Dự án bệnh viện 'án binh' 18 tháng, Phó Thủ tướng truy trách nhiệm bộ trưởng

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ truy trách nhiệm về việc dự án BV Bạch Mai cơ sở 2 và BV Việt Đức cơ sở 2 (ở Hà Nam) dừng thi công 18 tháng do giải ngân chậm.

Hôm nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với 3 Bộ: VHTT&DL, GD&ĐT và Bộ Y tế về thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trung hạn và kế hoạch năm 2018. Đây là 3 bộ có tiến độ giải ngân “chậm nhất toàn quốc”.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp. Ảnh: Thành Trung
 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp. Ảnh: Thành Trung
Không phải họp xong rồi để đấy
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu đích danh đề án 125 của Bộ Y tế liên quan đến dự án BV Bạch Mai cơ sở 2 và BV Việt Đức cơ sở 2 (ở Hà Nam) đã dừng thi công 18 tháng nay.
“Đây là một trong những điển hình yếu kém trong đầu tư xây dựng, mặc dù rất bức thiết, BV quá tải, người bệnh thì khổ sở, nhà nước tập trung toàn lực vào đây, không thiếu tiền, nhưng dự án giải ngân rất chậm, không có công nhân làm việc”.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ nêu rõ nguyên nhân trong tổ chức thực hiện các giải pháp đầu tư xây dựng.
“Chỉ rõ trách nhiệm của Chính phủ hay là của bộ trưởng, thứ trưởng phụ trách lĩnh vực trong tổ chức thực hiện, thanh tra, giám sát dự án; cam kết giải pháp thực hiện, không phải họp xong rồi để đấy”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn giải trình với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Thành Chung
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn giải trình với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Thành Chung 
Giải trình về việc này, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết đầu năm 2014, Thủ tướng cho phép Bộ Y tế chỉ định thầu xây dựng cơ sở 2 của 2 BV tuyến TƯ, nhưng Bộ Y tế tiến hành đấu thầu rộng rãi lựa chọn các nhà thầu như tổng công ty 36, Thành An, Vinaconex..., cho các gói thầu của BV Bạch Mai cơ sở 2 và các nhà thầu công ty cổ phần Hồng Hà, Thành Đạt, Vinaconex... cho các gói thầu của dự án BV Việt Đức cơ sở 2.
Đến 10/5, dự án BV Bạch Mai cơ sở 2 đã giải ngân được 76,66%, đang gặp vướng mắc ở quy định về thiết kế phải có dự toán, sau khi có thiết kế và dự toán thì mới được phê duyệt giải ngân qua kho bạc. Còn BV Việt Đức cơ sở 2 mới giải ngân đạt 56%.
“Bộ Y tế đã xin Thủ tướng kéo dài dự án tới hết năm 2019 sẽ hoàn thành thanh quyết toán. Quý 3 này sẽ đấu thầu trang thiết bị”, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nói về 2 dự án.
Bộ Y tế xin nhận trách nhiệm
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng đề án 125 của Bộ Y tế chậm tiến độ có phần nguyên nhân là do Bộ đã chuyển từ tổng thầu EPC sang các gói thầu và đấu thầu lựa chọn nhà thầu cho từng gói, đồng thời lại chậm triển khai dự toán công trình.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
Đại diện Kho bạc Nhà nước lý giải thêm, pháp luật quy định phải có dự toán thì mới được giải ngân. Theo các quyết định ban đầu, đề án 125 thực hiện theo hình thức EPC nên khi chưa được duyệt dự toán thì chưa giải ngân được.
Để tháo gỡ khó khăn, Nghị định số 37 của Chính phủ về hợp đồng khi chưa có dự toán sẽ được tạm ứng 50% kế hoạch vốn cho khối lượng công việc đã hoàn thành. Kho bạc Nhà nước đề nghị Bộ Y tế và chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thành dự toán đã được phê duyệt.
Kho bạc Nhà nước cho biết dự án BV Bạch Mai cơ sở 2 giải ngân 1.066 tỷ đồng, dự án BV Việt Đức cơ sở 2 mới giải ngân được 1.095 tỷ, thấp hơn nhiều số liệu của Bộ Y tế. Trong năm 2018, Kho bạc cũng đã thu hồi 1.000 tỷ đồng vốn tạm ứng trước đó cho 2 dự án này.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thế Phương cho biết: “Nguồn vốn 3.200 tỷ đồng đã giao cho 2 dự án BV. Đất đai cho 2 dự án này cũng là đất “sạch”. Việc triển khai dự án là trách nhiệm của Bộ Y tế”.
Ngoài 2 dự án trên, Bộ Y tế còn 8 dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ, trong đó có 3 dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư là BV Nhi cơ sở 2, BV Phụ sản TƯ cơ sở 2 và BV K.
Thứ trưởng Bộ Y Tế Phạm Lê Tuấn cho biết với 3 dự án sử dụng ODA nói trên chưa phê duyệt chủ trương đầu tư, Bộ sẽ cố gắng trong năm nay phê duyệt chủ trương đầu tư sau khi thống nhất xong với Bộ KH&ĐT.
“Bộ trưởng của chúng tôi đã rất quyết liệt chỉ đạo, liên tục, thường xuyên. Còn về trách nhiệm trong chậm trễ giải ngân, Bộ Y tế xin nhận trách nhiệm với Chính phủ”, ông Phạm Lê Tuấn thừa nhận.
Chậm nữa sẽ cắt vốn, không cho kéo dài thêm
Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương cho biết nếu tới 31/10 mà Bộ Y tế chưa phê duyệt xong chủ trương đầu tư cho 3 dự án trên thì Bộ KH&ĐT sẽ kiến nghị Thủ tướng cắt vốn kế hoạch để điều chuyển sang các dự án khác.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cho biết Thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị, dự án chậm giải ngân thì cắt vốn chứ không thực hiện kéo dài.
“Kéo dài không chỉ dẫn đến tăng chuyển nguồn mà còn dẫn đến thay đổi khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ, nghĩa là kỷ luật điều hành ngân sách có vấn đề”, ông Hải nói.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đồng tình với đề xuất này và nhắc nhở: “Có tình trạng lúc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn thì các bộ, ngành xin bằng được dự án, lúc làm thì lại không chịu làm”.

Giải mã nguyên nhân bệnh nhân tự tử ở BV Bạch Mai

(Kiến Thức) - Người mắc trọng bệnh như bệnh nhân tự tử ở BV Bạch Mai, thường rất hay nghĩ quẩn, dẫn tới hành vi cực đoan..., chuyên gia An Chất nói.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, việc bệnh nhân suy gan, suy thận giai đoạn cuối ở Bệnh viện Bạch Mai nhảy lầu có thể coi là tự tử để tự giải thoát. Đây là một trường hợp điển hình về những ca tự tử do bế tắc trong cuộc sống.
"Đó là một người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa trị. Hoàn cảnh sống của người bệnh đó khó khăn chồng chất lại thêm gánh nặng bệnh tật khiến họ không chịu đựng nổi. 
Người bệnh đó đã chữa trị bệnh một thời gian, tức là họ từng có hi vọng sống. Tuy nhiên, do bệnh nặng, chữa bệnh tốn kém, hoàn cảnh gia đình khó khăn cùng quẫn nên theo thời gian hi vọng sống của người bệnh đó bị bào mòn, suy nghĩ tự tử sẽ xuất hiện. Về mặt tâm lý người bệnh sẽ coi chết như sự giải thoát cuối cùng kết thúc cho mọi lo lắng, để giải quyết bế tắc thoát khỏi bệnh tật, giải thoát cho bản thân và người thân", ông Chất phân tích.
Giai ma nguyen nhan benh nhan tu tu o BV Bach Mai
   Người mắc bệnh suy gan, suy thận giai đoạn cuối giống bệnh nhân tự tử ở BV Bạch Mai thường rất hay nghĩ quẩn, tự tử. (Ảnh: Hiện trường vụ tử tử tại Bệnh viện Bạch Mai)

18 bệnh nhân chạy thận sốc phản vệ: "Zoom" ca chạy thận ở BV Bạch Mai

(Kiến Thức) - Về 18 bệnh nhân sốc phản vệ khi chạy thận, 7 người tử vong ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, dư luận quan tâm: quy trình chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào?

Can canh mot ca chay than nhan tao tai Benh vien Bach Mai

Theo ghi nhận của Kiến Thức, tính đến ngày 31/5/2017, trong số 18 bệnh nhân sốc phản vệ khi chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình thì 7 người đã tử vong, 11 người còn lại đã qua cơn nguy kịch. Hiện, cơ quan chức năng đang phối hợp với Bộ Y tế điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn y khoa hàng loạt như thế này.