Giả danh trung tá công an lừa tình, lừa tiền...tinh vi, thủ đoạn cỡ nào?

(Kiến Thức) - Ngày 21/2, Công an TP Đồng Xoài, Bình Phước cho biết, vừa tạm giữ Hồ Thanh Ngân (36 tuổi, quê Quảng Bình) để điều tra hành vi giả danh công an và lừa đảo chiếm đoạn tài sản.

Theo điều tra của cơ quan Công an, một người tự xưng là Lê Văn Mạnh, thường diện trang phục trung tá công an, có những biểu hiện "không giống công an", nên đã vào cuộc điều tra.
Rạng sáng 19/2, Mạnh bị các trinh sát bắt giữ khi đang ngồi ăn ở một quán ốc tại phường Tân Đồng. Tại nơi tạm trú ở khu phố Phú Cường, phường Tân Phú, TP Đồng Xoài, công an phát hiện nhiều đồ đạc, dụng cụ của ngành công an như: thẻ chứng minh công an nhân dân (làm giả), trang phục công an nhân dân, nón công an, còng số 8, súng bắn đạn bi...
Tại cơ quan điều tra, Mạnh khai tên thật là Hồ Thanh Ngân và không phải là người trong ngành công an. Ngân thừa nhận hành vi giả danh trung tá công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tình cảm đối với một số "người đẹp".
Theo Công an TP Đồng Xoài, năm 2018 Ngân đã từng bị Công an TP Đồng Xoài bắt giữ và xử lý khi giả danh Công an.
Đối tượng giả danh trung tá công an có thể bị xử lý thế nào? Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, hành vi của đối tượng này có dấu hiệu phạm nhiều tội danh như: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội sử dụng tài liệu con dấu giả và tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng bởi vậy cơ quan chức năng cần xác minh làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng này để có hình thức xử lý theo quy định pháp luật.
Gia danh trung ta cong an lua tinh, lua tien...tinh vi, thu doan co nao?
Đối tượng Hồ Thanh Ngân bị Công an bắt giữ. 
Có thể nói rằng đối tượng này có một sự chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, tinh vi. Đối tượng có đầy đủ giấy tờ, vũ khí, vật dụng giống như một người trong ngành Công an, chính vì vậy có thể lừa gạt, dụ dỗ tình cảm, tiền bạc của nhiều người.
Hành vi này là hết sức nguy hiểm xâm phạm nhiều quan hệ pháp luật như quyền sở hữu tài sản, đặc quyền của nhà nước trong việc quản lý vũ khí quân dụng, quản lý nhà nước về tài liệu, con dấu và danh dự, nhân phẩm của công dân...
Hành vi của đối tượng này con làm giảm sút uy tín của lực lượng Công an đối với nhân dân, gây ra những hệ lụy tiêu cực trong xã hội.
Bởi vậy việc phát hiện, xử lý với các đối tượng giả danh, giả mạo, lừa đảo này là rất cần thiết và cần phải xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.
Gia danh trung ta cong an lua tinh, lua tien...tinh vi, thu doan co nao?-Hinh-2
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội. 
Với hành vi sử dụng thông tin gian dối, dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác mà trị giá tài sản từ 500.000.000 đồng trở lên, thì đối tượng này sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân theo quy định tại điều 174 bộ luật hình sự năm 2015.
Đối với hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng thì hành vi này cũng bị xử lý hình sự với mức hình phạt có thể cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân theo quy định tại Điều 304 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018).
Để xử lý đối tượng này về tội tàng trữ, trái phép vũ khí quân dụng thì cơ quan điều tra cần phải mang khẩu súng này đi giám định, nếu kết quả giám định cho thấy đây là vũ khí quân dụng thì đối tượng này sẽ bị xử lý hình sự theo điều 304 bộ luật hình sự nêu trên.
Còn đối với hành vi sử dụng thẻ cảnh sát thì cơ quan điều tra sẽ xác minh làm rõ là thẻ này có phải do cơ quan có thẩm quyền cấp không? nếu không phải thì đây là thẻ, con dấu giả bởi vậy cơ quan chức năng sẽ làm rõ đối tượng nào làm ra chiếc thẻ này, việc sử dụng chiếc thẻ ra sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi lừa gạt tình cảm thì không có chế tài xử lý hình sự tuy nhiên đây là hành vi đáng lên án và là tình tiết để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên khi tòa án quyết định mức hình phạt cụ thể đối với đối tượng này.
>>> Xem thêm video: Giả danh Lãnh đạo Bộ Công an đi lừa đảo

Nguồn: VTC 1.

“Đại ca” Malaysia chỉ huy băng nhóm giả công an Việt lừa đảo 500 tỷ thế nào?

(Kiến Thức) - Cơ quan chức năng đang tạm giữ 10 đối tượng để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do “Đại ca” Malaysia chỉ huy băng nhóm giả công an Việt lừa đảo 500 tỷ.

Ngày 20/1, công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đang tạm giữ 4 đối tượng người Malaysia, Campuchia và 6 đối tượng người Việt Nam để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
“Dai ca” Malaysia chi huy bang nhom gia cong an Viet lua dao 500 ty the nao?
Nhóm đối tượng người Malaysia, Campuchia và Việt Nam trong đường dây chiếm đoạt tài sản 500 tỷ. (Ảnh: Vietnamnet)
Cụ thể, 4 người nước ngoài đang bị tạm giữ gồm: Long Boon Leng (29 tuổi), Lim Kean Kew (24 tuổi, cùng quốc tịch Malaysia) và Cao Ngọc Nhi (22 tuổi), Đỗ Thị Đông (27 tuổi, trú ở Campuchia) và 6 người Việt Nam gồm: Nguyễn Thị Bích Tuyền (26 tuổi, trú tại Long An), Nguyễn Thị Trà My (23 tuổi, trú tại Đồng Tháp), Trần Thị Băng Nhi (18 tuổi, trú tại Trà Vinh), Trần Văn Phát (30 tuổi, trú tại quận 4, TP HCM), Nguyễn Thị Bé (28 tuổi, trú tại Đồng Tháp) và Võ Thiên Long (32 tuổi, trú tại quận Phú Nhuận, TP HCM).
Theo điều tra ban đầu, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 5 người bị lừa đảo bằng hình thức gọi điện mạo danh cơ quan công an, viện kiểm sát đe dọa chiếm đoạt gần 7 tỷ đồng.
Sau khi nhận đơn trình báo của các bị hại, công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) vào cuộc điều tra.
Bước đầu xác định, nhóm người quốc tịch Malaysia được một số người ở Đài Loan chỉ đạo nhập cảnh vào Việt Nam mua thông tin cá nhân. Sau đó chuyển cho những người Đài Loan dùng tổng đài giả danh số điện thoại của cơ quan công an, viện kiểm sát để đe dọa nạn nhân.
Hình thức thực hiện đến các bị hại bằng cách như thông báo nợ tiền thanh toán qua thẻ ngân hàng, liên quan đến các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như rửa tiền, buôn bán ma túy... để chiếm đoạt thông tin ngân hàng trực tuyến.
Theo công an Quảng Nam, nhóm này đã nắm giữ trên 100.000 thông tin tài khoản ngân hàng cá nhân của người Việt Nam, cơ quan điều tra tạm giữ 57 điện thoại, 5 máy tính xách tay, 1 thiết bị Air Tel, 5 thiết bị lưu trữ, 289 sim điện thoại, 50 thẻ ATM và nhiều tài liệu liên quan.
Căn cứ số lượng thẻ ngân hàng bị thu giữ, ước tính số tiền nhóm này đã chiếm đoạt của các bị hại trên khắp cả nước hơn 500 tỷ đồng. Đồng thời ngăn chặn phong tỏa 55 tài khoản ngân hàng với tổng số tiền 3,7 tỷ đồng.
Được biết, đường dây người nước ngoài giả danh công an, viện kiểm sát lừa đảo hơn 500 tỷ đồng do Long Boon Leng chủ mưu, cầm đầu, nhóm hoạt động theo sự chỉ đạo của nghi phạm người Đài Loan.
Hiện, vụ việc đang được công an tỉnh Quảng Nam và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao mở rộng điều tra.
>>> Xem thêm video: Cải trang cảnh sát PCCC đi lừa đảo.
(Nguồn: VTC9)

Kẻ giả Cục phó Công an vào công an huyện để "chém gió" lừa đảo nói gì?

Hà mặc quân phục công an, mang quân hàm đại tá đến Công an huyện Châu Thành A nói ghé thăm anh em nhưng sau đó bị phát hiện giả danh.

Liên quan đến thông tin giả danh đại tá ghé Công an huyện thăm anh em, ngày 22/12, trao đổi với báo Đất Việt, đại diện Công an huyện Châu Thành A (Hậu Giang) xác nhận và cho biết đơn vị đã tạm giữ hình sự đối tượng Diệp Ngọc Hà (46 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM) đề điều tra làm rõ về hành vi “Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác”.
Ke gia Cuc pho Cong an vao cong an huyen de
Hà bị Công an huyện Châu Thành A tạm giữ để điều tra. Ảnh: Zing.vn
Theo đó, vào lúc 19h50 ngày 19/12, ông Diệp Ngọc Hà mặc quân phục công an, mang quân hàm đại tá, bảng tên ghi chức vụ Phó cục trưởng (ông Hà giới thiệu là Phó cục trưởng Cục Cơ yếu - Bộ Công an) đang trên đường đi công tác, tiện thể ghé Công an huyện Châu Thành A thăm anh em.

Lý lịch lừa đảo “cộm cán” của kẻ mạo Đại tá Phó Cục trưởng Cơ yếu

(Kiến Thức) - Mua thẻ Đảng, giấy chứng minh CAND do của một đối tượng không quen biết qua mạng xã hội, Diệp Ngọc Hà tự xưng là Phó cục trưởng Cục Cơ yếu - Bộ Công an rồi đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Liên quan tới vụ việc kẻ mạo Đại tá Phó Cục trưởng Cơ yếu, mới đây, Thượng tá Lê Văn Huệ, Phó Trưởng Công an huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cho biết, cơ quan CSĐT Công an huyện đang tạm giữ hình sự đối tượng Diệp Ngọc Hà (SN 1973, ngụ Quận 7, TP Hồ Chí Minh), đề điều tra làm rõ về hành vi “Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác” theo điều 339 Bộ luật Hình sự.