10 sai lầm tồi tệ nhất người dùng có thể mắc phải với máy giặt

Máy giặt quần áo dù là giặt và sấy hay truyền thống đều có thể bị hư hỏng do thói quen sử dụng có hại, chẳng hạn như chọn sai chu trình hoặc không làm sạch lồng giặt…

Ngoài việc làm hỏng máy giặt, những vấn đề này có thể làm giảm hiệu suất và tăng mức tiêu thụ năng lượng và nước, khiến người dùng phải tốn tiền hỗ trợ kỹ thuật hoặc thậm chí phải mua máy giặt mới.

Nên chọn đúng chu trình giặt.

Chọn sai chu trình giặt

Mỗi máy giặt có các chương trình giặt khác nhau cho từng loại vải và khối lượng đồ giặt, vì vậy chọn sai chu trình có thể dẫn đến kết quả không như mong đợi. Ví dụ, nếu chọn chương trình giặt nhẹ cho khối lượng đồ nặng, quần áo sẽ không được giặt sạch. Ngược lại, sử dụng chế độ giặt nặng cho vải mỏng manh có thể làm hỏng chúng. Do đó người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để chọn chu trình phù hợp.

Đổ đầy lồng giặt

Nhiều người có thói quen đổ đầy lồng giặt bằng tay, điều này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như tràn nước và hư hỏng các bộ phận bên trong máy. Mặc dù các máy giặt hiện đại thường có cảm biến tự động điều chỉnh mực nước dựa trên khối lượng quần áo, người dùng vẫn nên kiểm tra hướng dẫn để hiểu rõ cách thức hoạt động của máy và không nên tự ý đổ đầy lồng giặt.

Tránh giặt quá nhiều đồ trong lồng giặt.

Đổ xà phòng trực tiếp lên quần áo

Hành động đổ xà phòng trực tiếp lên quần áo có thể gây hư hỏng cho cả máy giặt và quần áo. Cặn xà phòng có thể bám lại trên vải, gây ra vết ố và kích ứng da. Hơn nữa cặn này có thể tích tụ và làm tắc nghẽn cống, đường ống của máy. Để tránh những vấn đề này, người dùng nên sử dụng các ngăn đựng bột giặt và nước xả vải, giúp pha loãng xà phòng và ngăn ngừa sự tích tụ.

Ngâm quần áo quá lâu

Nhiều người có thói quen tắt máy để quần áo ngâm lâu hơn thời gian đã được cài đặt. Hành động này không chỉ cản trở quá trình điều chỉnh tự động của máy giặt mà còn có thể làm hỏng các bộ phận của máy. Ngâm quần áo lâu hơn mức cần thiết có thể khiến vải bị sờn, có mùi hôi và chất tẩy rửa không còn hiệu quả, thậm chí có thể làm chất bẩn thấm trở lại vào sợi vải.

Hãy tránh ngâm quần áo quá lâu trong máy giặt.

Giặt các loại vải và màu sắc khác nhau

Việc phân loại quần áo theo màu sắc và chất liệu là rất quan trọng để bảo vệ chúng trong quá trình giặt. Nếu không phân loại cẩn thận, quần áo có thể bị ố màu hoặc hư hỏng do sự tương tác giữa các chất liệu khác nhau. Trước khi cho quần áo vào máy, hãy tách chúng thành các nhóm màu sáng, màu sặc sỡ và màu tối, đồng thời kiểm tra nhãn để biết hướng dẫn giặt riêng.

Giặt những đồ không phù hợp

Một số vật dụng không nên cho vào máy giặt vì có thể gây hỏng hóc hoặc làm hư hại thiết bị. Các đồ vật như giày, rèm, thảm lớn, đồ da và quần áo bơi như bikini nên được giặt bằng tay hoặc sử dụng các phương pháp làm sạch khác như giặt hơi nước. Nếu muốn giặt những đồ không được đề cập, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của máy để đảm bảo an toàn.

Có những đồ nên giặt bằng tay thay vì máy giặt.

Không cân bằng tải

Nhiều người thường cho quần áo vào máy giặt mà không chú ý đến cách sắp xếp, điều này có thể gây ra tình trạng máy bị xê dịch và phát ra tiếng ồn trong quá trình hoạt động. Nếu nghe thấy tiếng động lạ hoặc thấy máy di chuyển, hãy dừng lại và điều chỉnh lại quần áo trong giỏ, bởi việc này sẽ giúp máy hoạt động trở lại bình thường.

Máy quá tải

Giặt quá nhiều quần áo cùng một lúc có thể làm máy bị quá tải, dẫn đến việc giặt không hiệu quả. Khi giỏ quá đầy, quần áo không được giặt sạch và người dùng có thể phải lặp lại quy trình, gây lãng phí nước, xà phòng và năng lượng. Để tránh tình trạng này, hãy chia nhỏ số lượng quần áo cần giặt, đặc biệt là với những đồ nặng như chăn lông vũ. Nếu thường xuyên giặt nhiều, người dùng nên xem xét đầu tư vào một chiếc máy giặt có công suất lớn hơn.

Hãy chú ý đến công việc bảo dưỡng, vệ sinh máy giặt.

Không kiểm tra túi, khóa kéo, cúc áo

Trước khi cho quần áo vào máy, hãy kiểm tra kỹ túi quần áo để tránh bỏ quên các vật dụng như tiền xu, giấy tờ hay khóa kéo. Những vật này có thể làm bẩn quần áo hoặc gây hư hại cho máy giặt. Việc kiểm tra này rất quan trọng để bảo vệ cả quần áo và máy giặt.

Không vệ sinh, bảo dưỡng máy

Dù máy giặt hoạt động với xà phòng và nước, bụi bẩn vẫn có thể tích tụ bên trong. Người dùng nên vệ sinh máy ít nhất một lần mỗi tháng. Nếu máy có mùi hôi hoặc quần áo không còn sạch như trước, đó là dấu hiệu cho thấy máy cần được vệ sinh. Một số máy giặt có chức năng tự làm sạch, nhưng nếu không người dùng có thể sử dụng giấm trắng và chạy chu trình với nước nóng để loại bỏ nấm mốc và vi khuẩn. Sau khi vệ sinh, hãy mở cửa máy giặt để loại bỏ độ ẩm.

THIÊN AN

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN