Gọi “Sống xanh” là một trào lưu vì phong trào này đã từng tạo được sức nóng, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng đặc biệt là người trẻ. Tuy nhiên, cũng như sự xuất hiện và biến mất của nhiều trào lưu khác, sống xanh có đang bị thoái trào khi xu hướng này dần hạ nhiệt?
Bước qua giai đoạn gia tăng nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường, ngày nay, sống xanh đã trở thành phong cách sống mới được người trẻ hiện đại theo đuổi, ứng dụng thực tế trong sinh hoạt hằng ngày. Từ việc tạm biệt các đồ nhựa dùng một lần đến sự quan tâm thấu đáo, lựa chọn các sản phẩm xanh chuẩn mực trong đời sống, đó là cách người tiêu dùng đang thay đổi theo hướng tích cực hơn mỗi ngày.
Trong đó, góp phần lớn thiếp lập nên lối sống xanh bền vững không thể không kể đến những nỗ lực đổi mới sáng tạo trong quy trình sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm giảm lượng lớn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nhựa được sử dụng, tái chế nhựa cũng như tìm những giải pháp thay thế để hướng đến mục tiêu giảm hoàn toàn carbon vào năm 2030.
Tiêu dùng xanh thiết thực từ việc giảm nhựa
Khi nói đến sống xanh, nhiều người ngầm hiểu là giảm nhựa. Suy nghĩ đó đúng nhưng chưa đầy đủ, khiến không ít người lầm tưởng phải loại bỏ hoàn toàn các vật dụng bằng nhựa trong đời sống hằng ngày. Trên thực tế, các vật dụng thật sự cần hạn chế sử dụng là các đồ nhựa dùng một lần khi ta ăn bánh mì trong bọc nilong, mua cơm trưa với hộp xốp hay đặt đồ uống xế chiều với ly nhựa. Đây là nguyên nhân chính khiến số lượng rác nhựa thải ra môi trường ngày càng tăng, gây nên tình trạng nhiễm vi nhựa trong sinh hoạt hằng ngày của con người.
Từ những con số biết nói như Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu quốc gia thải nhiều rác nhựa nhất ra đại dương với 1,8 triệu tấn mỗi năm*, người dùng hiện đại đã có những cách thiết thực để điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày và sống xanh bền vững như: Mang theo túi vải đi siêu thị, sử dụng hộp đựng thức ăn cá nhân hay đơn giản là chọn đồng hành cùng chiếc bình giữ nhiệt để tập quen với cái lắc đầu không sử dụng nhựa một lần.
Từ thói quen tích cực này, để thiết lập lối sống xanh chuẩn mực, người dùng cần sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, cung cấp đa dạng lựa chọn sản phẩm tiêu dùng xanh. Đơn cử ở lĩnh vực công nghệ điện tử, thương hiệu LG đã có nhiều hướng đổi mới trong sản xuất để phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại, TV LG OLED Evo đã được giảm đáng kể các tấm nền nhựa nhưng vẫn đảm bảo trải nghiệm nghe nhìn hoàn hảo nhờ công nghệ điểm ảnh tự phát sáng đỉnh cao. Theo ghi nhận của LG, cải tiến này sẽ góp phần giúp giảm lượng lớn rác thải nhựa khoảng 20.000 tấn trong năm 2023.
LG tái chế 3.200 tấn chất thải nhựa từ các sản phẩm TV hàng năm thông qua thông qua việc thu gom các rác thải điện tử để sản xuất giá đỡ và các bộ phận khác của TV OLED, QNED và Nanocell.
Đừng vứt đi, hãy cho đồ vật cơ hội được tái sinh
Có thể nói, thói quen tái chế các vật liệu cũ đã qua sử dụng và trao cho chúng cơ hội tái sinh một lần nữa không mới nhưng luôn tạo được hiệu quả bền vững. Từ việc trao tay quần áo cũ, ngày nay, người dùng hiện đại với tư duy mới mẽ có thể biến chiếc quần jean cũ thành mẫu túi xách thời thượng với form dáng độc lạ cùng bề mặt chất liệu được xử lý đặc biệt.
Tương đồng về tư duy sáng tạo, các doanh nghiệp cũng có những cách riêng để tái chế những vật liệu nhựa đã qua sử dụng để làm nên những sản phẩm với công năng chuẩn mực, mang cảm hứng của thời đại. Đó là cách LG PuriCare Aero Tower ra đời khi không chỉ thiết lập một phong cách sống khỏe hơn cho người dùng mà còn là tuyên ngôn sống xanh bền vững của LG khi tái sinh hơn 3.99 tấn nhựa tái chế để sản xuất (tính từ năm 2006). Chuẩn mực sống xanh khác không thể không kể đến loa thanh LG Sound Bar với vòng đời sản phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường: Thiết bị được sản xuất từ vật liệu nhựa tái chế với lớp vải polyester jersey làm từ chai nhựa; bao bì đóng gói làm từ bột giấy tái chế thay cho xốp EPS (Styrofoam) & túi nylon đồng thời ứng dụng công nghệ hiện đại giúp tiết kiệm lượng lớn điện năng.
UL đã xác nhận LG Soundbars là sản phẩm ECV (Xác thực tuyên bố bảo vệ môi trường) vì phần thân trên và thân dưới của loa soundbar sử dụng nhựa tái chế.
Những giải pháp này giúp giảm lượng lớn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất lượng rác thải ra môi trường. Có thể nói, đây là những nỗ lực phát triển kinh tế bền vững cùng thiên nhiên mà các hãng sản xuất lớn đang quan tâm hướng đến.
Ngoài giảm thiểu nhựa và tái chế, chúng ta còn cách nào để sống xanh?
Không dừng lại ở việc giảm thiểu nhựa và tái chế, định nghĩa sống xanh cần thoát ra khỏi hình dung thường thấy, hướng đến những giải pháp thay thế cần có giúp trái đất xanh bền vững. Đơn cử như việc di chuyển, xe chạy bằng xăng dầu không còn là lựa chọn duy nhất của người dùng từ khi các giải pháp xe điện ra đời với những điểm cộng cạnh tranh nổi bật. Điều hòa làm mát cũng có những lựa chọn tối ưu hơn với môi chất lạnh thế hệ mới R32 cùng hiệu suất làm lạnh cao hơn, tiết kiệm điện năng hơn, đồng thời giảm đáng kể lượng khí thải giúp bảo vệ môi trường xanh.
Ứng dụng đồng thời các công nghệ tiên tiến, máy giặt lồng đứng LG AI DD giúp người dùng tiết kiệm nước và năng lượng mà không làm giảm hiệu suất giặt cũng như có thêm thời gian để tận hưởng cuộc sống.
Máy giặt thông minh cũng ứng dụng những công nghệ hiện đại như động cơ truyền động trực tiếp Direct Drive trên LG AI DD mang lại hiệu quả trong việc tối ưu chuyển động của lồng giặt và làm giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng cũng như tiếng ồn và độ rung. Nhờ đó, máy giặt của LG có thể kéo dài vòng đời sử dụng ít nhất 20 năm, nổi bật hơn so với dây curoa truyền thống thường bị giãn ra sau một thời gian sử dụng. Nhờ những giải pháp cải tiến thay thế ứng dụng trong đời sống, các doanh nghiệp lớn đã giúp người tiêu dùng thiết lập lối sống xanh bền vững hơn từ chính những thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Có thể nói, ở thời điểm hiện tại, sống xanh đã không còn quá phức tạp, tiêu tốn nhiều nỗ lực hay sự bất tiện như thời điểm khái niệm này lần đầu tiên được thiết lập. Có rất nhiều hành động đơn giản để bạn có thể áp dụng vào cuộc sống và đỡ gánh nặng cho Trái Đất. Bạn đã thử chưa?
*Số liệu tại hội thảo “Chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa để sản xuất hạt nhựa tái sinh, thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật BVMT 2020".