Gia tộc đại thần triều Thanh Lý Hồng Chương: Hậu thế giàu sụ

Tuy không nạp nhiều thê thiếp, nhưng vị đại thần triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) này lại có đông con nhiều cháu. Và cho đến nay, hậu thế của ông Lý Hồng Chương vẫn sống vẻ vang suốt nhiều đời.

Chứng kiến những tình tiết "drama" trong phim cổ trang Trung Quốc, chắc hẳn sẽ có nhiều khán giả không khỏi tò mò về cuộc sống thực tế của những con người sống dưới triều đại nhà Thanh. Liệu họ có giống như trong phim, phục sức đẹp đẽ, đời sống xa hoa và luôn phải tuân theo đủ mọi lễ giáo phong kiến khắt khe hay không?
Gia toc dai than trieu Thanh Ly Hong Chuong: Hau the giau su
 Lý Hồng Chương là đại thần nổi tiếng cuối triều Thanh.
Những bức ảnh chụp gia tộc của một vị đại thần cuối triều Thanh - Lý Hồng Chương - có lẽ sẽ phần nào phản ánh được cuộc sống thực tế của người dân Trung Quốc khi xưa.
Lý Hồng Chương (1823-1901) tên tự là Thiếu Thuyên, là một đại thần triều đình nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người huyện Hợp Thi, tỉnh An Huy, xuất thân trong một gia đình quan lại giàu có.
Gia toc dai than trieu Thanh Ly Hong Chuong: Hau the giau su-Hinh-2
Ông sinh ra trong một gia đình quan lại giàu có. 
Ông đậu tiến sĩ đời Đạo Quang, đã từng được bổ nhiệm chức Đạo đài tỉnh Phúc Kiến, sau đó được Tăng Quốc Phiên tiến cử về triều. Trong cuộc đời quan trường của mình, Lý Hồng Chương đã thành lập Hoài quân tham gia cùng với Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường trấn áp phong trào Thái Bình Thiên Quốc. Vì có công lớn, ông được bổ nhiệm làm Tổng đốc Hồ Quảng, Tổng đốc Trực Lệ kiêm Bắc dương đại thần, Tổng đốc Lưỡng Quảng, Túc nghị nhất đẳng bá.
Là một nhân vật quyền cao chức trọng, Lý Hồng Chương đã trải qua rất nhiều sự kiện trọng đại và có sức ảnh hưởng nhất định trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Chân dung vị đại quan uy dũng cùng gia quyến của ông đã được lưu lại bằng những bức ảnh khá chân thực, sống động.
Gia toc dai than trieu Thanh Ly Hong Chuong: Hau the giau su-Hinh-3
 Đông Mai không chỉ xinh đẹp mà còn rất thông minh, khiêm tốn.
Lúc còn trẻ, Lý Hồng Chương và người vợ đầu Châu thị tình sâu nghĩa nặng, thế nên ông không nạp nhiều thê thiếp như những quan lại cùng thời khác. Đến khi Châu thị qua đời vì bệnh nặng, Lý Hồng Chương bèn cưới người vợ thứ hai là Mạc thị để có người chăm sóc con cái. Sau đó, Mạc thị cũng mắc bạo bệnh rồi qua đời, Lý đại nhân lại đón thiên kim danh giá Triệu Tiểu Liên về làm bà cả và nạp cô gái trẻ Đông Mai về làm thiếp.
Theo một số nguồn tin, Đông Mai là cô gái xuất thân từ chốn thanh lâu được Lý Hồng Chương bỏ tiền ra chuộc về. Không chỉ xinh đẹp, khiêm tốn, Đông Mai còn giỏi cầm kỳ thi họa nên được Lý đại nhân hết mực sủng ái.
Gia toc dai than trieu Thanh Ly Hong Chuong: Hau the giau su-Hinh-4
 Lý Hồng Chương cùng các con cháu.
Các con trai, con gái của Lý Hồng Chương được cho là đều có ngoại hình ưa nhìn. Tuy ông không có quá nhiều thê thiếp, nhưng lại đông con nhiều cháu. Ông có rất nhiều con cháu thành tài, trong đó có 3 người nổi tiếng giàu có là Lý Gia Húc, Lý Gia Cảnh và Lý Gia Thự.
Hậu thế của Lý đại nhân hiện tại có một số người đang sống ở nước ngoài, có những người còn trở thành chủ nhân của những doanh nghiệp lớn, cuộc sống giàu sang phú quý suốt mấy đời.
Gia toc dai than trieu Thanh Ly Hong Chuong: Hau the giau su-Hinh-5
 Con cháu của ông có rất nhiều người thành tài.
Gia toc dai than trieu Thanh Ly Hong Chuong: Hau the giau su-Hinh-6
 Lý Hồng Chương và anh trai Lý Hàn Chương.
Gia toc dai than trieu Thanh Ly Hong Chuong: Hau the giau su-Hinh-7
 Người mẹ thân sinh của Lý Hồng Chương là một thiên kim tiểu thư danh giá. Bà sống tới 83 tuổi và được triều đình phong tặng danh hiệu Nhất phẩm phu nhân, sau đó được phong thành Nhất phẩm bá phu nhân.
Gia toc dai than trieu Thanh Ly Hong Chuong: Hau the giau su-Hinh-8
Những năm cuối đời, Lý Hồng Chương luôn phải có người theo sát hầu hạ. 

Những nghề truyền thống ẩm thực ở Nam Bộ là di sản quốc gia

Được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, các nghề thủ công truyền thống này cho đặc sản nổi tiếng.

Nhung nghe truyen thong am thuc o Nam Bo la di san quoc gia
 Cuối tháng 5, nghề làm nước mắm ở Phú Quốc được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo thống kê, tại đảo ngọc hiện có gần 60 nhà thùng nước mắm, tập trung phần lớn ở phường Dương Đông, TP Phú Quốc, duy trì sản xuất nước mắm theo quy trình truyền thống. Nước mắm Phú Quốc làm từ cá cơm, ủ chượp trong thùng gỗ 12-18 tháng, hoàn toàn tự nhiên... Ảnh: Tâm Bùi.

Đám cưới xa hoa nhất lịch sử Trung Quốc đẩy nhà Thanh vào bờ vực sụp đổ

Thời điểm nhà Thanh phát triển cực thịnh, Từ Hi Thái hậu đã tất tay 3 lần rút tiền từ Bộ Hộ và số tiền cả nước quyên góp để tổ chức hôn lễ hoành tráng nhất lịch sử cổ đại Trung Hoa.

Vào ngày 8/11/1888 thời nhà Thanh, Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu đã ban hành hai sắc lệnh: Một là tuyên bố phong thị Diệp Hách Na Lạp lên làm hoàng hậu, đây chính là hoàng hậu Long Dụ sau này. Hai là phong 2 người con gái của bộ trưởng bộ hộ Thi Lang lên làm vợ lẽ của vua, sau này chính là Cẩn Phi và Hoà Trân Phi.

Như vậy, Hoàng đế Quang Tự mới 17 tuổi cùng một lúc đã có một vợ và hai quý phi.

Dam cuoi xa hoa nhat lich su Trung Quoc day nha Thanh vao bo vuc sup do

Hoàng đế Quang Tự ở tuổi 17 đã được phong 1 hoàng hậu và 2 quý phi. Ảnh: Sohu.

Hầu hết các hoàng đế của triều đại nhà Thanh đều đã kết hôn trước khi lên ngôi. Chỉ có số ít vị vua, bao gồm Hoàng đế Quang Tự là kết hôn sau khi lên trị vì. Vì vậy, đối với hoàng gia triều Thanh, lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự là sự kiện vô cùng đặc biệt. Từ Hi Thái Hậu đã lên kế hoạch tổ chức một hôn lễ hoành tráng bậc nhất cho Hoàng đế Quang Tự.

Vào khoảng năm 1888, nhà Thanh đang ở trong thời kỳ phát triển cực thịnh giữa giai đoạn hòa bình hiếm hoi sau chiến tranh. Sức mạnh quân sự được cải thiện đáng kể, nguồn tài chính dồi dào, sự lớn mạnh đã đặt nền tảng vật chất vững chắc cho lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự.

Từ Hi Thái hậu đã 3 lần ra lệnh rút tiền của Bộ Hộ. Lần thứ nhất đề ra 4 triệu lượng bạc do Bộ Hộ và các tỉnh chịu trách nhiệm. Lần thứ hai quyên góp được 1 triệu lượng bạc. Lần thứ ba quyên góp được 500.000 lượng bạc. Tổng cộng là 5,5 triệu lạng bạc được quy về triều đình cho sự kiện hôn lễ của Hoàng đế.

Vậy thực tế lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự tốn bao nhiêu tiền?

Theo các thông tin được ghi chép lại, Hoàng đế Quang Tự đã sử dụng 4.126 lượng vàng, 4.824.183 lượng bạc và 2.758 xấp tiền để làm tiền sính lễ. Nếu quy về ngân lượng sẽ tương đương với 5,5 triệu lượng bạc. Điều này có nghĩa là 5,5 triệu lượng bạc mà Từ Hi Thái hậu quyên góp được từ Bộ Hộ về cơ bản đã được tiêu hết sạch.

Nếu ta khó hiểu 5,5 triệu lượng bạc thời cổ đại lớn đến mức nào thì có thể giải thích một cách tương đối đơn giản và trực tiếp, số tiền này gần như có thể mua cả một nửa hạm đội Hải quân Bắc Dương!

Dam cuoi xa hoa nhat lich su Trung Quoc day nha Thanh vao bo vuc sup do-Hinh-2

Dàn quan lại hùng hậu với trang phục và phong thái quyền quý trong hôn lễ của vị vua Quang Tự. Ảnh: Sohu.

Hải quân Bắc Dương do Lý Hồng Chương trực tiếp cầm quyền, giữ chức tổng đốc tỉnh kiêm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp.

Sau hơn 10 năm liên tục phát triển, hạm đội hải quân Bắc Dương có 25 tàu chiến, 50 tàu chiến phụ trợ, 30 tàu vận tải và hơn 4.000 sĩ quan, binh lính. Đây là hạm đội mạnh nhất và lớn nhất trong số bốn lực lượng hải quân chính của nhà Thanh, và sức mạnh tổng thể của nó được xếp hạng số 9 thế giới và số 1 trên toàn Châu Á.

Với cách so sánh này, 5,5 triệu lạng bạc mà Hoàng đế Quang Tự trực tiếp chi cho hôn lễ sẽ có thể mua được hơn một nửa lực lượng hải quân Bắc Dương. Nói cách khác, chuyển chủ sở hữu của cả hạm đội hải quân Bắc Dương cũng chỉ đủ tổ chức hôn lễ cho 1 vị Hoàng đế Quang Tự.

Dam cuoi xa hoa nhat lich su Trung Quoc day nha Thanh vao bo vuc sup do-Hinh-3

Sảnh tổ chức lễ cưới xa hoa tại cung Côn Ninh từng được trang trí vô cùng lộng lẫy cho hôn lễ. Ảnh: NetEase.

Với số tiền khổng lồ, đám cưới vua Quang Tự đã được Từ Hi Thái Hậu sắp xếp tổ chức theo các nghi thức trang trọng bậc nhất, những bộ trang phục cao quý làm từ hàng trăm cuộn lụa satin, hàng ngàn con chiến mã tuyển được chọn kỹ càng, vô vàn lễ vật đắt giá cùng các nghi thức hôn lễ trọng đại.

Quả thật, đây không hổ danh là hôn lễ được đầu tư nhất trong toàn bộ lịch sử cổ đại Trung Quốc nhưng cũng chính cách tiêu xài hoang phí này của Từ Hi Thái Hậu đã đẩy nhà Thanh đến cái kết sụp đổ đầy thảm thương sau này.