Người mắc tiểu đường phải chú ý 5 thói quen ăn uống này kẻo lượng đường tăng không kiểm soát

Điều chỉnh chế độ ăn uống là một phần rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường hằng ngày đối với người mắc tiểu đường.

Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Thực tế cho thấy, nhiều bệnh nhân tiểu đường vẫn có 1 số hiểu lầm về việc kiểm soát chế độ ăn uống. Bệnh nhân tiểu đường cần phải từ bỏ một số thói quen ăn uống không tốt để có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và tránh các biến chứng.

1. Ăn kiêng giảm cân

Sự xuất hiện của bệnh tiểu đường có liên quan đến nhiều yếu tố. Mặc dù kiểm soát cân nặng có lợi cho việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, nhưng đối với một số bệnh nhân tiểu đường có chỉ số BMI bình thường, việc ăn kiêng để giảm cân không những không giúp họ kiểm soát được lượng đường trong máu mà còn có thể khiến lượng đường trong máu dao động đáng kể, dẫn đến nhiều bệnh cấp tính khác nhau.

Những bệnh nhân tiểu đường có chỉ số BMI cao, muốn giảm cân cần sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn hoặc chuyên gia dinh dưỡng, nếu không sẽ dễ dấn đến các vấn đề như suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng… đây cũng là mối đe dọa lớn với sức khỏe chúng ta.

2. Ăn chay

Việc ăn chay trong thời gian dài có thể giúp lượng đường trong máu thực sự giảm trong 1 thời gian ngắn. Tuy nhiên, do không cung cấp đủ dinh dưỡng nên quá trình phân hủy chất béo sẽ cung cấp năng lượng để tạo ra thể ceton, thừa thể ketone, dẫn đến nhiễm toan ceton, trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường, chế độ ăn uống hằng ngày nên tuân theo nguyên tắc ăn uống cân bằng, thay vì ăn kiêng hay ăn chay hoàn toàn.

3. Thực phẩm không đường

Nhiều người cho rằng, thực phẩm không đường thì sẽ không chứa đường, đây là 1 quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực phẩm không đường nhưng giàu tinh bột khi ăn sẽ được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể và được cơ thể hấp thụ. Đây là lý do vì sao nhiều bệnh nhân ăn thực phẩm giàu tinh bột không cải thiện được lượng đường trong máu mà còn khiến chúng tăng lên.

4. Ăn mặn

Sau khi mắc bệnh tiểu đường, nhiều bệnh nhân có lượng đường trong máu cao có thể dễ dàng hạn chế được đồ ngọt, nhưng lại không thể ăn nhạt. Quá nhiều muối trong thức ăn cũng có tác động tiêu cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Hơn nữa, nhiều muối trong thức ăn cũng sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa tinh bột, từ đó làm tăng nồng độ đường trong máu và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Vậy nên, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn muối, chỉ ăn khoảng 5g/ngày và bệnh nhân huyết áp cap cũng cần thắt chặt chế độ ăn có muối.

5. Ăn thực phẩm nóng

Ăn thức ăn còn nóng có thể gây bắt lợi với sức khỏe của người mắc tiểu đường. Nhiệt độ thực phẩm càng cao thì càng chứa nhiều calo và lượng đường trong máu sẽ tăng cao và nhanh hơn sau khi ăn. Ngoài ra, thức ăn nóng còn làm tổn thương niêm mạc thực quản, dẫn đến tình trạng viêm mãn tính, lâu ngày tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Khi bệnh nhân tiểu đường ăn những thực phẩm nóng, hãy để chúng nguội bớt để hàm lượng tinh bột kháng trong thực phẩm tăng lên, làm chậm quá trình tăng và đạt đỉnh của lượng đường trong máu ở 1 mức độ nhất định.

Hà Giang (Theo Aboluowang)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN