Dự án 20 tỷ USD của ông lớn dầu khí Mỹ ở VN

Đại gia dầu khí Mỹ-Tập đoàn Exxon Mobil tiến hành khảo sát, lên kế hoạch xây dựng dự án điện khí 20 tỷ USD tại Quảng Ngãi, Quảng Nam.

Exxon Mobil là một trong những tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới.
Exxon Mobil là một trong những tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới.
Xem xét 2 phương án
Ông Phạm Như Sô, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Tập đoàn Exxon Mobil sau khi khảo sát, muốn triển khai dự án đưa khí từ ngoài khơi vào bờ và xây nhà máy điện với tổng vốn 20 tỷ USD. Cụ thể, nhà máy điện có công suất giai đoạn một là 1.500 MW; giai đoạn hai 4.000-5.000 MW và nhà máy xử lý khí.
Để triển khai, Exxon Mobil đang xem xét hai phương án. Phương án 1, đưa khí từ mỏ cá voi xanh vào bờ ở khu vực Bàu Cá Cái (gần sát nhà máy lọc dầu Dung Quất) và xây nhà máy điện tại Quảng Ngãi. Phương án 2, đưa khí vào khu vực cảng Tam Hiệp (huyện Núi Thành, Quảng Nam) và xây dựng nhà máy điện tại xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn), gần khu du lịch Thiên Đàng, Khu kinh tế Dung Quất.
Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch HĐTV Cty TNHH lọc hóa dầu Bình Sơn cho rằng, nếu Exxon Mobil lựa chọn phương án đưa khí vào Khu kinh tế Dung Quất sẽ gặp nhiều thuận lợi. Đó là có thể tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có (cảng biển nước sâu, hệ thống giao thông thuận lợi, có kho vật tư, phụ tùng, nhà xưởng...) của nhà máy lọc dầu.
Đại diện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, hiện Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025.
Theo đó, Chính phủ sẽ đầu tư xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí từ các mỏ thuộc các lô 117, 118, 119 vào bờ với công suất thiết kế khoảng 2-4 tỷ/m3/năm. Chính phủ cũng định hướng nghiên cứu, xây dựng mới nhà máy xử lý khí ở khu vực này với lưu lượng khoảng 1-4 tỷ m3/năm và dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2018.
Để giúp Exxon Mobil triển khai dự án, ông Cao Khoa, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh này đã có kế hoạch cấp đất sạch theo yêu cầu của nhà đầu tư. Theo phương án nhà đầu tư đưa ra, cần địa điểm rộng khoảng 200ha. Trong đó, 100ha sẽ được đầu tư để xây dựng nhà máy điện công suất 1.500 MW. Giai đoạn 2, diện tích sẽ tăng lên 200ha, phục vụ xây dựng nhà máy điện công suất 4.000-5.000 MW và nhà máy xử lý khí.
Có làn sóng đầu tư mới từ Mỹ
Được biết, để đáp ứng nguyện vọng của nhà đầu tư đến từ Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi đã lên kế hoạch cấp đất cũng như các chế độ ưu đãi đặc thù. Các điều kiện nhà đầu tư đặt ra như: Đất đai, cảng, đường giao thông, điện, nước..., Quảng Ngãi đều có thể đáp ứng đầy đủ. Ngoài Exxon Mobil, theo Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ KH&ĐT), đang có một làn sóng đầu tư mới đến từ Mỹ.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp Mỹ (Globe Venture Inc, Pacific Devolopment LLC, Tập đoàn Giải pháp Toàn cầu Thiên niên kỷ) đang ráo riết vào Việt Nam để tìm hiểu và bày tỏ nguyện vọng được tham gia đầu tư vào một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến một số dự án như: Đường cao tốc ở An Giang, khu kinh tế Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh).
Bình luận về dự án trên, ngày 17/7, ông Đỗ Nhất Hoàng-Cục trưởng Đầu tư Nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết, Exxon Mobil là tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Mỹ, lớn nhất nhì trên thế giới. Với tiềm lực lớn về tài chính, tập đoàn này hoàn toàn có khả năng triển khai dự án điện - khí với tổng mức đầu tư 20 tỷ USD.
Theo ông Hoàng, việc Exxon Mobil đang muốn đầu tư dự án lớn tại Việt Nam là một xu hướng tích cực. Hiện có một làn sóng đầu tư mới từ Mỹ vào Việt Nam. Thực tế, trong hai tháng đầu năm, với lượng vốn đăng ký hơn 1,3 tỷ USD, Mỹ đã vươn từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ nhất trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Trong 5 dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, lớn nhất là dự án xây dựng tổ hợp khách sạn 5 sao, khu vui chơi giải trí tại Bà Rịa-Vũng Tàu của Tập đoàn Good Choice (vốn đầu tư 1,29 tỷ USD). “Kết quả trên cho thấy, các nhà đầu tư Mỹ đang ngày càng tin tưởng hơn vào môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Nhiều công ty của Hoa Kỳ coi Việt Nam là thị trường đang nổi hấp dẫn nhất thế giới”, ông Hoàng nói.
Theo lãnh đạo PVN, nếu Exxon Mobil triển khai dự án, không những phù hợp với quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt mà còn có thể là đối tác lớn của PVN. Hiện, PVN cũng đang muốn đưa khí từ các lô (117, 118, 119) vào Quảng Ngãi để phát triển nơi đây thành cụm công nghiệp khí - điện lớn của miền Trung.

“Đại gia” Việt giàu nứt đố đổ vách, xì hơi... chết thảm

(Kiến Thức) - Đời có mấy khi ngờ "đại gia" cũng có thể tuột dốc. Bất động sản rớt giá thê thảm, công việc làm ăn không lối thoát khiến họ cùng quẫn...

Vén màn khổ tâm của đại gia

Hành động tự kết liễu đời mình bằng súng của đại gia bất động sản khét tiếng Đà Nẵng Mai Thanh Bình khiến người dân nới đây bàn tán xôn xao mấy ngày nay. Từ trước tới nay, ông Bình nổi lên là một đại gia bất động sản giàu có, sở hữu căn biệt thự hoành tráng trên đường Trần Nhân Tông, TP Đà Nẵng, thời gian thị trường bất động sản sôi động, giá cao, ông “trúng quả” nhiều dự án, đất nền lớn nên trở thành đại gia kinh doanh bất động sản có tiếng. Thế nhưng, đời có mấy khi ngờ đại gia cũng có thể tuột dốc, bất động sản rớt giá thê thảm, công việc làm ăn của ông Bình gặp khó, nợ nần ngày càng chồng chất do “ôm” rất nhiều đất dự án, đất nền và vay số tiền lớn để đầu tư. Có lẽ ông tự tử vì vỡ nợ và cũng phần lớn là vì căn bệnh tiểu đường tai quái, biết mình không còn nhiều thời gian vì bệnh đã nặng, ông Bình tự tử để giải thoát cho chính bản thân của mình.

Căn biệt thự của vợ chồng ông Mai Thanh Bình, nơi từng là quán cà phê đình đám ở Đà Nẵng.
Căn biệt thự của vợ chồng ông Mai Thanh Bình, nơi từng là quán cà phê đình đám ở Đà Nẵng.
Tháng 5/2014, dư luận cũng được phen ngỡ ngàng với sự việc Cựu giám đốc dầu khí PIV nhảy từ tầng 9 xuống tự tử. Ông Trần Danh Lam, Giám đốc công ty cổ phần thẩm định giá dầu khí PIV nhảy lầu tự tử tại tòa nhà Indochina ở quận 1, TP.HCM khi mới nhận chức giám đốc công ty khoảng một tháng rưỡi. Nội bộ công ty lục đục, tính chất công việc căng thẳng khiến ông Lam có nhiều phiền muộn, đồng thời gần thời gian tự tử, công ty của ông Lam cũng bị kiểm toán phát hiện thâm hụt khoảng 3 tỷ đồng. Rơi vào mớ bòng bong, cùng quẫn, ông Lam lạc mất lý trí, thực hiện hành vi dại dột.
Tòa nhà nơi ông Lam nhảy từ tầng 9 tự tử.
Tòa nhà nơi ông Lam nhảy từ tầng 9 tự tử. 
Thời gian đã trôi qua khá lâu, nhưng đến nay người ta vẫn còn nhớ rõ chuyện ông Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Constrexim Hải Phòng - ông Nguyễn Huy Đức, tự vẫn trong phòng làm việc tại Công ty, để lại lá thư tuyệt mệnh với nội dung ngắn gọn: "Tôi đã phá sản. 8h20, ngày 12/11/2009, ký tên Đức”. Ông Đức chọn con đường tự tử bởi số tiền Công ty nợ đã rơi vào khoảng 6-7 tỷ đồng, tương đương số tiền các đơn vị đối tác khác nợ Công ty Constrexim Hải Phòng, bỏ lại một gia đình hạnh phúc, lòng thương tiếc của hàng trăm nhân viên với vị lãnh đạo mà họ coi là vốn tận tuỵ, vui tính, năng động và tình cảm với mọi người.
Lá thư tuyệt mệnh ngắn gọn của ông Nguyễn Huy Đức.
 Lá thư tuyệt mệnh ngắn gọn của ông Nguyễn Huy Đức.

Khi đã cùng đường... ôm tiền tỷ tự tử thoát nợ

Đại gia Linh quê ở xứ Quảng xuất thân là người vô công rồi nghề, rồi gặp may còn hơn trúng số nhờ mảnh ao trồng rau muống bán được giá, trở thành đại gia trong thoáng chốc. Thấy mua bán đất lời cao, chẳng mấy chốc thành đại gia, Linh đâm đầu vào kinh doanh bất động sản, thế rồi bất động sản chững lại, Linh rơi vào nợ nần quay cuồng, điện thoại mở ra là nợ đòi, khách hàng chửi, ngân hàng réo, căn hộ triệu độ ven sông Sài Gòn bị ngân hàng siết nợ, phải đi thuê căn phòng trọ ọp ẹp sống tạm, sống dở chết dở.

Giải thoát về thế giới bên kia là cách nhiều đại gia BĐS chọn khi bỗng "rơi từ trên cao xuống đất".
 Giải thoát về thế giới bên kia là cách nhiều đại gia BĐS chọn khi bỗng "rơi từ trên cao xuống đất".
Nữ đại gia C.P lừng lẫy một thời về kinh doanh BĐS ở các quận ven nội và ngoại thành TP HCM. Bà thành công trong kinh doanh vật liệu xây dựng, kiến trúc ở các quận 5, quận 10, quận Tân Bình, mỗi ngày dòng tiền lưu chuyển qua tay bà vài chục tỷ là bình thường. Nhưng khi thị trường BĐS bùng nổ, cơ hội "trời cho" khiến nữ đại gia C.P thêm tham vọng, vươn vòi bạch tuộc của mình xa đến tận các vùng đất nông nghiệp, thủy sản ở Vũng Tàu, Đồng Nai, và vì thế mà không còn sức thoát khỏi cơn khủng hoảng BĐS nghiệt ngã nhất trong lịch sử.

Nữ đại gia Huyền ở Quận 2, TP HCM chọn cách giải thoát về thế giới bên kia khi ngân hàng cắt nguồn vay và thu hồi nợ, bong bóng BĐS bắt đầu vỡ, giá nhà đất rớt thảm hại, thậm chí bán không được, đất đai trở thành xác không hồn, giá trị giao dịch bị đóng băng. Nợ ùn ùn thúc tới, nữ đại gia thẫn thờ, bị sốc và quyết định cũng rất nhanh, bà thuê xe ôm chở lên giữa cầu Sài Gòn đứng lại, vét trong túi sạch tiền trao cho bác xe ôm già. Bác xe ôm già chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì nữ đại gia đã nhảy ùm xuống sông.

Cận cảnh siêu dự án lọc dầu 3 tỷ đô

(Kiến Thức) - Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô vừa chính thức được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ UBND tỉnh Phú Yên.

Chiều 6/10, UBND tỉnh Phú Yên chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Công ty TNHH Lọc dầu Vũng Rô, sau khi giấy chứng nhận đã được ký trong tháng 7 vừa qua. Lễ trao giấy chứng nhận có sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp của Quốc hội và Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và chủ đầu tư cùng nhà thầu. Ảnh: Báo Phú Yên.
 Chiều 6/10, UBND tỉnh Phú Yên chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Công ty TNHH Lọc dầu Vũng Rô, sau khi giấy chứng nhận đã được ký trong tháng 7 vừa qua. Lễ trao giấy chứng nhận có sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp của Quốc hội và Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và chủ đầu tư cùng nhà thầu. Ảnh: Báo Phú Yên. 
Ngay sau khi trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, chủ đầu tư (công ty Technostar Management Ltd, Anh) cũng đã ký kết hợp đồng thiết kế tổng thể và trao thư chọn thầu EPC Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô cho tập đoàn JGC của Nhật Bản. Ảnh: Báo Phú Yên.
 Ngay sau khi trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, chủ đầu tư (công ty Technostar Management Ltd, Anh) cũng đã ký kết hợp đồng thiết kế tổng thể và trao thư chọn thầu EPC Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô cho tập đoàn JGC của Nhật Bản. Ảnh: Báo Phú Yên.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý chủ trương điều chỉnh quy mô Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô từ 4 triệu tấn dầu thô lên 8 triệu tấn/năm; đồng thời đồng ý nguyên tắc việc điều chỉnh địa điểm của dự án bao gồm cả cảng chuyên dụng. Trong ảnh là một góc vịnh Vũng Rô, nơi từng được dự kiến sẽ xây dựng nhà máy lọc dầu. Ảnh: thantoc.com.vn
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý chủ trương điều chỉnh quy mô Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô từ 4 triệu tấn dầu thô lên 8 triệu tấn/năm; đồng thời đồng ý nguyên tắc việc điều chỉnh địa điểm của dự án bao gồm cả cảng chuyên dụng. Trong ảnh là một góc vịnh Vũng Rô, nơi từng được dự kiến sẽ xây dựng nhà máy lọc dầu. Ảnh: thantoc.com.vn
Trong quy hoạch được điều chỉnh, dự án được triển khai tại Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên. Trước đó, dự án dự kiến được xây dựng tại làng Thượng, huyện Đông Hòa, Phú Yên. Trong ảnh là vị trí Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô trong Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Internet.
Trong quy hoạch được điều chỉnh, dự án được triển khai tại Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên. Trước đó, dự án dự kiến được xây dựng tại làng Thượng, huyện Đông Hòa, Phú Yên. Trong ảnh là vị trí Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô trong Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Internet.
Dự án có diện tích đất sử dụng 538 ha, trong đó, đất xây dựng nhà máy 404 ha được tách ra từ khu đất phía đông nam Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm; đất xây dựng mặt bằng cảng Bãi Gốc 143 ha; diện tích mặt nước sử dụng khoảng 500 đến 1.300 ha. Trong ảnh là Bãi Gốc. Ảnh: VOV News.
Dự án có diện tích đất sử dụng 538 ha, trong đó, đất xây dựng nhà máy 404 ha được tách ra từ khu đất phía đông nam Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm; đất xây dựng mặt bằng cảng Bãi Gốc 143 ha; diện tích mặt nước sử dụng khoảng 500 đến 1.300 ha. Trong ảnh là Bãi Gốc. Ảnh: VOV News. 
Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy chế biến và phân phối các sản phẩm lọc dầu từ dầu thô và các sản phẩm hóa dầu khác. Đối với phần lọc dầu, các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu cơ bản của dự án gồm: LPG: 90.000 tấn/năm; xăng RON 92: 487.000 tấn/năm; xăng RON 95: 1.559.000 tấn/năm; nhiên liệu phản lực: 325.000 tấn/năm; diezel: 2.295.000 tấn/năm; dầu FO: 1.401.000 tấn/năm; lưu huỳnh: 67.000 tấn/năm…Trong ảnh là hình ảnh của nhà máy lọc dầu Vũng Rô hiện tại. Ảnh: VOV News.
Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy chế biến và phân phối các sản phẩm lọc dầu từ dầu thô và các sản phẩm hóa dầu khác. Đối với phần lọc dầu, các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu cơ bản của dự án gồm: LPG: 90.000 tấn/năm; xăng RON 92: 487.000 tấn/năm; xăng RON 95: 1.559.000 tấn/năm; nhiên liệu phản lực: 325.000 tấn/năm; diezel: 2.295.000 tấn/năm; dầu FO: 1.401.000 tấn/năm; lưu huỳnh: 67.000 tấn/năm…Trong ảnh là hình ảnh của nhà máy lọc dầu Vũng Rô hiện tại. Ảnh: VOV News. 
Sau khi hoàn thành đi vào khai thác, nhà máy có doanh thu hàng năm khoảng 2,23 tỷ USD, mỗi năm đóng góp khoảng 110 triệu USD vào Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho 1.300 lao động địa phương. Ảnh minh họa: Linde.
Sau khi hoàn thành đi vào khai thác, nhà máy có doanh thu hàng năm khoảng 2,23 tỷ USD, mỗi năm đóng góp khoảng 110 triệu USD vào Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho 1.300 lao động địa phương. Ảnh minh họa: Linde. 
Chủ đầu tư cũng sẽ đầu tư xây dựng đê chắn sóng, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cảng Bãi Gốc theo hướng kết hợp cảng chuyên dụng lọc hóa dầu, cảng hàng tổng hợp, cảng hàng rời khô, cảng container và các bến dịch vụ phục vụ chung cho cả Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Công an TP.HCM.
Chủ đầu tư cũng sẽ đầu tư xây dựng đê chắn sóng, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cảng Bãi Gốc theo hướng kết hợp cảng chuyên dụng lọc hóa dầu, cảng hàng tổng hợp, cảng hàng rời khô, cảng container và các bến dịch vụ phục vụ chung cho cả Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Công an TP.HCM. 
Trước khi dự án Lọc hóa dầu Vũng Rô được cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, các chuyên gia của dự án đã có thời gian dài để nghiên cứu và khảo sát địa hình. Ảnh: Báo Đầu tư.
Trước khi dự án Lọc hóa dầu Vũng Rô được cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, các chuyên gia của dự án đã có thời gian dài để nghiên cứu và khảo sát địa hình. Ảnh: Báo Đầu tư.