EFSF: Hy Lạp chính thức mất khả năng thanh toán

Quỹ bình ổn tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (EFSF) tuyên bố, Hy Lạp chính thức mất khả năng thanh toán.

Việc EFSF đưa ra tuyên bố rằng Hy Lạp chính  thức mất khả năng thanh toán được đưa ra ngay trước thềm cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp về chính sách kinh tế khắc khổ nhưng chưa yêu cầu Athens phải thanh toán ngay các khoản nợ.
EFSF: Hy Lap chinh thuc mat kha nang thanh toan
Người dân Hy Lạp tuần hành phản đối chính sách kinh tế khắc khổ tại thủ đô Athens ngày 2/7. (Nguồn: THX/TTXVN) 
EFSF có chức năng hỗ trợ các quốc gia thành viên Eurozone gặp khó khăn và hiện quản lý số nợ cũng như trái phiếu chính phủ của Hy Lạp với tổng trị giá lên tới 144,6 tỷ euro (160 tỷ USD).
Giám đốc EFSF Klaus Regling cho biết, việc đưa ra tuyên bố trên đang gây ra những quan ngại sâu sắc và dẫn tới hệ quả gay go cho nền kinh tế, cũng như chính phủ và người dân Hy Lạp.
Trong thời gian tới, EFSF sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước trong Eurozone, Ủy ban châu Âu (EC) và IMF về vấn đề nợ của Hy Lạp.
Hy Lạp đang đối mặt với hai luồng công luận trái chiều về chính sách kinh tế khắc khổ.
Theo kế hoạch, Hy Lạp sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về chính sách "thắt lưng buộc bụng" theo yêu cầu của các chủ nợ vào ngày 5/7, trong bối cảnh người dân nước này vẫn chưa ngã ngũ về việc nên ủng hộ hay phản đối.
Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker cảnh báo Hy Lạp sẽ bị yếu thế rất nhiều trong đàm phán với chủ nợ, nếu như người dân nước này nói "không" với chính sách khắc khổ. Ngay kể cả khi câu trả lời là "có", các cuộc đàm phán cũng vẫn rất khó khăn.
Mặc dù vậy, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras vẫn cam kết sẽ tôn trọng quyết định của người dân và tiến hành bước đi cần thiết theo Hiến pháp.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Gianis Varoufakis cảnh báo chính phủ sẽ từ chức nếu người dân nói "có" với kế hoạch khắc khổ.
Trong phát biểu mới nhất trên truyền hình ngày 3/7, Thủ tướng Tsipras kêu gọi các chủ nợ quốc tế xóa 30% nợ cho Hy Lạp và gia hạn thanh toán 20 năm cho 70% số nợ còn lại nhằm đảm bảo khả năng chi trả trong tương lai.
Hiện nợ quốc gia của Hy Lạp đã lên tới 180% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Giàn khoan TQ bắt đầu khai thác dầu khí ở Biển Đông

(Kiến Thức) -  Giàn khoan Hưng Vượng chính thức tác nghiệp ở  mỏ Lệ Loan 3-2 và là giàn khoan bán ngầm thứ tư của Trung Quốc khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Cụ thể, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hôm 3/7 thông báo, giàn khoan Hưng Vượng (COSL Prospector) chính thức tác nghiệp tại mỏ dầu khí Lệ Loan 3-2 có độ nước sâu khoảng 1.300 mét. Nó trở thành giàn khoan bán ngầm nước sâu thứ tư của Trung Quốc hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Gian khoan TQ bat dau khai thac dau khi o Bien Dong
Giàn khoan Hưng Vượng hoạt động trên biển. 
Trong đợt tác nghiệp này, giàn khoan Hưng Vượng sẽ tiến hành khai thác thử nghiệm và đánh giá dữ liệu địa chất tại mỏ Lệ Loan 3-2. Ngày 30/4, Trung Quốc bắt đầu đưa giàn khoan Hưng Vương tới Biển Đông để tham gia hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.

Những giao lộ kỳ quặc nhất thế giới

(Kiến Thức) - Bạn sẽ không khỏi “mắt tròn mắt dẹt” trước những giao lộ kỳ quặc trên thế giới.

Nhung giao lo ky quac nhat the gioi
Đoạn giao lộ kỳ quặc bậc nhất này nằm ở khu vực đường băng sân bay Gibraltar. Trong ảnh, dòng xe ô tô dừng lại trước đèn đỏ để máy bay cất cánh.