Trung Quốc xây đường cao tốc dài 157Km hoàn toàn bằng robot

Việc Trung Quốc hoàn thành 150Km đường cao tốc hoàn toàn bằng robot thực sự là một tin chấn động cho ngành xây dựng.

Việc xây dựng một con đường không phải là điều đơn giản bởi nó đòi hỏi sự phối hợp của hàng trăm nhân viên ở nhiều giai đoạn khác nhau. Các kỹ sư phải nghiên cứu vị trí của con đường, tìm cách vượt qua các chướng ngại vật như đồi núi và quyết định xem có cần đào hầm hay không.

Làm đường sẽ đòi hỏi rất nhiều công đoạn của con người.

Đồng thời, đội ngũ lao động cũng phải tính toán để đảm bảo chi phí không tăng vọt, lựa chọn vật liệu phù hợp và trộn chúng để tạo ra nhựa đường có hiệu suất tốt nhất để chịu đựng cả áp lực từ ô tô và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tại công trường, các công nhân vận hành máy móc để trải nhựa đường, ép và san phẳng bề mặt nhằm đạt được độ đồng đều cần thiết. Hiện nay, một số công việc này đã được tự động hóa nhưng cần đến sự giám sát của một số ít công nhân để đảm bảo mọi thứ hoạt động chính xác.

Nhưng tại Trung Quốc, một bước tiến lớn đã được thực hiện khi họ xây dựng thành công hơn 150 km đường cao tốc mà không cần sự can thiệp của con người. Đường cao tốc “tự động” bắt đầu từ Bắc Kinh và kéo dài 157,79 km về phía Ma Cao này là một phần của dự án mở rộng đường cao tốc Bắc Kinh-Hồng Kông với tổng chiều dài là 2.272 km.

Nhưng Trung Quốc đã gây kinh ngạc với việc hoàn tất hơn 157km cao tốc bằng robot.

Dự án này được thực hiện bởi ba tập đoàn nhà nước Trung Quốc, trong đó Cục 11 Đường sắt Trung Quốc là đơn vị thi công chính. Hai đơn vị còn lại phụ trách lát đường cũng như thi công việc đầm nén. Tập đoàn Sany cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp máy móc cho dự án này.

Hệ thống thi công hoàn toàn bằng máy móc

Nhưng điểm nhấn tại buổi thuyết trình về dự án diễn ra tại một hội nghị liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, các khách mời có cơ hội chứng kiến trực tiếp quy trình thi công của một con đường rộng 19,25 mét được sự hỗ trợ bởi 10 máy móc tự động.

Các phương tiện không người lái này đảm nhiệm việc phân phối vật liệu, bao gồm hỗn hợp đá và cát nén, trước khi chất kết dính bitum (một dạng vật liệu hữu cơ) được thêm vào để định hình bề mặt và ngăn cách các lớp vật liệu. Trong quá trình thi công, máy lát nền và con lăn tự động đã được sử dụng để đảm bảo bề mặt đường bằng phẳng và đạt độ cứng mong muốn. Đặc biệt, toàn bộ quá trình được giám sát bằng máy bay không người lái, giúp xác nhận rằng các thông số kỹ thuật đã được tuân thủ.

Đây có thể được xem là bước đột phá với ngành công nghiệp xây dựng.

Theo GPC Systems, công ty phát triển phần mềm tham gia dự án, quy trình đào tạo mang tên 1+3+3+3 đã cho phép máy móc hoạt động với độ chính xác đến từng milimet, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc sử dụng nhân công. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về số lượng nhân sự bị loại bỏ và mức tiết kiệm cụ thể vẫn chưa được công bố.

Dù vậy, dự án đã đánh dấu một cột mốc kỹ thuật quan trọng khi toàn bộ đường được thi công mà không cần điều chỉnh bằng các con lăn nhỏ hơn. Công nghệ thông tin đã giúp máy móc hoạt động với độ chính xác cao đến mức không cần xem xét lại các khu vực đã hoàn thành.

Sự phát triển này không chỉ đánh dấu một bước tiến trong công nghệ xây dựng mà còn mở ra hướng đi mới cho ngành giao thông vận tải tại Trung Quốc

Kiến Tường

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN