Theo Ths BS Nguyễn Cảnh Chương – Giám đốc TT Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, mất máu trong băng huyết sau sinh có thể xảy ra từ từ, kín đáo hoặc cũng có thể ồ ạt, đột ngột gây nguy hiểm cho sản phụ.
Băng huyết sau sinh là tình trạng máu chảy trên 500 ml đối với sinh đường âm đạo hoặc trên 1.000 ml đối với mổ lấy thai.
Sản phụ ở Phú Quốc bị tai biến sản khoa đã tử vong. (Ảnh: NLĐ).
Băng huyết là bệnh lý sau sinh nguy hiểm. Bệnh nhân bị băng huyết sau sinh có thể bị mất máu, sốc suy hô hấp, hoại tử tuyến yên, thậm chí tử vong…
Phụ nữ mang thai ngoài 20 tuần đều có nguy cơ chảy máu sau sinh.
Người ta chia băng huyết làm 2 loại là nguyên phát và thứ phát.
Băng huyết nguyên phát: Trong vòng 24h đầu sau sinh mà bệnh nhân bị chảy máu (500ml trở lên). Băng huyết nguyên phát xảy ra là do bệnh nhân bị sót rau, bất thường ở bánh nhau, rách đường sinh dục dưới, đờ tử cung…
Băng huyết thứ phát: Đó là tình trạng bệnh nhân bị chảy nhiều máu sau sinh trong khoảng 24h đầu đến 1-3 tháng sau sinh vẫn mất máu. Tình trạng trên xảy ra là do nhiễm trùng, sót rau.
Những người có nguy cơ băng huyết sau sinh đó là, người tuổi cao sinh con, người có tử cung căng giãn bất thường, nhau thai bong ra sớm trước khi chuyển dạ, béo phì có thể gia tăng biến chứng chảy máu trong và sau sinh, phẫu thuật trên tử cung, như sinh mổ, bóc tách u xơ tử cung, sản phụ bị đái tháo đường, sản phụ gặp số bệnh lý liên quan như hội chứng Marfan, Ehlers-danlos.
Trong qua trình chuyển dạ bị kéo dài, dùng thuốc tăng co, tiền sản giật…
Triệu chứng băng huyết ở sản phụ sau sinh
Theo TS. Nguyễn Cảnh Chương – BV Phụ sản Hà Nội, với cơ chế bình thường, quá trình chuyển dạ sau giai đoạn sổ nhau, tử cung co hồi lại, các cơ đan chéo của tử cung co rút ngắn lại sẽ siết các mạch máu của tử cung ở vị trí nhau bám như những nút thắt được gọi là các "nút thắt sinh lý".
Cùng với cơ chế đông máu bình thường của cơ thể, cơ tử cung co thắt sẽ tạo thành các cục máu đông ở mạch máu giúp ngưng chảy máu.
Tuy nhiên, trường hợp bất thường khiến tử cung không co hồi được hoặc nhau không tróc và nhau không sổ ra ngoài, băng huyết sẽ xảy ra.
Nguyên nhân
- Đờ tử cung: Đó là cơ tử cung không co hồi khiến máu chảy tự do, không cầm được dẫn đến băng huyết.
- Bánh nhau bất thường như cài răng lược, bánh nhau bám thấp, nhau tiền đạo.
- Tử cung, âm đạo bị vỡ, rách.
- Rối loạn đông máu đó là nhau bong non, thai lưu, nhiễm trùng…
Triệu chứng
- Dấu hiệu điển hình của băng huyết sau sinh là chảy máu nhiều, bất thường.
- Máu chảy không kiểm soát, màu đỏ tươi.
- Bệnh nhân thấy mạch nhanh, huyết áp tụt, tay chân lạnh, vã mồ hôi, da xanh xao…
- Nhịp tim tăng.
- Âm đạo đau, sưng.
Nguy cơ
- Bị băng huyết sau sinh sẽ để lại những biến chứng và hậu qua khôn lường như thiếu máu, gây viêm nhiễm, hiếm muộn và thậm chí tử vong.
- Bị băng huyết sau sinh sẽ để lại những biến chứng và hậu quả khôn lường như thiếu máu, gây viêm nhiễm, hiếm muộn và thậm chí tử vong.
Để phòng ngừa băng huyết sau sinh, sản phụ và người nhà cần tuân thủ các nguyên tắc:
- Theo dõi thai sản định kỳ, đúng hẹn ở bệnh viện có chuyên khoa sản.
- Thực hiện làm các xét nghiệm, siêu âm để tầm soát dị tật và các bất thường nếu có.
- Không nên tự ý dùng thuốc phá thai, nạo thai tại nhà hay những cơ sở không đạt tiêu chuẩn.
- Có chế độ dinh dưỡng đúng, đủ. Bổ sung canxi, sắt aci folic để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt. Rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi…
- Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và chú ý bổ sung nhiều thực phẩm giàu hàm lượng sắt trong thai kỳ. Trong thời kỳ hậu sản, sản phụ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tâm trạng ổn định, ăn uống điều độ hợp lý, tránh stress và đặc biệt giữ vệ sinh tầng sinh môn sạch sẽ tránh bị nhiễm trùng.
Trước đó, chiều 24-3, tin từ Trung tâm Y tế TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cho biết dù đã rất nỗ lực cùng với hàng trăm người sẵn sàng cho máu nhưng sản phụ bị băng huyết nhập viện từ đêm trước đã tử vong lúc 16 giờ 30 phút cùng ngày.
|