Đức khởi động vòng đàm phán cuối cùng thành lập Chính phủ liên minh

Hơn 3 tháng kể từ cuộc bầu cử - một giai đoạn lâu nhất trong lịch sử thành lập Chính phủ liên minh ở Đức, Đức đến nay vẫn chưa có chính phủ mới.

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay (7/1) sẽ khởi động vòng đàm phán liên minh mới, chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài ở nước này. Ba tháng sau cuộc bầu cử Quốc hội liên bang hôm 24/09 vừa qua, Đức đến nay vẫn chưa có một chính phủ liên minh mới. Áp lực đang gia tăng với người đứng đầu các đảng trong liên minh trước thềm đàm phán.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Martin Schulz. Ảnh: EPA.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Martin Schulz. Ảnh: EPA. 
Cuộc đàm phán dự kiến diễn ra trong 5 ngày từ 7-12/1. Tham gia đàm phán có người đứng đầu các đảng gồm: Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Merkel, đồng minh trong liên minh của bà là Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) cùng đảng Dân chủ Xã hội (SPD).
Hơn 3 tháng đã trôi qua kể từ cuộc bầu cử - một giai đoạn lâu nhất trong lịch sử thành lập Chính phủ liên minh ở Đức, Đức đến nay vẫn chưa có một chính phủ mới.
Sau cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang hôm 24/9, đảng Dân chủ Xã hội nhận thất bại nặng nề và quyết định rời bỏ chính phủ đại liên minh với Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) để trở thành đảng đối lập.
Tuy nhiên, dưới sức ép của các chính trị gia và dư luận, đảng Dân chủ Xã hội đã đồng ý tìm hiểu về khả năng tái lập Chính phủ đại liên minh ổn định với Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo sau khi liên đảng của Thủ tướng Angela Merkel thất bại trong việc đàm phán thành lập chính phủ liên minh với các đảng nhỏ hơn là Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh (Grüne).
Giới chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội cuối cùng của bà Merkel trong việc thành lập một liên minh chính phủ ổn định cho Đức. Bà Merkel sẽ phải nắm lấy cơ hội này để thuyết phục lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội rằng, họ có đủ mục tiêu chung khởi động các cuộc đàm phán liên minh chính thức đến tháng 3 hoặc tháng 4 tới.
Về phần mình, Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Martin Schulz sẽ phải nỗ lực thuyết phục các thành viên trong đảng của mình rằng một liên minh với bà Merkel sẽ không phản bội lại các nguyên tắc tôn chỉ của đảng.
Áp lực đang gia tăng với các đảng trước cuộc đàm phán. Nếu các cuộc đàm phán lần này thành công, một chính phủ mới sẽ có thể được thành lập trước lễ Phục sinh. Nhưng nếu đàm phán thất bại, nước Đức hoặc phải đối mặt với các cuộc bầu cử mới, hoặc lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 sẽ phải nằm dưới sự điều hành của một chính phủ thiểu số do bà Merkel lãnh đạo.
Để chuẩn bị cho cuộc đàm phán chính thức này, lãnh đạo của 3 đảng trong liên minh đã có cuộc gặp sơ bộ trước vào hôm 3/1 vừa qua, với kết quả ban đầu được cho là đầy lạc quan.
Phát biểu trước báo giới, lãnh đạo đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo Horst Seehofer nói: “Tôi nghĩ lần này chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết tốt bất đồng. Tôi rất tự tin. Cái mà chúng tôi cần bây giờ là kỷ luật, sự can đảm và sự sáng tạo. Sau đó, chúng ta sẽ thành công”.
Về phía Liên minh châu Âu, các nước đồng minh của Đức trong Liên minh châu Âu như Pháp vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào việc bà Merkel thành công trong cuộc đàm phán bởi với họ, Đức là cột trụ ổn định của khối và sự ổn định của Đức cũng đồng nghĩa với sự ổn định của Liên minh châu Âu.
Việc đến nay nước Đức chưa thành lập được Chính phủ mới sau bầu cử cũng có nghĩa là các quyết định quan trọng về tương lai của nước Đức, của Liên minh châu Âu vẫn còn chưa được chuẩn hóa trên giấy trắng mực đen.

Lập chính phủ liên minh thất bại, tương lai nào cho nước Đức?

(Kiến Thức) - Việc các chính đảng tại Đức không đạt được thoả thuận thành lập chính phủ liên minh có thể đẩy nước Đức rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị không lối thoát.

"Cơn địa chấn" ở nước Đức
Hôm 19/11, cuộc đàm phán kéo dài bốn ngày nhằm thành lập chính phủ liên minh mới tại Đức giữa Đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Angela Merkel, Đảng Dân chủ Tự do (FDP) theo đường lối thân thiện với doanh nghiệp và Đảng Xanh chủ trương bảo vệ môi trường đã thất bại khi FDP tuyên bố rút lui khỏi cuộc đàm phán.

Bức tường biên giới của Tổng thống Trump trị giá 18 tỷ USD

(Kiến Thức) - Tổng thống Trump đang nổ lực kêu gọi quốc hội nước này chi ra hơn 18 tỷ USD để mở rộng và nâng cấp toàn tuyến bức tường biên giới Mexico.

Theo tờ Wall Street Journal đưa tin, bước sang năm 2018 Tổng thống Mỹ Donald Trump đang quyết tâm thực hiện một phần các cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông vào năm 2016, và một trong số đó là nâng cấp bức tường biên giới ngăn cách Mỹ và Mexico.
Cũng theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Trump đang nổ lực kêu gọi quốc hội nước này chi ra hơn 18 tỷ USD trong vòng 10 năm nhằm mở rộng và nâng cấp toàn tuyến bức tường biên giới Mexico.