Các báo cáo gần đây cho thấy, hệ điều hành vừa tròn 2 tuổi trong tháng này có tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều so với phiên bản tiền nhiệm của nó. Windows 10 là bản cập nhật miễn phí dành cho khách hàng Windows 7 và 8.1 mà không có yêu cầu nghiêm ngặt về phần cứng. Ngoài ra, Microsoft còn tạo ra cảm giác cấp bách giả tạo bằng cách tuyên bố bản cập nhật chỉ miễn phí trong năm đầu tiên dẫn đến việc nhiều người kích hoạt nâng cấp sớm, nhưng thực tế bản nâng cấp miễn phí đã có sẵn trong 8 năm (Microsoft đã đóng cửa nâng cấp miễn phí này trong tháng 9/2023).
Nhiều hạn chế khiến việc nâng cấp lên Windows 11 gặp khó.
Mặt khác, Windows 11 có các yêu cầu cao về phần cứng khiến các máy tính vẫn có khả năng hoạt động không thể chạy hệ điều hành mới nhất của Microsoft. Điều này bao gồm yêu cầu PC có bộ xử lý hỗ trợ TPM, không cũ hơn Intel Core thế hệ thứ 8 hoặc AMD Ryzen thế hệ thứ 2. Ngoài ra, một số người phản đối những thay đổi gây tranh cãi của Windows 11, chẳng hạn như menu Start được thiết kế lại, menu ngữ cảnh mới,…
Microsoft hiểu rằng các yêu cầu về phần cứng của Windows 11 sẽ làm chậm sự phát triển của hệ thống nên công ty đặt ra những kỳ vọng khiêm tốn. Tuy nhiên, dữ liệu nội bộ của công ty cho thấy hơn 400 triệu thiết bị Windows 11 đang hoạt động cao hơn nhiều so với những gì Microsoft mong đợi từ hệ điều hành này.
Nhưng số lượng thiết bị Windows 11 đang hoạt động nhiều đến mức khiến Microsoft phải bất ngờ.
Windows 11 dự kiến sẽ đạt nửa tỷ thiết bị vào năm 2024. Đồng thời, Microsoft được kỳ vọng sẽ phát hành phiên bản kế nhiệm cho Windows 11 vào nửa cuối năm nay. Hệ điều hành có tên tạm gọi Windows 12 này được cho là sẽ mang lại những thay đổi đáng kể về nền tảng, tích hợp tốt hơn với Cloud PC, các tính năng mới được hỗ trợ bởi AI và nhiều thay đổi về giao diện người dùng hơn. Sẽ rất thú vị để xem Microsoft đã học được những bài học gì từ sự ra mắt của Windows 11 - một hệ điều hành tốt nhưng lại gây nhiều tranh cãi.