Trong các gia đình hiện nay, một số cha mẹ không tiếc tiền mua cho con cái rất nhiều đồ chơi và những thứ chúng muốn, trong khi đó số khác lại không mua quá nhiều đồ mà thay vào đó nói rằng “gia đình mình nghèo, con cần học cách tiết kiệm”. 2 quan niệm dạy con trái ngược này có những ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là nuôi con sao cho hợp lý và khoa học nhất.
Trên thực tế, việc giáo dục con cái "nghèo khổ" quá mức sẽ không có lợi cho sự phát triển sau này của chúng. Việc phụ huynh nuôi dạy con cái theo phương pháp "nghèo khổ" có lý do nhất định nhưng không nên quá cứng nhắc. Nếu con cái bị ràng buộc bởi tư duy “nghèo khổ”, chúng sẽ có nhiều hành vi khác biệt so với người khác.
Dạy con cái theo kiểu “nghèo khổ” sẽ như thế nào?
Khi con còn nhỏ, nhiều phụ huynh thích nói với con cái của họ rằng, “nhà mình không có tiền”, “đừng có đua đòi với nhà người khác”.Lúc này, quan niệm về tiền bạc của con cái vẫn chưa rõ ràng, trẻ tin theo những gì cha mẹ nói. Quan niệm về tiền bạc của con cái thực tế phản ánh phương pháp giáo dục của cha mẹ.
Ảnh minh họa.
Đặc biệt là khi cha mẹ đi mua sắm, khi con thấy những đồ chơi hay những thứ xinh đẹp, nếu cha mẹ luôn nói rằng, gia đình không có tiền để mua, điều này sẽ làm cho con cảm thấy gia đình của mình nghèo khó, có nhiều thứ không thể mua được. Dần dần, quan niệm của trẻ về tiền bạc sẽ trở nên khác biệt, khi trưởng thành, chúng sẽ không thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
Vì vậy, phương pháp nuôi dạy con cái "nghèo khổ" cần phải hợp lý và không quá cứng nhắc. Cha mẹ cần chú ý đến cách giáo dục con cái về tiền bạc để giúp trẻ phát triển tư duy đúng đắn và không bị ràng buộc bởi tư duy “nghèo khổ”.
Hậu quả của việc trẻ có lối tư duy “nghèo khổ”
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần giúp con mình có quan điểm về giàu có và nghèo khó. Điều này sẽ giúp trẻ có một cuộc sống lành mạnh hơn trong tương lai.
Điều này có thể phản ánh một việc là nhiều người tuy có tiền nhưng lại rất keo kiệt, chỉ cảm thấy an tâm khi có tiền trong tay. Nếu trẻ đã thể hiện tính cách keo kiệt từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần chú ý, không được để trẻ hình thành thói quen nếu không sẽ ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ xã hội sau này.
Nếu trẻ quá keo kiệt khi còn nhỏ, khi trưởng thành, chúng sẽ thích tính toán mọi thứ. Đôi khi, trẻ còn muốn lợi dụng người khác để có lợi cho mình, dần dần, mọi người sẽ nhận ra tính cách này và không muốn tiếp xúc nữa.
Trong trường học, trẻ cũng thường hay thích so sánh, nếu thấy bạn khác mặc quần áo đẹp hơn sẽ tỏ ra ghen tị. Theo thời gian, trẻ thấy mình thua kém, tự ti, cảm thấy có sự khác biệt lớn so với những bạn cùng lớp.
Vì vậy, khi giáo dục trẻ, cha mẹ cần nói rõ về tình hình gia đình mình, không tỏ ra quá nghèo khổ, cũng không cưng chiều trẻ quá mức.
Tóm lại, khi một đứa trẻ có tư duy “nghèo khổ” từ nhỏ, chúng sẽ gặp vô vàn bất lợi khi lớn lên, cha mẹ cần sớm nhận ra những bất thường ở con mình để kịp thời thay đổi.