Dưới đây là những mẹo giúp bạn bảo quản bánh chưng, bánh tét được lâu mà không làm thay đổi màu sắc, mùi vị bánh.
Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống gia đình nào cũng có trong dịp Tết. Các gia đình thường gói nhiều bánh nên việc bảo quản bánh chưng, bánh tét được lâu không bị cứng, ẩm mốc là điều cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm.
1. Khâu gói, luộc bánh chưng
Từ khâu chế biến và luộc bánh, bạn phải hết sức lưu ý những điểm dưới đây để không bị hỏng:
- Lá trước khi gói phải được rửa sạch, để ráo nước.
- Khi gói bánh, bạn gói chặt tay vừa phải, không quá lỏng để khi luộc bánh sẽ không bị thấm nước, mềm và dễ hỏng nhưng cũng không quá chặt, bánh sẽ bị cứng.
- Bánh cần phải luộc chín kỹ mới ngon và bảo quản được lâu.
- Sau khi lấy bánh ra khỏi nồi, bạn nên rửa lại bằng nước sạch. Đặt bánh xuống sàn có đệm lót rồi đặt một vật nặng lên trên để ép bớt nước (với bánh tét bạn nên lăn bánh để bánh dền hơn).
2. Bảo quản bánh chưng, bánh tét
Để ở nơi mát mẻ
Muốn bánh chưng, bánh tét để được lâu phải để bánh ở nơi khô ráo, thoáng mát, không có bụi bẩn trong nhà để bảo quản. Nếu trời lạnh dưới 20 độ C có thể để được hơn 1 tuần.
Bảo quản trong tủ lạnh
Vì thời tiết ở nước ta nóng ẩm nên nếu để ngoài trời bánh sẽ nhanh bị mốc. Vì vậy, bạn nên bảo quản bánh chưng, bánh tét trong tủ lạnh. Bánh bóc ra nên được ăn hết trong 1 lần, không nên để bánh đã bóc vỏ trong tủ lạnh, bánh sẽ bị cứng và có mùi thức ăn trong tủ cản trở thất thoát.
Trước khi ăn bánh nên chiên hoặc hâm nóng.