Giải mã chiều cao thật sự của Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân

Theo đó, chiều cao của các anh hùng Tam Quốc như Quan Vũ, Lã Bố hay Triệu Vân cũng ngang ngửa các... siêu mẫu ngày nay.

Giai ma chieu cao that su cua Quan Vu, La Bo, Trieu Van

(Ảnh minh họa: Internet)

Đối với người Trung Quốc xưa, ước lệ không chỉ là một thủ pháp được sử dụng chủ yếu trong nghệ thuật mà còn được sử dụng phổ biến trong đời sống thường nhật. Điều này cũng xuất phát từ một thực tế là Trung Quốc có lãnh thổ tương đối rộng, các tộc người đa dạng, hơn nữa lại phải trải qua quá trình thống nhất và chia rẽ lâu dài.

Người Trung Quốc thường sử dụng thủ pháp ước lệ trong miêu tả con người, nhất là các anh hùng, mỹ nhân. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, chúng ta bắt gặp vô số các anh hùng "thân tám thước cao", bởi vậy hậu thế luôn đặt câu hỏi: Rốt cuộc họ cao bao nhiêu?

Lật lại sử sách, chúng ta biết được rằng chiều cao của nam giới luôn được chú ý, đặc biệt là với việc tuyển chọn quân đội, thậm chí còn có công cụ được thiết kế riêng để đo chiều cao. Ví dụ như trong đội quân đất nung của lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chiều cao của các tướng thường khoảng 2 m.

Khai quật công cụ đo lường thời Hán

Tại Lạc Dương, người ta đã tìm thấy vật dụng chuyên dùng đo chiều dài của thợ mộc và thợ kim hoàn thời Hán là "thước", theo đó một "thước" có chiều dài tương đương 23,4 cm ngày nay.

Giải mã chiều cao thật sự của Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân ảnh 2

Công cụ "thước" thời Hán (Ảnh: Kknews)

Dù triều đại nhà Hán được phân chia thành Tây Hán và Đông Hán, quy chuẩn đo lường có đôi chút khác biệt, song dựa vào phát hiện khảo cổ, chúng ta có thể ước lượng được chiều cao của các nhân vật thời Tam Quốc.

Quan Vũ nổi tiếng với miêu tả của La Quán Trung "thân chín thước cao", tức là cao khoảng 2,1 m, chiều cao nổi trội của ông được cho là do thường xuyên luyện võ công.

Chỉ có Quan Vũ và Lã Bố mới sử dụng được con ngựa Xích Thố, bởi vậy chiều cao của Lã Bố có lẽ cũng xấp xỉ 2 m. Tương tự Triệu Vân và Trương Phi có chiều cao "tám thước", khoảng hơn 1,8 m.

Số đo chiều cao này được cho là có phần phóng đại so với thực tế thể trạng con người tại thời điểm đó!

Giai ma chieu cao that su cua Quan Vu, La Bo, Trieu Van-Hinh-3

Quan Vũ được miêu tả "thân chín thước cao" (Ảnh: Internet)

Với một dân tộc có tính cách trọng hình thức như Trung Quốc, chiều cao của các tướng lĩnh là rất quan trọng, song chính phẩm chất và năng lực phi thường mới là điều làm nên sự nghiệp lưu danh muôn thuở. Một người như Quan Vũ có thể được coi là "tài mạo song toàn" hiếm thấy.  

Tại sao khi đánh trận Quan Vũ rất hay bị trúng tên?

Quan Vũ võ nghệ cao cường ít ai địch nổi, tại sao khi đánh trận lại rất hay bị trúng tên trong khi Triệu Vân chưa từng bị một lần? 

Tuy nhiên có một đặc điểm đáng chú ý là, Quan Vũ trúng tên rất nhiều lần, trong khi một trong năm vị Ngũ Hổ Tướng cùng thời với ông là Triệu Vân lại chưa từng một lần bị trúng tên. Nếu Thục Hán có danh hiệu "tay không bắt tên" vậy thì Quan Vũ chắc chắn không thể đạt được danh hiệu này.

Số lần Quan Vũ trúng tên

Lần đầu tiên Quan Vũ trúng tên là khi một mình cưỡi ngựa ngàn dặm đi tìm người anh kết nghĩa của mình là Lưu Bị. Trên đường qua Lạc Dương bị Thái thú Hàn Phúc dùng ám tiễn bắn trúng.

Lần thứ hai là khi Quan Vũ ở quận Trường Sa. Khi ấy Quan Vũ và Hoàng Trung đấu với nhau hơn 50 hiệp mà vẫn chưa phân thắng bại, Hoàng Trung đã dùng cung tên bắn trúng mũ giáp của Quan Vũ.

Lần thứ ba là ở trận Phàn Thành, Bàng Đức giả vờ đầu hàng, Quan Vũ đưa quân đuổi theo, kết quả bị Bàng Đức một mũi tên bắn trúng trán.

Lần thứ tư cũng vẫn là ở trận Phàn Thành, Tào Nhân thấy Quan Vũ chỉ mặc giáp bảo vệ, vội vã dùng tên bắn ông, Quan Vũ nghiêng đầu tránh thoát nhưng bị tên bắn trúng cánh tay.

Theo lí mà nói, Quan Vũ và Triệu Vân đều được đánh giá là một người địch vạn người, vậy tại sao trong khi Quan Vũ trở thành "tấm bia sống" như thế, Triệu Vân lại không bị trúng tên lần nào?

Lý do Quan Vũ thường xuyên bị trúng tên còn Triệu Vân thì không

Nguyên nhân thứ nhất là vì do vị trí của hai người trong trận chiến khác nhau.

Tai sao khi danh tran Quan Vu rat hay bi trung ten?

Hình ảnh nhân vật Quan Vũ trên phim.

Nếu như coi chiến trường như sân bóng đá, vậy thì vị trí của Quan Vũ giống như tiền đạo, luôn là người dẫn đầu tấn công trên chiến trường, còn Triệu Vân thì là hộ vệ cánh, dẫn theo một đội nhỏ, phụ trách quan sát tình hình trận chiến, phối hợp tấn công hoặc phòng thủ.

Là người xung phong tấn công, trên chiến trường Quan Vũ tất nhiên trở thành mục tiêu sống cho quân địch tấn công. Hơn nữa theo binh pháp có nói "bắt giặc phải bắt kẻ cầm đầu", cho nên sự chú ý của quân địch đều sẽ tập trung vào Quan Vũ, nếu bắn trúng ông thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sĩ khí quân Thục trên chiến trường.

Nguyên nhân thứ 2 là bởi vì tính cách hai người khác nhau.

Nếu đã đọc "Tam quốc diễn nghĩa" thì chắc hẳn bạn đã biết, Quan Vũ trăm tốt nghìn tốt chỉ có tính tình không tốt, nếu nói theo cách nói hiện đại ngày nay thì chính là EQ không cao.

Thường nói "trong tâm lí coi thường đối phương, trong chiến thuật phải coi trọng đối phương", nhưng Quan Vũ cả trong tâm lí lẫn trong chiến thuật đều coi thường đối thủ, trên chiến trường rước phải không ít thù hằn, cho nên mỗi lẫn đánh trận, hỏa lực của đối phương đều sẽ nhằm vào ông.

Triệu Vân lại ngược lại, ông được xưng danh là Nho tướng, mặc dù võ nghệ của Triệu Vân cũng rất cao nhưng ông luôn đối đãi với người khác rất khiêm tốn cẩn trọng, trên chiến trường cũng luôn khiêm tốn giấu mình, quân địch cho dù biết ông rất tài giỏi nhưng cũng không đến mức nhắm tất cả cung tiễn vào ông.

Tai sao khi danh tran Quan Vu rat hay bi trung ten?-Hinh-2

Hình ảnh nhân vật Quan Vũ bị trúng tên có tẩm thuốc độc trên phim.

Nguyên nhân thứ ba có liên quan đến võ công của hai người.

Trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa", Quan Vũ tuy có võ công rất cao nhưng ông thực ra là một sát tướng, chủ yếu tập trung tấn công; Trương Phi cũng không kém, song về cơ bản thì đánh với ai cũng luôn ở thế hòa, chủ yếu thiên về phòng thủ; so với Quan Vũ và Trương Phi thì Triệu Vân lại cân đối hơn.

Trên chiến trường, trong mắt quân địch thì người có sức tấn công mạnh nhất như Quan Vũ mới là mối uy hiếp lớn nhất, sức công phá của ông cũng mạnh hơn nhiều so với người khác, đó chính là lý do khiến đối thủ nhắm đến ông nhiều nhất. 

Luận Tam Quốc: Thành tại Khổng Minh, bại tại Quan Vũ?

Sai lầm nghiêm trọng của một trong “ngũ hổ thượng tướng” Thục Hán được cho là nhân tố quyết định “đạp đổ” chiến lược Tam Quốc mà Khổng Minh dày công xây dựng.

Chiến công “vượt năm ải trảm sáu tướng” của Quan Vũ luôn khiến những người hâm mộ vị danh tướng này cảm thấy sảng khoái. Song những chiến tích lẫy lừng của Quan Vân Trường cũng không bù lại được sai lầm chí mạng “phá vỡ đại cục” Thục Hán của ông.