Giải cứu rắn hổ mang chúa mắc kẹt trong vòng sắt

Theo Daily Mail, con rắn hổ mang này đã nuốt một con cóc và khiến bụng phình to. Do đó, khi nó đi qua khe cống, nó đã bị mắc kẹt trong chiếc vòng sắt và không thể nào thoát ra ngoài. 

>>> Mời quý độc giả xem video giải cứu rắn hổ mang chúa. Nguồn Dân Việt:
Rắn hổ mang chúa, loài bò sát với nọc độc đầu bảng, xuất hiện trong đoạn video khi bị kẹt thân mình trong vòng sắt. Con rắn dài chừng 1 mét và luôn tấn công khi người đàn ông có ý định giúp nó.
Con rắn tấn công bất kì ai lại gần.
 Con rắn tấn công bất kì ai lại gần.
Thay vì bỏ mặc con rắn khổ sở thoát thân, người đàn ông Ấn Độ quyết định ra tay cứu giúp. Sau vài lần bắt bất thành, người đàn ông xoay xở và bắt được con rắn thành công.
Người này sử dụng một chiếc kìm cộng lực để cắt chiếc bẫy sắt khỏi người con rắn. Sau đó, ông ta thả nó đi.
Theo Daily Mail, con rắn này đã nuốt một con cóc và khiến bụng phình to. Do đó, khi nó đi qua khe cống, nó đã bị mắc kẹt trong chiếc vòng sắt và không thể nào thoát ra ngoài. Vụ việc xảy ra ở thành phố Bhubaneshwar thuộc bang miền đông Odisha của Ấn Độ.
Con rắn hổ mang chúa được mang tới trung tâm chăm sóc động vật địa phương và các bác sĩ đã dùng kìm phá bẫy sắt. Bác sĩ Biswadip Jena, nói: “Chúng tôi cắt bẫy sắt ra và phát hiện nó có vài vết thương trên da. Do đó, chúng tôi đã khâu lại rồi thả tự do”.
Dùng kìm cắt bẫy sắt.
 Dùng kìm cắt bẫy sắt.
Rắn hổ mang chúa là loài cực độc, mỗi năm giết khoảng 10.000 người Ấn Độ. Mỗi phát cắn của chúng khiến nạn nhân suy hô hấp, liệt người và trụy tim. Nạn nhân thường qua đời sau khoảng 15 phút bị rắn cắn.
Ngoài Ấn Độ, hổ mang chúa xuất hiện ở Pakistan, Sri Lanka, Myanmar và Bangladesh. Loài rắn này không chủ động tấn công người nếu như không bị đe dọa.

Bộ sưu tập động vật kinh dị phục vụ khoa học

Sau khi ngoạm được con mồi bằng bộ hàm cực khỏe, sinh vật có tên gọi "ấn tượng" là trùn máu hay sâu máu (bloodworm) sẽ tiêm chất độc làm tê liệt con mồi rồi giết chết và bắt đầu ăn thịt.

Mặc dù được gọi là sâu hay trùn nhưng đây là loài ăn thịt qua thân vòi lớn với 4 lỗ rỗng. Vết cắn của trùn máu cũng gây đau đớn kinh khủng cho con người. Đặc biệt là cơ thể trùn máu chứa rất nhiều đồng nhưng không khiến cho chúng bị nhiễm độc. Trùn máu là một trong các "ngôi sao" trong bộ sưu tập của Ronald Jenner, chuyên gia về sự tiến hóa của nọc độc.

Trai trẻ tự hào thân thiết với rắn hổ mang chúa... trả giá đắt

(Kiến Thức) - Thân thiết, chiều chuộng con rắn hổ mang chúa hết mức, cậu thiếu niên chẳng ngờ có ngày mình mất mạng vì nó. 

Rất nhiều người sợ rắn nhưng cũng có những người vô cùng yêu quý loài bò sát này, nuôi chúng như thú cưng. Ở miền Tây Java, Indonesia, có một thiếu niên rất thích rắn, nuôi một con rắn hổ mang chúa làm thú cưng.
Mong mỏi lâu ngày mới được sở hữu một con hổ mang chúa, cậu thiếu niên rất nâng niu, chiều chuộng con vật. Đồng thời, cậu cũng bỏ ngoài tai lời khuyên của người lớn, rất thân thiết với con rắn hổ mang thú cưng.