1. Bồi dưỡng năng lực học tập
Cha mẹ nên sớm rèn luyện cho con niềm yêu thích học tập thay vì bắt ép con phải học. Khi ép buộc trẻ học, chúng sẽ rất dễ chán và lười học, không có động lực phấn đấu.
Để trau dồi được năng lực học tập, trẻ cần đạt được sự cân bằng giữa việc học và vui chơi. Ngoài việc cần hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo kế hoạch, trẻ nên được cha mẹ cho tham gia các hoạt động ngoài trời, vui chơi, giải trí, chơi thể thao… Khi não bộ được nghỉ ngơi, trẻ sẽ có hứng thú học tập tốt hơn.
Điều đáng chú ý là cha mẹ nên khuyến khích con quan tâm nhiều hơn đến quá trình học tập chăm chỉ hơn là điểm thi. Khi con bị điểm kém, cha mẹ không nên chỉ trích, quát tháo, điều này có thể khiến con nảy sinh tâm lý nổi loạn vì bất mãn.
Để học tập tốt không thể tách rời khả năng tập trung một cách có ý thức. Nguyên nhân khiến phần lớn trẻ học không tốt thường là do không thể tập trung nghe giảng trên lớp, khó tập trung làm một việc trong thời gian dài. Để giải quyết tình trạng này, cha mẹ hãy chọn thứ trẻ hứng thú và kiên trì thực hiện 1-2 giờ/ngày. Cha mẹ không nên can thiệp hoặc cắt ngang thứ trẻ đang say sưa làm.
2. Trau dồi khả năng đọc
Nhà triết học nổi tiếng người Anh Francis Bacon từng nói: “Nếu một người muốn thành công trong học tập, vũ khí quan trọng chính là biến việc đọc và học thành thói quen”.
Nuôi dưỡng thói quen yêu thích và đọc những cuốn sách hay cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ sẽ mang lại lợi ích cho chúng suốt đời.
Có thể thấy rằng, việc trau dồi khả năng đọc rất quan trọng đối với sự trưởng thành của trẻ. Để làm được điều này, trước tiên cha mẹ nên làm gương cho trẻ về việc yêu thích đọc sách. Khi trẻ đọc sách cha mẹ nên có mặt để hướng dẫn con từng bước một.
Việc một đứa trẻ không thích đọc sách lại say mê đọc sách trong thời gian ngắn là không thể. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải làm gương để hướng dẫn trẻ từ từ.
Ví dụ: Cha mẹ có thể mua truyện tranh, sách ảnh sinh động, dễ hiểu cho con trước, sau đó mua sách văn học, sách lịch sử sau khi trẻ có hứng thú.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần xây dựng kế hoạch đọc một cách nghiêm túc, chi tiết từng giờ, từng ngày, từng tuần…xác định nhiệm vụ đọc cần hoàn thành ở từng khoảng thời gian cụ thể.
3. Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp
Nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ có 20% thành công của một người là nhờ vào IQ, còn 80% phụ thuộc vào EQ.
Nếu trí tuệ cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công trong cuộc sống, cha mẹ cần giúp con cái phát triển khả năng giao tiếp cơ bản cần thiết để đạt được EQ cao.
Cha mẹ muốn trau dồi kỹ năng giao tiếp cho con thì trước hết phải học cách giao tiếp tốt với con. Đối với trẻ em, việc thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách phù hợp không phải là điều dễ dàng, chúng phải học cách sử dụng ngôn ngữ và cách diễn đạt phù hợp, cha mẹ thường là đối tượng học hỏi đầu tiên của trẻ.
Ví dụ: Một đứa trẻ khi nhìn thấy một con vật nhỏ, chúng rất thích và muốn mua một con về nhà. Vì nhiều lý do mà cha mẹ không đồng ý với việc này nhưng thấy con mình cứ năn nỉ, họ có thể không kiềm chế được cơn giận mắng con: “Sao con lỳ lợm thế”.
Cha mẹ nên cố gắng hết sức để tạo nhiều cơ hội hơn cho trẻ quan sát, trải nghiệm, giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau bằng cách đưa trẻ ra ngoài trời, mời bạn bè của con đến nhà chơi để tạo môi trường cho trẻ giao tiếp với người khác.
Cuối cùng, cha mẹ hãy cho trẻ nhiều không gian hơn để bày tỏ ý kiến của mình. Cha mẹ nên tạo cơ hội cho con cái, khuyến khích con bày tỏ suy nghĩ của mình. Cho dù cha mẹ không đồng ý với ý kiến con cái đưa ra cũng đừng vội tỏ ý phản đối mà hãy thử hỏi nguyên nhân đằng sau, rồi mới bày tỏ quan điểm bản thân và hướng dẫn con đúng cách.