cách âm thầm, nói chuyện và tâm sự với họ trong suốt đường đi.
Giai ma hien tuong ao giac “nguoi thu ba”
Đoàn thám hiểm của Ernest Shackleton mắc kẹt ở Nam Cực do tài bị đóng băng. Ảnh: Scott Polar Research Institute, University of Cambridge/Getty Images. 
Những trường hợp như thế này khá phổ biến, xuất hiện khi người trong cuộc lâm vào tình huống đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng: những thiên thần hộ mệnh, hay người dẫn đường hay thậm chí nhìn thấy chúa Jesus... Hiện tượng đó được gọi là ảo giác "người thứ ba".
Hiện tượng ảo giác "người thứ ba" trong trường hợp của nhóm thám hiểm Ernest Shackleton, Frank Worsley và Tom Crean chính là "người thứ 4". Trong cuốn sách "The Third Man Factor", tác giả John Geiger đã thu thập được nhiều câu chuyện về các trường hợp cảm nhận được sự hiện diện của "người thứ ba". Những đối tượng gặp phải ảo giác này gồm có thủy thủ, người leo núi. người thoát chết trong cuộc tấn công khủng bố... Họ nhìn thấy "người thứ ba" khi đối mặt với nguy hiểm đe dọa sự sống còn. Theo các chuyên gia, điều kiện khắc nghiệt về thể chất, các mối đe dọa đến sự sống còn, sự cô lập dường như khiến người ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn đó cảm nhận được sự hiện diện của một người khác.
Ảo giác có sự hiện diện của "người thứ ba" có nhiều điểm giống với trường hợp bị bóng đè. Theo đó, người ta cảm thấy bản thân tỉnh táo nhưng không thể nào di chuyển được cơ thể. Họ có cảm giác như có người nào đó hiện diện trong phòng khiến họ khó thở. Những người nhìn thấy ảo ảnh "người thứ ba" có thể là bệnh nhân Parkison. Họ nhìn thấy ảo giác là do uống thuốc liều cao. Theo đó, hormone truyền dẫn thần kinh dopamine có thể là nguyên nhân khiến nhóm đối tượng này nhìn thấy hay cảm nhận được sự hiện diện của “người thứ ba”.
Video các nhà khoa học Thụy Sĩ tạo ra "bóng ma" trong phòng thí nghiệm khiến người tham gia cảm thấy có "bóng ma" ở xung quanh (nguồn Telegraph):

Những nhân vật tàn ác nhất lịch sử thời bé trông thế nào?

(Kiến Thức) - Những nhân vật tàn ác nhất lịch sử như Hitler, Mussolini... có gương mặt thánh thiện, hồn nhiên khi còn bé như bao đứa trẻ khác.

Nhung nhan vat tan ac nhat lich su thoi be trong the nao?
 Adolf Hitler là một trong những nhân vật tàn ác nhất lịch sử. Trùm phát xít này là người đã gây ra cái chết của hàng triệu người Do Thái trong Chiến tranh thế giới 2. Khi còn nhỏ, Hitler mang dáng vẻ dễ thương nhưng khi lớn lên mang gương mặt của ác quỷ, giết người man rợ.

8 vật tiềm ẩn nguy cơ phát nổ ngay cạnh con người

(Kiến Thức) - Đó là các vật dụng thường ngày, thậm chí nhỏ bé tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ phát nổ với sức phá hủy khủng khiếp. 
 

8 vat tiem an nguy co phat no ngay canh con nguoi
Đó là các vật dụng thường ngày, thậm chí nhỏ bé tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ phát nổ với sức phá hủy khủng khiếp. 1. Bom, mìn: Ở Việt Nam, tai nạn do bom mìn và vật liệu nổ từ thời chiến tranh còn sót lại khá phổ biến. Báo Tiền Phong tháng 4/2007 dẫn nguồn tin từ Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn thuộc Bộ Tư lệnh Công binh cho biết trên lãnh thổ nước ta vẫn còn khoảng 600.000 tấn bom mìn và vật liệu nổ từ thời chiến tranh sót lại. Ảnh: Vietnamplus.
8 vat tiem an nguy co phat no ngay canh con nguoi-Hinh-2
  Những thứ này thường khiến người ta bị thương bị chết thương tâm khi tháo dỡ, cưa nó để bán phế liệu. Cũng theo bài báo của báo Tiền Phong đã nói trên, từ năm 1975 đến năm 2000, ở nước ta ước tính có 42.135 người tử vong và 62.163 người bị thương vì bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại. Ảnh: VTC. 
8 vat tiem an nguy co phat no ngay canh con nguoi-Hinh-3
 2. Hàn, cắt kim loại: Sau bom mìn, quá trình hàn, cắt kim loại cũng là một việc dễ dẫn đến cháy nổ. Theo website daihocpccc.edu.vn, khi hàn cắt kim loại thường phát sinh các hạt kim loại nóng chảy (có nhiệt độ trên 1.000°C) bắn ra xung quanh rất dễ gây cháy nếu gặp các vật liệu dễ cháy như vải, giấy, nệm mút (nhiệt độ bắt cháy từ 250°C). Ảnh: Nld.com.
8 vat tiem an nguy co phat no ngay canh con nguoi-Hinh-4
 3. Điện thoại di dộng: Điện thoại di động ngày nay là một vật rất phổ biến nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Mấy năm gần đây đã có nhiều vụ điện thoại phát nổ khiến người sử dụng bị thương. Nguyên nhân gây nổ điện thoại là vì pin điện thoại sau một thời gian dài sử dụng quá tải hoặc không đạt chuẩn sẽ bị phồng lên. Theo thời gian, khi vượt quá giới hạn, viên pin sẽ nóng lên nhanh chóng, trong điều kiện đó, chất Lithium trong pin sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí và gây cháy nổ. Ảnh: Thegioididong.com.
8 vat tiem an nguy co phat no ngay canh con nguoi-Hinh-5
 4. Bếp gas: Hiện nay, bếp gas là vật dụng được sử dụng phổ biến nhất trong các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không thể phủ nhận nguy hiểm tiềm tàng mà nó mang lại khi đã có nhiều vụ nổ bình gas thảm khốc xảy ra. Khi khí gas bị rò rì kết hợp với Oxy trong không khí sẽ tạo thành hỗn hợp dễ cháy. Lúc này, chỉ cần nhiệt độ cao hoặc một tia lửa nhỏ phát ra cũng có thể gây ra vụ nổ lớn. Ảnh: Internet.
8 vat tiem an nguy co phat no ngay canh con nguoi-Hinh-6
 5. Nước hoa: Có thể bạn cảm thấy kỳ quái nhưng nước hoa cũng là một thứ dễ gây cháy nổ. Website Bvntd.com cho biết: Nước hoa được chiết xuất một phần từ các tinh dầu tự nhiên, các chất bay mùi và dầu mỏ dễ dàng gây cháy. Ở điều kiện nhiệt độ cao trên 50 độ C, nước hoa có thể tự động phát nổ. Ngoài ra, khi nước hoa tiếp xúc với lửa sẽ dễ dàng bốc cháy và bùng phát.