Kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh, ông chưa bao giờ động đến đồ ngọt hay đồ chiên rán, và thường chỉ ăn đồ chay.
Nhưng một thời gian gần đây, ông Ngưu thường xuyên bị chóng mặt và có những biểu hiện khó chịu về thể chất. Ông đến bệnh viện khám thì thấy chỉ số đường huyết tăng lên, lên tới 16,2mmol/L.
Lúc biết kết quả, ông Ngưu rất sốc, không hiểu sao đường huyết vẫn tăng cao vì ông ăn chay hằng ngày.
Sau đó, bác sĩ tìm hiểu về chế độ ăn của ông và nhận thấy chế độ này có lợi cho sức khỏe, nhưng không phù hợp với bệnh nhân đường huyết cao nếu ăn thường xuyên.
Việc kiểm soát chế độ ăn uống là tiền đề của sự ổn định lượng đường trong máu. Nhưng cũng cần nhắc lại rằng, việc kiểm soát chế độ ăn không hề đơn giản, cần điều chỉnh toàn diện cơ cấu khẩu phần ăn, chẳng hạn như không thể ăn tùy tiện những thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo, giàu carb. Trong số những món chay mà ông Ngưu ăn hằng ngày, có những món giàu carb.
Cố gắng đừng chạm vào "2 yếu tố", nó đang hủy hoại tuyến tụy
1. Bánh bột mì
Bột được sử dụng trong bánh là bột mì tinh luyện, có hàm lượng tinh bột cao và chỉ số GI là 79,6, rất dễ làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn vào. Ngoài ra, lượng đường thêm vào bánh cũng làm tăng calo, dễ gây tăng chỉ số đường huyết sau khi ăn.
Đường huyết của bệnh nhân tiểu đường không ổn định, khó kiểm soát, nguy cơ biến động cũng sẽ tăng lên rất nhiều nếu ăn món này.
2. Khoai tây luộc
Thực phẩm chay như khoai tây cũng là rất giàu carb và giá trị GI của chúng nằm trong khoảng từ 60 đến 73.
Giá trị cụ thể sẽ thay đổi theo cách nấu khoai tây. Nhưng nhìn chung, ăn quá nhiều khoai tây sẽ khiến cơ thể con người nạp vào quá nhiều tinh bột, làm tăng lượng đường glucose trong máu, gây biến động đường huyết.
Nếu đường huyết thường xuyên biến động ở bệnh nhân tiểu đường sẽ gây tổn thương các tiểu đảo tụy và dễ làm bệnh nặng thêm.
Đường huyết cao, chúng ta cần lưu ý điều gì khi ăn chay kiểm soát đường huyết?
1. Chú ý đến giá trị GI của thực phẩm, không ăn thức ăn cao hơn 70, ăn ít thức ăn từ 55 đến 70, và nên ăn những loại dưới 55;
2. Chú ý đến phương pháp nấu chín thức ăn, ít chiên, rán, quay, nên hấp, luộc nhiều hơn;
3. Chú ý đến độ chín của thức ăn, không nên nấu quá nhừ, mềm;
4. Chú ý đến lượng thức ăn nạp vào, ăn quá nhiều sẽ khiến lượng calo vượt quá tiêu chuẩn, không có lợi cho sự ổn định của đường huyết;
Để kiểm soát đường huyết 1 cách toàn diện, ngoài chế độ ăn uống, người bệnh nên duy trì tập thể dục, thiết lập lịch sinh hoạt đều đặn, giữ tâm trạng thoải mái sẽ có lợi hơn cho việc ổn định đường huyết.