​Giải cứu phi công Australia bị bắt cóc nơi hẻo lánh

Một phi công người Australia và hai kỹ thuật viên đã được giải cứu sau khi họ bị bắt cóc tại một vùng cao nguyên hẻo lánh ở Papua New Guinea.

Ủy viên cảnh sát Papua New Guinea David Manning ngày 26/2 cho biết phi công người Australia và hai kỹ thuật viên địa phương đã đến vùng núi Sisa ở tỉnh Hela theo lịch trình. Tuy nhiên, họ bất ngờ bị một nhóm vũ trang bắt cóc tại một trạm viễn thông hẻo lánh.
Ngay khi nhận được tin báo, Papua New Guinea đã triển khai lực lượng an ninh để giải cứu các con tin.
“Sau khi triển khai nhanh chóng các thành phần lực lượng an ninh, phi công người Australia trên trực thăng Hevilift và hai kỹ thuật viên người Papua New Guinea đã được trả tự do mà không bị tổn hại gì”, Ủy viên cảnh sát Papua New Guinea David Manning thông tin.
​Giai cuu phi cong Australia bi bat coc noi heo lanh
Ảnh minh họa: PA.  
Nguồn tin tiết lộ, 3 con tin được trả tự do sau cuộc đàm phán của lực lượng an ninh với nhóm vũ trang này.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia xác nhận với NCA NewsWire rằng phi công đã được giải cứu.
“Chúng tôi vui mừng vì một công dân Australia bị bắt làm con tin ở Papua New Guinea đã được trả tự do. Chúng tôi cảm ơn chính phủ Papua New Guinea và Cảnh sát Hoàng gia Papua New Guinea vì sự hỗ trợ của họ", tuyên bố cho biết.
Lực lượng an ninh Papua New Guinea hiện đang truy tìm những kẻ bắt cóc và cảnh sát sẽ nổ súng tiêu diệt nếu nhóm này chống trả.
Cũng tại tỉnh Hela gần một năm trước, một nhà khảo cổ học người Australia và hai nhà nghiên cứu người Papua New Guinea bị bắt cóc và giam giữ hơn một tuần mới được trả tự do.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hơn 200 học sinh bị bắt cóc tại Nigeria

Nguồn video: Nhân Dân TV

Bí ẩn thỏi son 3.600 năm tuổi tại Iran

Thỏi son môi màu đỏ từ 3.600 năm trước mới được tìm thấy ở Iran. Đây dường như là thỏi son cổ nhất từng được phát hiện.

Theo ATI, thỏi son 3.600 năm tuổi này được phát hiện ở vùng Jiroft phía đông nam Iran.
Theo một nghiên cứu về son môi được công bố trên Scientific Reports, đồ trang điểm cổ xưa và các đồ tạo tác khác lần đầu tiên xuất hiện trở lại vào năm 2001 khi sông Halil tràn qua một số nghĩa trang từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên khiến những ngôi mộ chứa nhiều hiện vật "lộ thiên".

Nơi người dân bán đá nhặt dưới sông cũng đủ tiền xây nhà

Một ngôi làng nhỏ nằm cạnh bờ sông Dương Tử, tỉnh Tứ Xuyên đã được biết đến như một trong những nơi cung cấp đá cuội hàng đầu của Trung Quốc và tạo ra doanh thu hàng triệu Nhân dân tệ mỗi năm.

Noi nguoi dan ban da nhat duoi song cung du tien xay nha

Nằm bên cạnh sông Dương Tử, thành phố Lô Châu, Tứ Xuyên, Trung Quốc, có một ngôi làng mang tên Hà Gia Bá, nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đặc biệt: đá cuội.