Giải cứu tàu chở hàng khổng lồ mắc kẹt ở kênh đào Suez

Ít nhất 10 tàu kéo đang vật lộn để giải phóng một trong những con tàu chở hàng lớn nhất thế giới bị mắc kẹt ở kênh đào Suez (Ai Cập) hôm 24/3.

Ít nhất 10 tàu kéo đang vật lộn để giải phóng một trong những con tàu chở hàng lớn nhất thế giới bị mắc kẹt ở kênh đào Suez (Ai Cập) hôm 24/3.

CNA dẫn thông báo của cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) cho biết, tàu Ever Given dài 400m, nặng 224.000 tấn đã mắc cạn vào sáng 24.3 sau khi bị mất kiểm soát do gió lớn và bão bụi.

Giai cuu tau cho hang khong lo mac ket o kenh dao Suez
Tàu chở hàng Ever Given, tải trọng 224.000 tấn, mắc cạn gần cửa ra phía nam kênh đào Suez. Ảnh: AFP. 
Khoảng 30% tàu container trên toàn cầu đi qua kênh này mỗi ngày, vận chuyển từ nhiên liệu đến hàng tiêu dùng. GAC - một công ty dịch vụ hàng hải có trụ sở tại Dubai - cho biết, các nhà chức trách vẫn đang làm việc để giải phóng con tàu.

Khoảng 12% thương mại thế giới tính theo khối lượng đi qua kênh đào này và đây là nguồn cung cấp ngoại tệ chính cho Ai Cập, tạo ra 5,6 tỉ USD Mỹ trong năm 2020.

Theo nguồn tin địa phương, có ít nhất 30 tàu đã bị chặn ở phía bắc Ever Given và 3 tàu ở phía nam.

SCA đang cố gắng điều chỉnh lại con tàu. Công ty dịch vụ hàng hải Boskalis của Hà Lan cho hay, công ty con của họ là Smit Salvage đã được thuê để hỗ trợ hoạt động giải cứu và đang cử 10 người đến Ai Cập.

BSM nói rằng, thủy thủ đoàn đã an toàn và không có báo cáo về ô nhiễm. Người phát ngôn của BSM cho hay, con tàu thuộc sở hữu của Shoei Kisen KK của Nhật Bản, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Hàng chục tàu chở dầu thô, khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và hàng hóa bán lẻ đã không thể đi qua kênh đào, có khả năng làm gián đoạn nguồn cung cấp cho thị trường toàn cầu.

Theo công ty phân tích dầu mỏ Vortexa, 10 tàu chở dầu chở 13 triệu thùng dầu cũng có thể bị ảnh hưởng.

Theo công ty tình báo dữ liệu Kpler, kể từ hôm 24/3, 5 tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) không thể đi qua kênh đào, điều này làm ảnh hưởng đến nguồn cung ứng LNG cho cả Châu Á và Châu Âu.

Diễn biến mới nhất cuộc biểu tình ở Myanmar, bé 7 tuổi thiệt mạng

(Kiến Thức) - Cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar vẫn tiếp diễn. Mới đây, một bé gái 7 tuổi đã thiệt mạng khi lực lượng an ninh Myanmar nổ súng để dẹp cuộc biểu tình ở Mandalay.

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar, be 7 tuoi thiet mang
 Theo Reuters, cuộc biểu tình ở Myanmar vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Các nhà hoạt động Myanmar đã lên kế hoạch tổ chức nhiều cuộc biểu tình hơn nữa vào ngày 24/3 nhằm phản đối chính quyền quân sự nước này. Ảnh: Reuters. 

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar, be 7 tuoi thiet mang-Hinh-2
Trước đó một ngày, một bé gái 7 tuổi đã thiệt mạng tại nhà khi cảnh sát nổ súng để dẹp cuộc biểu tình ở Mandalay. Ảnh: AP.

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar, be 7 tuoi thiet mang-Hinh-3
 Được biết, đây là nạn nhân nhỏ tuổi nhất từ trước đến nay, kể từ khi các cuộc biểu tình ở Myanmar bùng phát hồi đầu tháng 2/2021. Ảnh: Reuters. 

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar, be 7 tuoi thiet mang-Hinh-4
Lực lượng an ninh Myanmar định bắn cha của nạn nhân tại nhà của họ, nhưng khi đó bé gái đang ngồi trong lòng cha nên trúng đạn. Ảnh: Một chiếc xe máy bị đốt cháy trên đường ở Mandalay. Ảnh: AP.  

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar, be 7 tuoi thiet mang-Hinh-5
 Ngoài bé gái 7 tuổi, hai người đàn ông khác ở Mandalay cũng tử vong trong cuộc trấn áp của lực lượng an ninh Myanmar hôm 23/3. Ảnh: HT. 
Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar, be 7 tuoi thiet mang-Hinh-6
 Quân đội Myanmar hiên chưa đưa ra bình luận về vụ việc trên. Được biết, Mandalay vốn là một trong những điểm tập trung nhiều người phản đối chính quyền quân sự Myanmar. Ảnh: Reuters. 

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar, be 7 tuoi thiet mang-Hinh-7
Hôm 21/3, các kỹ sư ở Mandalay tổ chức những "cuộc biểu tình không người", một chiến thuật ngày càng phổ biến được thực hiện bằng cách xếp các biển hiệu trên đường phố hoặc các khu vực công cộng, thay cho những người biểu tình. Ảnh: AP.  
Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar, be 7 tuoi thiet mang-Hinh-8
Hôm 23/3, phát ngôn viên chính quyền quân sự Myanmar, ông Zaw Min Tun, cho biết 164 người biểu tình ở Myanmar đã thiệt mạng khi tham gia biểu tình phản đối chính biến. Cũng theo ông này, 9 nhân viên an ninh thiệt mạng. Ảnh: Reuters.  

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar, be 7 tuoi thiet mang-Hinh-9
Tuy nhiên, trước đó, Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị Myanmar (AAPP) cho biết, tính từ đầu tháng 2/2021 tới ngày 21/3, 250 người biểu tình ở Myanmar đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh nước này. Ảnh: Reuters.  

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar, be 7 tuoi thiet mang-Hinh-10
 Ngoài ra, tổng số những người bị bắt giữ tính đến ngày 21/3 là 2.665 người. Ảnh: Reuters. 

Mỹ-Iran cùng lúc tung bằng chứng vụ tấn công tàu chở dầu

Mỹ tung đoạn video cáo buộc lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran chủ mưu tấn công tàu chở dầu trong khi Iran cũng công bố hình ảnh ghi được.

Ngày 14/6, quân đội Mỹ đã phát hành video do Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cáo buộc binh sĩ Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran gỡ một quả mìn chưa phát nổ từ một tàu chở dầu gặp nạn trên vịnh Oman.
My-Iran cung luc tung bang chung vu tan cong tau cho dau
 Ảnh do quân đội Mỹ công bố về thiệt hại và một quả mìn chưa phát nổ trên thân tàu Kokuka Courageous. Mỹ đã phát hành video cáo buộc binh sĩ vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran gỡ một quả mìn chưa phát nổ từ một tàu chở dầu gặp nạn trên vịnh Oman. Ảnh: CENTCOM/AP.
Bức ảnh cho thấy có thủy lôi gắn trên thân tàu Kokuka Courageous, một trong hai con tàu bị tấn công trên Vịnh Oman ngày 13/6.
Người phát ngôn CENTCOM Bill Urban cho biết, một tàu tuần tra của lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đã hiện diện cạnh thân tàu và gỡ thuỷ lôi.
"Mỹ và cộng đồng quốc tế sẵn sàng bảo vệ lợi ích của chúng tôi, trong đó có cả quyền tự do hàng hải. Mỹ không quan tâm tới việc tham gia vào một cuộc xung đột mới ở Trung Đông. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ bảo vệ lợi ích của mình" - ông Urban tuyên bố.
Trong khi đó, phía Iran cũng phủ nhận sự liên quan của nước này tới 2 tàu bị tấn công ở vịnh Oman.
Truyền hình Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIB) cũng đăng tải một video cho thấy hình ảnh các thủy thủ được giải cứu khỏi tàu chở dầu bị tấn công hôm 13/6, xuất hiện trong một căn phòng với trạng thái sức khỏe bình thường. Họ cũng sẵn sàng trả lời phỏng vấn truyền hình Iran.
23 thủy thủ này được giải cứu đưa về cảng Jask trên tàu Front Altair gồm 11 người Nga, 11 người Philippines và một người Georgia. Tất cả đều được một tàu Iran cứu và “hoàn toàn khỏe mạnh”.
Tàu chở dầu thứ hai là Kokura Courageous do một tàu Hà Lan cứu.
Đài ABC (Australia) dẫn thông báo từ công ty Hyundai Merchant có trụ sở tại Hàn Quốc đưa tin về các thủy thủ trên tàu chở hàng Hyundai Dubai thuộc công ty này cho biết, đã có 3 tiếng nổ vang lên trên tàu Front Altair trước khi tàu này phát đi tín hiệu báo động khẩn cấp.
Thông báo cũng cho biết thêm rằng, tàu Hyundai Dubai đã gửi xuồng cứu hộ tới để giải cứu 23 thủy thủ trên tàu Front Altair, trước khi đưa họ lên tàu Hàn Quốc. Tàu Hyundai Dubai sau đó bàn giao các thủy thủ được cứu cho một tàu cứu hộ của Iran.
My-Iran cung luc tung bang chung vu tan cong tau cho dau-Hinh-2
Mỹ và Iran liên tục tung bằng chứng chứng minh kết tội và vô tội. 
Vụ việc hai tàu chở dầu bị tấn công ngay ngoài Vịnh Oman đã gây chấn động cho toàn thế giới, lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột ngày càng lớn hơn khi Mỹ bắt đầu điều thêm tàu khu trục USS Mason đến vùng Vịnh ngay sau vụ tấn công tàu chở dầu.