Hãng tin Reuters vừa dẫn nghiên cứu của INPE (đăng trên tạp chí Nature), cho biết lượng khí thải carbon của rừng Amazon lên tới 0,44 tỷ tấn trong năm 2019 và 0,52 tỷ tấn trong năm 2020. Con số này gần gấp đôi so với mức trung bình hàng năm là 0,24 tỷ tấn của cả giai đoạn 2010 - 2018.
Nhà nghiên cứu Luciana Gatti đứng đầu nghiên cứu, nhận định: Nghiên cứu này cho thấy rằng, sự gia tăng lượng khí thải carbon nói trên phần lớn là do nạn phá rừng tăng mạnh. Cụ thể, nạn phá rừng ở khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này đã đạt mức cao nhất trong 12 năm vào năm 2020, với diện tích rừng 11.088km2 (2,7 triệu mẫu Anh).
Rừng nhiệt đới Amazon ở Manaus, bang Amazonas, Brazil. (Ảnh: Reuters)
Trước đó, Mashable từng có bài đăng cho biết: Khi người Mỹ kỷ niệm Ngày Trái đất đầu tiên (22/4/1970 - 22/4/2023), bầu khí quyển của hành tinh xanh lúc đó khác biệt rõ rệt so với ngày nay. Gần 50 năm trước, các nhà khoa học đã đo nồng độ carbon dioxide trên Trái đất và ghi nhận con số khoảng 325 phần triệu, hay đơn vị là ppm.
"Bây giờ, gần 5 thập kỷ trôi qua, con số đó đã tăng lên khoảng 412ppm, cao hơn gần 90ppm. Sự thay đổi này được các nhà nghiên cứu khí quyển và địa chất gọi là chưa từng có trong ít nhất 800.000 năm qua (khi so sánh với nồng độ CO2 của các bọt khí trong băng cổ), đó là chưa kể khả năng mức CO2 chưa từng cao như vậy trong hàng triệu năm qua.
“Tốc độ tăng CO2 hiện nay so với Ngày Trái đất đầu tiên là chưa từng có trong lịch sử địa chất”, Dan Breecker - nhà cổ sinh vật học tại Đại học Texas thốt lên. Kris Karnauskas - Phó giáo sư tại Khoa Khoa học Khí quyển và Đại dương tại Đại học Colorado Boulder cùng nhận xét: “Cho dù bạn nghĩ thế nào đi nữa thì đây cũng là điều chưa từng có tiền lệ”.
Nồng độ CO2 trong khí quyển Trái đất tăng theo thời gian, số liệu của NASA.
Trong bối cảnh đó, một trong những vấn đề phải đặt ra là xanh hóa ngành xây dựng, bao gồm việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, giải pháp mới theo hướng nhẹ, bền vững và thân thiện môi trường. Trên thực tế đã có nhiều sản phẩm ra đời để đáp ứng mục tiêu này.
Theo Saint-Gobain, ngành xây dựng tiêu thụ 33% năng lượng, vì vậy hiệu suất năng lượng cho công trình là một bài toán lớn. Ngay tại sự kiện BCI Equinox 2023, họ vừa giới thiệu vữa tô nội thất gốc thạch cao giúp giảm 75% khí thải CO2 so với vữa tô gốc xi măng; kính được sản xuất dựa trên nguyên liệu từ hydro, giúp giảm 70% lượng khí CO2 trực tiếp thải ra môi trường; bông thuỷ tinh với hàm lượng tái chế trung bình lên tới 59%,...
Ngoài ra, Saint-Gobain cón có các hệ giải pháp nhẹ cho khu vực tường trong của công trình giúp giảm 79% sự nóng lên của Trái đất (trung bình cứ 10.000m2 tường thạch cao sẽ giảm 250 tấn CO2, tương đương với 30 chuyến đi vòng quanh trái đất bằng ô tô), giảm 67% năng lượng được sử dụng (trung bình cứ 10.000m2 tường thạch cao sẽ giảm tương đương lượng điện sử dụng cho 166.792 người Việt Nam ở thành phố trong 24 giờ, và giảm 81% việc sử dụng nước sạch (trung bình cứ 10.000m2 tường thạch cao sẽ giảm 1.100m3 nước sạch),...