Tại sao khoai tây có màu xanh?
Khoai tây chuyển sang màu xanh do được bảo quản không đúng cách hoặc tiếp xúc với ánh sáng. Khoai tây cần được bảo quản ở nơi khô ráo và tránh ánh sáng trực tiếp.
Khi khoai tây tiếp xúc với ánh sáng, chúng sẽ trải qua quá trình quang hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng đó thành năng lượng. Quá trình quang hợp kích hoạt sản xuất chất diệp lục và khoai tây chuyển sang màu xanh.
Quá trình này cũng tạo ra solanine, một chất độc có thể nguy hiểm nếu ăn phải với số lượng lớn. Solanine thường gây ra các bệnh về đường tiêu hóa và hệ thần kinh, chẳng hạn như tiêu chảy, nôn mửa, co thắt dạ dày, buồn nôn, nhức đầu và chóng mặt. Thậm chí, những trường hợp ngộ độc solanine nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng hạ thân nhiệt, tê liệt, ảo giác, vàng da và thậm chí mất cảm giác.
Ăn khoai tây xanh có thể gây ngộ độc?
Ăn một lượng nhỏ khoai tây xanh có thể không gây nguy hiểm, nhưng tốt nhất bạn nên hạn chế. Nếu củ khoai tây chỉ có một vài đốm xanh, bạn có thể tận dụng bằng cách thử gọt vỏ hoặc cắt bỏ phần xanh, nhưng nếu vẫn còn vị đắng thì hãy loại bỏ.
Làm cách nào để tránh khoai tây chuyển sang màu xanh?
Khoai tây sẽ không chuyển sang màu xanh nếu chúng được bảo quản đúng cách và tránh ánh sáng trực tiếp. Vị trí lý tưởng để bảo quản khoai tây là nơi mát mẻ và tối. Giữ chúng tránh xa các tác nhân như nhiệt độ cao và thay đổi nhiệt độ liên tục.