Smartphone sẽ bị phá hủy dễ dàng theo 8 cách này

Dù vô tình hay cố ý, smartphone sẽ nhanh chóng hư hỏng nếu rơi vào 8 tình huống dưới đây.

Điện thoại thông minh giờ đây đã trở thành bất ly thân với con người. Chúng giúp con người kết nối, giải trí và học tập, làm việc. Vì vậy, thật đáng tiếc khi những smartphone bất ngờ hư hỏng do những rủi ro bất ngờ.

Ảnh minh hoạ.

Dưới đây là những cách phổ biến nhất (và thú vị) nhất khiến smartphone hư hỏng hoặc "chết" máy đột ngột.

1. Đánh rơi smartphone!

Thực tế, thiết kế mặt lưng kính và khung kim loại trơn trượt sẽ khiến smartphone dễ dàng tuột khỏi tay người dùng. Khi bị rơi, màn hình điện thoại thông minh thường bị nứt vỡ giống như mạng nhện, buộc người dùng phải thay thế màn hình. Hiện tại, chi phí thay màn hình khá đắt vì đây là bộ phận quan trọng nhất trên smartphone.

Ảnh minh hoạ.

Cách phòng ngừa: Đầu tư vào một chiếc ốp bảo vệ chắc chắn có thể chịu va đập, đính kèm móc cầm hoặc dây đeo để hạn chế tối đa tình trạng rơi vỡ.

2. Rơi xuống nước

Nước và thiết bị điện tử là "kẻ thù" truyền kiếp. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều smartphone hư hỏng. Từ việc thả rơi smartphone xuống bồn cầu hay rơi xuống hồ bơi vì quên điện thoại trong túi cũng khiến smartphone bị hỏng.

Ảnh minh hoạ.

Cách phòng ngừa: Sử dụng túi chống nước cho điện thoại và có thể kiểm tra túi trước khi xuống nước. Thêm nữa, người dùng có thể xem qua xếp hạng IP của smartphone. Nhiều điện thoại cao cấp như Galaxy S24 hay iPhone 15 đều đã có xếp hạng chống bụi và nước đạt chuẩn IP68, có thể chống nước trong 30 phút khi rơi ở độ sâu 1m nước.

3. Màn hình trầy xước

Khi để điện thoại thông minh trong túi, chúng sẽ dễ bị chìa khóa, tiền xu, những vật dụng sắc nhọn cứa vào, khiến màn hình bị xước.

Ảnh minh hoạ.

Cách phòng ngừa: Hãy dán miếng bảo vệ màn hình. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc chọn một chiếc điện thoại có kính cường lực Gorilla Glass để tăng độ bền cho màn hình.

4. Điện thoại hỏng vì quá nóng/ lạnh

Thực tế, smartphone không thể chịu được nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Việc để điện thoại trong ô tô vào một ngày hè hoặc một đêm lạnh giá có thể khiến điện thoại bị hỏng, thời lượng pin giảm mạnh hoặc thậm chí là hư hỏng phần cứng. Nhiệt độ khắc nghiệt là sát thủ thầm lặng của điện thoại.

Ảnh minh hoạ.

Ví dụ: Để điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu có thể làm nóng chảy các bộ phận bên trong của điện thoại (pin, màn hình).

Cách phòng ngừa: Nên giữ điện thoại gần cơ thể trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sự ấm áp của cơ thể người trong mùa đông hoặc bóng râm vào mùa hè có thể tạo nên sự khác biệt.

5. Những mối nguy hiểm tiềm ẩn của phần mềm lỗi thời và ứng dụng ẩn

Giờ đây, những mối nguy cho smartphone không chỉ nằm ở phần cứng mà còn bao gồm phần mềm. Chúng ẩn chứa trong những phần mềm/ ứng dụng/ tài liệu bên trong điện thoại. Việc bỏ qua bản cập nhật phần mềm hoặc cài các ứng dụng lung tung có thể khiến smartphone có hiệu suất chậm, lỗi và thậm chí dính cả phần mềm độc hại.

Ảnh minh hoạ.

Cách phòng ngừa: Luôn cập nhật phần mềm và tải xuống ứng dụng từ các nguồn có uy tín.

6. Sạc điện thoại sai cách

Nhiều người có thói quen sử dụng cáp sạc công cộng (vì tiện lợi) hoặc cáp sạc smartphone rẻ tiền. Thói quen này có thể khiến quá trình sạc pin diễn ra lâu hơn, tệ hơn là có thể gây ra cháy nổ.

Ngoài ra, không ít người thường xuyên sạc điện thoại qua đêm. Thực tế cho thấy, pin có tuổi thọ dựa trên chu kỳ sạc. Vì vậy việc sạc pin không cần thiết (sạc pin qua đêm) có thể rút ngắn tuổi thọ của pin.

Ảnh minh hoạ.

Cách phòng ngừa: Sử dụng bộ sạc chính hãng hoặc ít nhất là bộ sạc từ các nhà sản xuất có uy tín và cố gắng duy trì mức pin của smartphone trong từ 20 - 80% để kéo dài tuổi thọ của pin.

7. Điện thoại bị đè/ ép quá nặng

Điện thoại vẫn có thể dùng tốt sau khi bị rơi ở độ cao dưới 1m. Tuy nhiên, chúng sẽ không thể "sống thọ" nếu thường xuyên phải chịu các áp lực liên tục. Ví dụ: người dùng ngồi lên khi đặt smartphone ở túi sau hoặc ép điện thoại vào không gian chật hẹp. Những tình huống này có thể dẫn đến hư hỏng bên trong hoặc khung máy bị cong vênh.

Ảnh minh hoạ.

Cách phòng ngừa: Hãy chú ý đến vị trí của điện thoại trước khi ngồi xuống hoặc khi chuẩn bị nhét chúng vào một không gian chật hẹp.

8. Smartphone hư hỏng vì thú cưng

Nhiều chủ sở hữu điện thoại thông minh đã rơi vào tình trạng "khóc dở mếu dở" khi bị thú cưng phá hỏng điện thoại. Chúng có thể vồ, cào hoặc cắn smartphone vì nghĩ rằng điện thoại là một món đồ chơi.

Ảnh minh hoạ.

Cách phòng ngừa: Để điện thoại của bạn xa tầm với của thú cưng hoặc đặt chúng trong hộp bảo vệ - có thể chịu được sự tấn công thường xuyên của thú cưng.

Ngoài ra, theo diễn đàn Reddit, dưới đây là 5 tình huống dễ khiến smartphone bị hỏng một cách đáng tiếc:

- Cắn vào màn hình smartphone (trẻ em)

- Khử trùng smartphone bằng chất khử trùng tay

- Smartphone rơi vào máy giặt

- Trẻ mới biết đi cầm smartphone

- Cầm nhầm vật khác thành smartphone và ném đi, làm rơi

Bình Minh - PhoneArena

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN