Giác quan cuối cùng ngừng hoạt động khi con người sắp qua đời

Theo nghiên cứu, thính giác là giác quan cuối cùng mà con người mất đi khi cận kề cửa tử.

Bác sĩ thường khuyên gia đình của những bệnh nhân sắp qua đời nói chuyện với người thân của họ và thì thầm những lời an ủi.

Nghiên cứu cho thấy, khi con người sắp chết, thính giác của họ vẫn hoạt động. Điều đó có nghĩa bộ não tiếp tục ghi lại những âm thanh cuối cùng mà một người sẽ nghe thấy, ngay cả khi cơ thể của họ không còn phản ứng.

Giac quan cuoi cung ngung hoat dong khi con nguoi sap qua doi
Ảnh minh họa: Usnews

Theo Mirror, các nhà khoa học đã theo dõi hoạt động của não ở 17 bệnh nhân bình thường, 8 bệnh nhân giai đoạn cuối có đáp ứng và 5 bệnh nhân giai đoạn cuối không phản ứng.

Mỗi bệnh nhân được nghe 2 loại bài hát 5 nốt, với một phiên bản chỉ có 5 nốt lặp lại, trong khi những bài khác có những thay đổi về âm sắc, nhịp điệu.

Những bệnh nhân còn khỏe mạnh và phản ứng nhanh được yêu cầu đếm số lượng bài hát có sự thay đổi.

Các nhà khoa học ghi nhận, mô hình hoạt động não ở những bệnh nhân không phản ứng tương tự những bệnh nhân khỏe mạnh. Điều này chứng minh mọi người vẫn nghe được khi họ sắp chết.

Nhóm tác giả cho biết: "Chúng tôi đã đưa ra bằng chứng cho thấy ít nhất một số bệnh nhân hấp hối đang nghe và có các phản ứng thần kinh với chuỗi các kích thích thính giác đơn giản”.

"Điều này phù hợp với quan điểm thính giác là một trong những giác quan cuối cùng bị mất chức năng khi một người sắp chết và khẳng định lời khuyên gia đình nên tiếp tục nói chuyện với người thân sắp mất càng lâu càng tốt”.

Lawrence Ward, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư tại Đại học British Columbia (Canada), cho biết: "Hệ thống thính giác của một số bệnh nhân này đang hoạt động có vẻ gần như bình thường”.

Tuy nhiên, dù thính giác là giác quan cuối cùng mà một người mất đi khi chết, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa rõ liệu bệnh nhân có thực sự hiểu những gì họ nghe không.

Chuyên gia nói với Inverse: “Có thể một số quá trình nhận thức của họ vẫn đang hoạt động mặc dù họ không thể phản ứng. Điều chúng tôi không biết là liệu họ có hiểu và được an ủi bởi những lời đó hay không".

Bác sĩ Zachary Palace, Giám đốc y tế của Hebrew Home tại Riverdale, New York (Mỹ), trước đây nhận định thính giác là "giác quan thụ động nhất".

Nhà khoa học giải thích, các bác sĩ khuyến khích gia đình nói chuyện, chia sẻ suy nghĩ, tình yêu với những người thân yêu sắp mất bởi mặc dù huyết áp giảm và đang hấp hối, họ vẫn có thể nghe thấy những gì chúng ta nói.

Thường để "linh tính" dẫn đường, liệu bạn có phải là người có giác quan thứ 6?

Linh cảm hay linh tính đó được gọi là "giác quan thứ 6". Nhiều người đã được cứu sống nhờ giác quan này, liệu bạn có khả năng để có giác quan thứ 6?

Giác quan thứ 6 là khái niệm chỉ khả năng tiếp nhận thông tin của con người qua một kênh siêu nhiên, vượt trội hơn hẳn 5 giác quan bình thường kia. Nó không phải là giác quan cụ thể nào. Qua đó, người này có thể linh cảm, dự đoán một điều tốt đẹp hoặc không hay sắp xảy đến trong tương lai.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia đã chỉ ra, việc nhìn thấy tương lai hay cảm nhận những điều kỳ bí sắp diễn ra là một thủ thuật của não.

Các loại virus ngoài đời thực có thể tạo ra 'zombie' hay không?

Đề tài zombie đã được khai thác rất nhiều trong phim ảnh, trò chơi điện tử.

Vào năm 2002, các nhà làm phim HOLLYWOOD đã bắt tay vào việc chuyển thể trò chơi điện tử Resident Evil nổi tiếng và sau 20 năm, các loạt phim và phim truyền hình liên quan tới chủ đề này vẫn được tiếp tục.

Trong phim, loại virus "T" hư cấu được một thực thể tương lai gọi là "Tập đoàn Umbrella" tạo ra trong phòng thí nghiệm và đã thoát ra ngoài, gây ra một đợt bùng phát dịch bệnh và biến mọi người thành "zombie" (thây ma/xác sống).