Dư luận Philippines phẫn nộ với bài hát lồng vấn đề Biển Đông của Trung Quốc

Bài hát kêu gọi tình hữu nghị Philippines - Trung Quốc nhưng lại lồng vấn đề Biển Đông, nhận 144.000 lượt không thích trên mạng xã hội.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines ngày 23/4 đã đăng tải trên tất cả các trang mạng xã hội của ĐSQ nước này một video ca nhạc dài 4 phút bằng hai thứ tiếng là tiếng Quan thoại và tiếng Philippines. Theo Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, bài hát nhằm mục đích kỷ niệm một kỷ nguyên hợp tác mới giữa Trung Quốc và Philippines trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Bài hát có nội dung chủ yếu là tri ân những người đã đóng góp sức lực vào cuộc chiến Covid-19 của hai nước, đặc biệt là về “đội ngũ chuyên gia y tế Trung Quốc đã đến Philippines giúp đỡ”. Tuy nhiên, ca khúc lại gây ra một làn sóng giận dữ trong cộng đồng mạng Philippines. Cư dân mạng cho rằng Trung Quốc đã lợi dụng hoàn cảnh để lồng ghép tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông vào bài hát này.
Du luan Philippines phan no voi bai hat long van de Bien Dong cua Trung Quoc
Bài hát kêu gọi tình hữu nghị Philippines - Trung Quốc nhưng lại lồng vấn đề Biển Đông, nhận 144.000 lượt không thích trên mạnh xã hội. 
Bài hát có tên gọi Iisang dagat (tạm dịch: Một biển) có đoạn "Bạn và tôi cùng một biển, tình yêu của bạn luôn bên tôi. Tôi sẽ không buông tay bạn. Chúng ta có một tương lai tươi sáng phía trước." Bài hát do chính Đại sứ Trung Quốc tại Philippines viết lời, được trình bày bởi các nhà ngoại giao Trung Quốc, Phó Thống đốc tỉnh Camarines Sur của Philippines, một diễn viên Trung Quốc và một ca sĩ Philippines gốc Hoa. Trong MV của bài hát có hình ảnh các quan chức Philippines, trong đó có Tổng thống Rodrigo Duterte đã lên tiếng cảm ơn Trung Quốc vì những giúp đỡ trong đại dịch. Bài hát cũng chiếu cảnh hỗ trợ và hàng viện trợ của Trung Quốc dành cho Philippines.
Truyền thông Philippines còn bày tỏ sự lo ngại khi Trung Quốc cắt cúp hình ảnh và phát biểu của các quan chức Philippines, để lồng vào "một bài hát tuyên truyền chủ quyền vô lý ở Biển Đông". Theo tờ Rappler, Philippines và Trung Quốc chắc chắn không thể là "hàng xóm thân thiện trên biển", trong khi đó tờ CNN Philippines cho rằng: “Video âm nhạc về "cái gọi là quan hệ đối tác Trung Quốc-Philippines" với tư cách là "những người hàng xóm thân thiện trên biển" đã và đang làm mưa làm gió trên các phương tiện truyền thông xã hội, khiến cho cư dân mạng Philippines không hài lòng”.
"Thật nực cười khi họ đặt tiêu đề này là 'Iisang Dagat' (Một biển) khi nó hoàn toàn không phải vậy? Chúng ta cùng nhau làm nên một biển, nhưng họ vẫn tiếp tục chiếm lấy những hòn đảo được cho là thuộc về Philippines”, người dùng Youtube Iroha Nekomura bình luận .
Còn tài khoản Epi Fabonan II trên Facebook bình luận: “Iisang Dagat” (Một biển) thế mà bạn lại hành động như thể biển là của riêng bạn. Nếu là vùng biển chung tại sao bạn lại xây quá nhiều những công trình quân sự trên đó và còn quấy rối tàu từ các quốc gia khác?”
Trong khi đó, một người dùng Twitter phản đối: “Không có “Một biển” hay Iisang Dagat nào hết. Trung Quốc không có quyền gì, nhất là sau khi đã chĩa súng vào tàu và ngư dân của chúng tôi”. Người dân Philippines cũng bày tỏ sự thất vọng đối với Phó Thống đốc tỉnh Camarines Sur vì đã thể hiện giọng hát trong video âm nhạc này.
Tính đến thời hiện tại, video tuyên truyền của Trung Quốc đã nhận 144 nghìn lượt không thích và chỉ có 2.000 lượt thích trên Youtube. Trong khi đó trên facebook, video này thu hút 335.000 lượt xem với hơn 12.000 lượt phẫn nộ.
Video âm nhạc này được ĐSQ Trung Quốc phát hành một ngày sau khi Philippines gửi 2 công hàm ngoại giao phản đối các yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông khi tuyên bố thành lập cái gọi là "Tây Sa" và "Nam Sa", đồng thời bày tỏ quan ngại về các hành động phi pháp của Bắc Kinh trong khu vực.

Sự thật bất ngờ về quốc gia đang là “tâm dịch” COVID-19 ở ĐNA

(Kiến Thức) - Singapore hiện là quốc gia có nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất trong khu vực Đông Nam Á, với hơn 9.100 người.

Su that bat ngo ve quoc gia dang la “tam dich” COVID-19 o DNA
 Hôm 19/4, Singapore đã vượt Indonesia, trở thành nước có nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất trong khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Wikipedia.

Su that bat ngo ve quoc gia dang la “tam dich” COVID-19 o DNA-Hinh-2
 Thông tin trên khiến nhiều người bất ngờ bởi chỉ chưa đầy một tháng trước, Singapore vẫn được ca ngợi như một "hình mẫu" chống dịch COVID-19 khi nước này có thể kiểm soát hiệu quả đợt bùng phát đầu tiên của dịch bệnh mà không cần áp các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Dưới đây là một số sự thật đáng kinh ngạc về đất nước này. Ảnh: Wikipedia.

Su that bat ngo ve quoc gia dang la “tam dich” COVID-19 o DNA-Hinh-3
 Tên gọi Singapore bắt nguồn từ tiếng Mã Lai Singapura, có nghĩa là "thành phố sư tử". Tuy nhiên, người ta tin rằng sư tử chưa từng sống trên đảo quốc này, ngoại trừ trong sở thú hiện nay. Ảnh: Wikipedia.

Su that bat ngo ve quoc gia dang la “tam dich” COVID-19 o DNA-Hinh-4
 Singapore nằm trong số 20 quốc gia có diện tích nhỏ nhất thế giới. Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính và khoảng 63 đảo nhỏ hơn quanh đảo chính. Ảnh: Wikipedia.

Su that bat ngo ve quoc gia dang la “tam dich” COVID-19 o DNA-Hinh-5
Singapore là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vị thế trung tâm tài chính lớn thứ tư và một trong năm cảng bận rộn nhất.  

Su that bat ngo ve quoc gia dang la “tam dich” COVID-19 o DNA-Hinh-6
 Night Safari, vườn thú đêm đầu tiên trên thế giới, là một trong những địa điểm thu hút du khách nổi tiếng ở Singapore. Ảnh: Wikipedia.

Su that bat ngo ve quoc gia dang la “tam dich” COVID-19 o DNA-Hinh-7
 Giải đua xe Công thức 1 (F1) được tổ chức thành công tại Singapore năm 2008. Đó là lần đầu tiên F1 được tổ chức vào ban đêm. Ảnh: Singaporegp.

Su that bat ngo ve quoc gia dang la “tam dich” COVID-19 o DNA-Hinh-8
 Singapore là một trong những thành phố xanh nhất thế giới. Được biết, gần một nửa diện tích đất Singapore được phủ xanh. Ảnh: Wikipedia.

Su that bat ngo ve quoc gia dang la “tam dich” COVID-19 o DNA-Hinh-9
Luật cấm bán kẹo cao su được áp dụng từ năm 1992 ở Singapore nhằm giữ sạch đường phố nơi công cộng. Tuy nhiên, năm 2004, lệnh cấm kẹo cao su được gỡ bỏ, song mức phạt cho tội nhả bã kẹo hay vứt vỏ kẹo sai nơi quy định rất cao. Ảnh: Nestia. 

Su that bat ngo ve quoc gia dang la “tam dich” COVID-19 o DNA-Hinh-10
 Theo nghiên cứu của Hội đồng Anh, người Singapore có tốc độ đi bộ nhanh nhất trên thế giới. Trung bình, họ có thể đi bộ được khoảng 6,15 km trong một giờ. Ảnh: Factfile.org.

Su that bat ngo ve quoc gia dang la “tam dich” COVID-19 o DNA-Hinh-11
Các tòa nhà ở Singapore không được xây cao quá 280 mét. Ảnh: Wikipedia. 

Su that bat ngo ve quoc gia dang la “tam dich” COVID-19 o DNA-Hinh-12
 Singapore vẫn áp dụng hình phạt đánh roi đối với những hành vi phá hoại tại đảo quốc này. Ảnh: Wikipedia.

Các Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố mạnh mẽ về Biển Đông

Ngoại trưởng Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) đã ra tuyên bố mạnh mẽ về tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông, vấn đề tự do hàng hải và bảo vệ môi trường ở các vùng biển quốc tế.

Trong tuyên bố chung đưa ra sau Hội nghị Ngoại trưởng và An ninh G7 tại Canada đầu tuần này, các ngoại trưởng G7 đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tự do hàng hải và việc tuân thủ luật pháp quốc tế.