“Đội quân đen” của chính quyền Sài Gòn: Ngày sét đánh

Khi tiền viện trợ của CORDS đã hết, các đội quân đen chỉ còn cái vỏ rồi mạnh ai nấy chạy trong Đại thắng mùa Xuân 1975.

1. Có thể nói, giai đoạn đầu khi những "Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" đi vào hoạt động, phong trào Cách mạng miền Nam đã gặp phải một số khó khăn. Với hình thức "ấp đời mới" mà mục tiêu căn bản là tách rời du kích và cán bộ nằm vùng ra khỏi nhân dân, mọi ấp đều được bảo vệ bởi nhiều lớp hàng rào kiên cố, các cổng chính ra vào có trạm gác cùng nhiều chòi canh. Ban ngày, người dân được tự do đi lại làm ăn nhưng người lạ mặt muốn vào ấp thì phải qua thủ tục kiểm soát rất chặt chẽ. Ban đêm, các cổng chính đóng lại. Nếu muốn đi bệnh viện chẳng hạn, phải có sự đồng ý của "cán bộ".
Một "đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" về xã.
 Một "đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" về xã.
Trong cuốn "Phượng hoàng và những con chim mồi", Mark Moyar viết: "Cán bộ xây dựng nông thôn ở cấp xã còn có nhiệm vụ tổ chức "Đội Thiếu nhi", huấn luyện cho các em nhỏ cách thức cảnh giới và báo động kịp thời mỗi khi có người lạ lén lút vào ấp, "Đội Phụ nữ" làm công tác tiếp tế, cứu thương. "Đội Lão ông, Lão bà" tung tin gây hoang mang cho địch, che giấu và bảo vệ cán bộ xây dựng nông thôn hoạt động trong xã với phương châm không biết, không nghe, không thấy…".
Tuy nhiên, có một điều mà Mark Moyar phải thừa nhận là: "Bắt đầu từ năm 1965, nhận thức của đa số nông dân miền Nam Việt Nam về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có sự thay đổi nhưng hầu hết người Mỹ đều không nhìn ra điều này. Sự thay đổi bắt nguồn từ những trận ném bom, bắn phá bừa bãi của Mỹ lẫn chính quyền Sài Gòn đã tàn phá nhà cửa ruộng vườn, giết chết những người thân trong gia đình họ.
Phần nữa, nhiều “cán bộ xây dựng nông thôn” lợi dụng tình thế khó khăn của những phụ nữ có chồng đi tập kết để cưỡng bức họ - và điều này mặc nhiên được phép nhằm ngăn không để họ che giấu, tiếp tế cho chồng họ nếu chồng họ trở về. Tại những xóm ấp hẻo lánh ở Định Quán, Mã Đà, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai), một "cán bộ xây dựng nông thôn" ép buộc 2, 3 phụ nữ phải quan hệ tình dục là chuyện bình thường vì nếu không chấp nhận, những phụ nữ ấy sẽ bị tước đi những quyền căn bản nhất…".
Để đập tan âm mưu của địch, mở rộng vùng giải phóng, bẻ gãy chiến lược "ấp đời mới", phá ách kìm kẹp "xây dựng nông thôn", bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích cách mạng đã tiến hành nhiều trận đánh mà mục tiêu là những "Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" đang hoạt động tại những xã ấp. Sau cuộc phục kích tại ấp Hội Bài, xã Hội Mỹ, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy, Nguyễn Văn Ký, Tỉnh đoàn trưởng Tỉnh đoàn Phước Tuy thừa nhận: "Quân đội giải phóng chơi trò giương đông kích tây và chúng tôi đã mắc bẫy".
Ngày 6/7/1967, một "cán bộ xây dựng nông thôn" ở ấp Hội Bài nhận được tin "mật báo", rằng "khuya nay sẽ có một nhóm quân giải phóng lẻn về tuyên truyền".
Ngay lập tức, Nguyễn Văn Ký, Tỉnh đoàn trưởng và Trần Văn Hiền, Tỉnh đoàn phó thuộc Ban chỉ huy Đoàn 59 tỉnh Phước Tuy xuống tận nơi. Sau khi quan sát địa thế, Ký ra lệnh cho một toán "xây dựng nông thôn" đợi đến sẩm tối, phục kích gần một lò sản xuất nước mắm, cạnh con đường mà "nhóm quân giải phóng" sẽ đột nhập. Trên con đường này, Ký bố trí 2 trái mìn claymore với chiến thuật cắt đầu, khóa đuôi. Theo kế hoạch, khi nhìn thấy quân giải phóng, một bộ phận sẽ điểm hỏa 2 trái mìn, bộ phận còn lại dùng súng, lựu đạn tấn công, tiêu diệt.
3 giờ 30 sáng, nằm phục mãi mà chẳng thấy bóng dáng quân giải phóng nào, toán trưởng xin lệnh Ký cho rút lui. Tháo xong 2 trái mìn claymore rồi trên đường quay trở lại nơi đóng quân nằm cạnh trụ sở ấp thì bất ngờ có một ánh chớp lóe lên và tiếp theo là một tiếng nổ long trời. Toán "cán bộ xây dựng nông thôn" nháo nhào, kẻ chúi vào gốc cây, người lăn xuống vệ đường, súng các loại nổ loạn xạ.
Bắn suốt 10 phút nhưng không thấy đối phương đáp trả, cả bọn mới hoàn hồn. Nhìn lại, hai "cán bộ" Phạm Công Ngọc Hải, Bùi Thiện Thọ chết tại chỗ vì trúng mìn, còn 6 người khác bị thương. Chưa hết, sáng hôm sau trên bức tường vôi trắng của trụ sở ấp, ai đó đã viết một dòng chữ lớn bằng than: "Giết một tên cán bộ xây dựng nông thôn bằng giết ba tên xâm lược Mỹ".
Bắt dân rào ấp để đề phòng Quân Giải phóng xâm nhập.
 Bắt dân rào ấp để đề phòng Quân Giải phóng xâm nhập.
Tỉnh đoàn phó Đoàn 59 là Trần Văn Hiền sau này khi sang Mỹ định cư, đã thú nhận trong một buổi họp mặt "cán bộ xây dựng nông thôn" ở miền Nam bang California: "Lúc đó chúng tôi bị lừa. Một phụ nữ đến ấp mua bán cá, làm như vô tình tiết lộ việc "Việt cộng về tuyên truyền" cho một mật báo viên của toán xây dựng nông thôn ấp Hội Bài. Lực lượng quân giải phóng phục kích chúng tôi đêm hôm đó là Đội du kích cơ động của Long Phước Hội - gồm 3 xã Long Mỹ, Phước Hải và Hội Mỹ…".
Nhận thấy Chiến khu Minh Đạm là mối nguy hiểm cho chương trình "xây dựng nông thôn" quận Đất Đỏ, cuối năm 1967, dưới sự chỉ đạo của cố vấn Mỹ thuộc Cơ quan CORDS, Nguyễn Đức Thắng, Chỉ huy trưởng Xây dựng nông thôn đưa về xã Phước Hải "Đoàn Phát triển 1", Ban chỉ huy đặt tại miếu thờ ông chủ xã.
Đêm giao thừa Tết Mậu Thân, bộ đội chủ lực huyện Đất Đỏ phối hợp với du kích tiến đánh Phước Hải và bao vây nơi này gần một tuần lễ. Nguyễn Văn Á, cán bộ xây dựng nông thôn kể lại với Mark Moyar rồi được ông ta đưa vào cuốn sách "Phượng hoàng và những con chim mồi": "Các cấp chỉ huy quá chủ quan. Họ tin rằng chỉ cần "ba cùng" với người dân là dân sẽ ủng hộ chính quyền Sài Gòn nên việc vũ trang cho cán bộ xây dựng nông thôn rất sơ sài. Cả 15 người chỉ có 1 trung liên Bar, 10 Carbine M1, 2 Garant M14 cùng vài quả lựu đạn trong khi Việt Cộng xài AK-47, B40. Đã vậy, bên ngoài hàng rào ấp đời mới, đêm nào họ cũng phát loa kêu gọi chúng tôi quay súng trở về với nhân dân, không làm tay sai cho đế quốc Mỹ…".
2. Bước qua năm 1969, Cơ quan CORDS gia tăng viện trợ cho chương trình bình định, "xây dựng nông thôn" đồng thời tuyển thêm người, mở thêm nhiều khóa huấn luyện ở Trại Lam Sơn, Chí Linh, Vũng Tàu, trong đó có những khóa huấn luyện mà học viên đều là phụ nữ.
Để moi tin tình báo, "cán bộ xây dựng nông thôn" mị dân bằng cách làm nhà giúp dân.
 Để moi tin tình báo, "cán bộ xây dựng nông thôn" mị dân bằng cách làm nhà giúp dân.
Nguyễn Thị Hồng, một trong những "cán bộ" theo học khóa 3/69, tổ chức vào tháng 3/1969 kể: "Khóa tôi có 400 chị em. Tùy theo từng môn, giảng viên có thể là người Việt hoặc người Mỹ. Các sĩ quan người Việt chủ yếu dạy về chiến thuật quân sự, cách tổ chức phòng ngự, phản công, cách phục kích, gài mìn, cách sử dụng một số các loại súng và công tác dân vận, còn người Mỹ thì dạy cách khai thác tin tình báo, cách theo dõi, điều tra người tình nghi, cách phát hiện du kích, Cộng sản nằm vùng từ những dấu vết nghi ngờ…".
Tốt nghiệp khóa huấn luyện, Hồng được đưa về Quận đoàn Củ Chi, Xã đoàn An Nhơn Tây. Tại vùng này 90% các gia đình đều có người tham gia cách mạng nên công tác "dân vận" của Hồng hầu như chỉ là con số 0! Trong nhật ký, cô ta viết: "Người dân ở xã nhìn những cán bộ xây dựng nông thôn chúng tôi bằng con mắt nghi kị, thậm chí thù địch. Có lần tôi ghé vào nhà của một bà cụ già mà tôi đã nhắm từ trước với ý định hỏi thăm, làm quen, sau đó đề nghị sửa lại cho bà cái mái tranh đã gần sập.
Tuy nhiên, khi tôi vừa mở lời thì bà ta đã lắc đầu: "Cám ơn cô. Cô sửa xong thì ngày mai - nếu không Mỹ thì lính Cộng hòa cũng lại kéo đổ. Cô có sửa thì cô sửa cho mấy người đó, sửa cho họ đừng giết hại nhân dân". Tôi rất chán nản, chỉ muốn trở về nhà..". Lê Văn Hội, "cán bộ xây dựng nông thôn" xã Tân Phong, quận Cai Lậy, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết: "Cả toán cán bộ xã Tân Phong chúng tôi, buổi sáng nếu có quân đội mở đường thì chúng tôi từ thị trấn Cai Lậy mới dám vào, làm việc ất ơ một lát rồi chiều lại rút ra. Không ai dám ngủ đêm tại vì sợ du kích".
Một tháng 4 ngày sau khi nhận công tác, Nguyễn Thị Hồng đạp phải một trái mìn do du kích Củ Chi gài, chết tại chỗ. Nhưng không phải chỉ có Nguyễn Thị Hồng, cũng trong năm 1969, "Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" ở ấp Hội Cửu, huyện Đất Đỏ lĩnh thêm một búa nữa. Nằm ngay trên tỉnh lộ 44, ấp Hội Cửu thuộc xã Hội Mỹ có vị trí địa lý phía đông giáp rừng chồi sát biển; phía tây giáp với những thửa ruộng và tiếp theo là những cánh rừng kéo dài đến mật khu Minh Ðạm. Phía nam giáp một ngọn đồi cát, nơi đây có đồn Lò Gốm do một trung đội Ðịa phương quân trú đóng, còn phía bắc giáp cánh đồng xã Phước Lợi, Gò Tre. Theo báo cáo của "cán bộ xây dựng nông thôn" ấp Hội Cửu: "Ấp có 76 nóc nhà, dân số 750 người, là vị trí chiến lược rất quan trọng vì Việt Cộng từ mật khu Minh Đạm sang mật khu Mây Tào đều đi ngang qua đây".
Vì vậy, viên chức xã ấp muốn đi từ quận Đất Đỏ đến Hội Mỹ, Hội Cửu, chỉ dám đi vào ban ngày nhưng trước khi đi, phải có lực lượng Địa phương quân mở đường, dò mìn, phát hiện những chốt phục kích của Quân Giải phóng. Để bình định vùng này, ngày 3/9/1969 "Tỉnh đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" tỉnh Phước Tuy quyết định đưa về đây một “đoàn cán bộ” gồm 30 người, gọi là Đoàn Phát triển 9. Trong một báo cáo gửi Tỉnh đoàn Phước Tuy, Đoàn trưởng Đoàn Phát triển 9 là Đặng Hướng viết: "Ngay khi đến nhiệm sở, tôi đã đôn đốc anh em củng cố những vọng gác, đào thêm giao thông hào, huy động người dân trong ấp rào lại hàng rào ở những nơi hiểm yếu. Ban đêm đặt mìn claymore, gài lựu đạn…".
Biết vị trí đóng quân của Ðoàn Phát triển 9 rất quan trọng và nguy hiểm, chiều ngày 5/9/1969, Ban chỉ huy Tỉnh đoàn Phước Tuy xuống kiểm tra. Quả y như rằng, lúc 22 giờ 30 phút đêm hôm đó, trời bỗng nổi gió, mây đen mù mịt báo hiệu một cơn giông. Đột ngột, có tiếng nổ đầu nòng của súng cối 61mm, tiếng điểm hỏa của B40, B41 rồi tiếp theo là hàng chục ánh chớp lóe lên kèm theo từng chuỗi tiếng nổ tức ngực, kéo dài gần 15 phút.
Trận mưa pháo vừa dứt, đã nghe tiếng thét xung phong của Quân Giải phóng, tiếng súng AK, trung liên RPD đanh gọn từng loạt dài. Ở cổng gác chính, một “cán bộ xây dựng nông thôn” tên An chết ngay trong loạt đạn đầu. Tại vọng gác số 2, “cán bộ xây dựng nông thôn” Huỳnh Muội giữ khẩu trung liên BAR cũng chết. Theo Đoàn trưởng Đặng Hướng: "Quân giải phóng áp sát hàng rào thép gai, mìn claymore trở nên vô dụng vì họ nằm ngoài tầm sát thương của mìn. Phía ta do mất khẩu trung liên BAR, chỉ còn súng carbine nên tổ chức chống trả rất rời rạc".
Gần 20 phút sau cuộc tấn công, pháo 105mm từ Chi khu Đất Đỏ mới bắn chi viện nhưng lúc này, Quân Giải phóng đã rút hết. Vẫn theo Đoàn trưởng Đặng Hướng, ngoài 2 "cán bộ" xây dựng nông thôn tử thương, còn có 9 “cán bô”å bị thương. Tưởng là đã xong, ai dè đến 23 giờ 50 phút, Quân Giải phóng bất ngờ tập kích thêm một lần nữa. Do chủ quan, không đề phòng, 3 "cán bộ xây dựng nông thôn” chết trong đó có Đoàn trưởng Đặng Hướng.
3. Năm 1973, Hiệp định Paris ký kết. Lính Mỹ rút về nước, tiền viện trợ của CORDS cho chương trình xây dựng nông thôn cũng hết nên các "Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" chỉ còn cái vỏ rồi mạnh ai nấy chạy trong Đại thắng mùa Xuân 1975.

Những vật phẩm phong thủy giúp chiêu tài vượng khí

(Kiến Thức) - Ngoài bố cục phong thủy, bạn có thể dụng vật phẩm phong thủy đặt vào vị trí có lợi giúp chiêu tài, vượng khí, trừ tà, trách họa.

Nhung vat pham phong thuy giup chieu tai vuong khi
Tài thần Triệu Công Minh: theo quan niệm của Đạo giáo đây là người quản lý tài vận, là Đại tôn tài thần, tên là Triệu Minh Lãng, tự Công Minh. Ngoài ra còn có bốn vị chính thần: Chiêu tài sứ giả Trần Cửu Công, chiêu bảo thiên tôn Tiêu Thăng, nạp tài thiên tôn Tào Bảo, lợi thị tiên quan Diêu Thiểu Tư và được hợp xưng là ngũ lộ tài thần. 
Nhung vat pham phong thuy giup chieu tai vuong khi-Hinh-2
Những người làm ăn buôn bán hoặc mong cầu thay đổi tài vận của bản mệnh có thể thờ một trong ngũ lộ tài thần. Nếu đặt ban thờ các thần tài vào vị trí tài lộc trong trong nhà, gia chủ sẽ được các thần tài phù hộ, khai thông đường tài vận.

Vì sao chiến dịch được kỳ vọng nhất của Mỹ thất bại?

(Kiến Thức) - Nhằm “đánh gãy xương sống Việt cộng” nhưng chính Mỹ lại bị đánh tả tơi vì tình báo đối phương đã lọt tới tận trung tâm hành quân của Mỹ.

Cuộc hành quân vĩ đại

Đầu năm 1967, sau 2 năm trực tiếp vào Việt Nam tham chiến, quân viễn chinh Mỹ mở một cuộc hành quân lớn nhất với mục đích tiêu diệt chủ lực quân giải phóng và các cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam. Cuộc hành quân này trong sử sách nước ta thường ghi là chiến dịch Gian-Xơn-Xity (Juncition City).

Nói về quy mô hay bất kỳ một khía cạnh nào, đây cũng là cuộc hành quân lớn nhất của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Theo số liệu của Wikipedia, người Mỹ huy động vào cuộc hành quân này tới 35.000 quân. Trong đó, chỉ có 5.000 quân của quân đội Sài Gòn còn 30.000 quân Mỹ.

Cuộc hành quân Juncition City. Ảnh: Life.
Cuộc hành quân Juncition City. Ảnh: Life.

Ngoài số lượng quân lớn, cuộc hành quân này còn được sự yểm trợ tối đa của B-52, trực thăng, pháo binh và các phương tiện hiện đại khác mà quân Mỹ đang sử dụng. Trong ngày đầu tiên của cuộc hành quân (22/2/1967) quân Mỹ đã thực hiện một cuộc đột kích bằng không vận với quy mô chưa từng thấy. 240 chiếc trực thăng ầm ầm bay trên bầu trời Tây Ninh để đổ lữ đoàn 1 và 2 của sư đoàn 1 “anh cả đỏ” xuống Sóc Mới, Rùm Đuôn ở giáp biên giới Campuchia để khóa chặt biên giới không cho quân ta có lối chạy sang Campuchia.

Trong khi đó ở hướng Cà Tum, lữ đoàn không vận 173 được các máy bay C-130 thả dù xuống. Đây cũng là trận nhảy dù lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Sau các cuộc đổ bộ bằng không quân, một lữ đoàn của sư 25 cùng một trung đoàn thiết giáp theo đường số 4 tiến lên Đồng Pan hợp với lữ 173 tại Cà Tum tạo nên bức tường phía Đông của cuộc hành quân. Có thể nói trong cuộc hành quân này, quân Mỹ đã sử dụng tổng hợp mọi chiến thuật: trực thăng vận, thiết xa vận, nhảy dù… với những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của họ.

Về mặt mưu lược, các tướng lĩnh Mỹ và quân đội Sài Gòn cũng đã hao tâm tổn trí nghĩ một kế hoạch rất chu đáo. Nhìn tổng thể, cuộc hành quân Gian-Xơn-Xity này là một cuộc vây ráp. Quân Mỹ tiến đánh nhiều hướng bằng bộ binh và B-52 rải thảm nhưng để chừa ra một mũi không đánh nhằm dồn quân ta chạy vào đó. Họ dự định đó sẽ là điểm kết thúc chiến dịch. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng như thế nên sĩ quan quân đội Sài Gòn thì tâm đắc bảo đó là cuộc hành quân vĩ đại còn bộ sậu của tướng Westmoreland thì tự tin trận này sẽ “đánh gãy xương sống Việt Cộng”.

Tuy nhiên, trong hơn 1 tháng tiến hành chiến dịch, quân Mỹ không tìm được một lực lượng chủ lực nào đáng kể để tiêu diệt. Nhưng ở bất kỳ nơi nào cũng thấy xuất hiện du kích đối phương bắn tỉa rồi lẩn trốn mất hút. Các căn cứ mà Mỹ lọt được vào thì chỉ tìm thấy những thứ mà quân giải phóng chưa kịp đem đi. Đến khi lính Mỹ đã mỏi mệt thì quân giải phóng mở những cuộc tập kích làm tiêu hao lực lượng lớn của địch. Bị thương vong nhiều cộng với dịch bệnh phát sinh do ở trong rừng nhiệt đới, ngày 15/4/1967 quân Mỹ phải kết thúc chiến dịch mà không đạt được một mục tiêu nào. “Cuộc hành quân vĩ đại” đã trở thành một thất bại thảm hại.

Tin tức bị lộ như thế nào?

Chiến dịch Gian-Xơn-Xity sở dĩ thất bại là vì phía ta ngay từ đầu đã nắm đường đi nước bước của Mỹ như lòng bàn tay. Vì sao Trung ương cục miền Nam lại biết trước kế hoạch của Mỹ? Câu chuyện sau đây tóm lược từ hồi ký Tôi đi làm tình báo của đại tá tình báo Đinh Thị Vân sẽ giải đáp.

Bản đồ cuộc hành quân Juncition City. Ảnh: Wikipedia.
 Bản đồ cuộc hành quân Juncition City. Ảnh: Wikipedia.

Một hôm Phiệt đến nhà Thọ chơi. Lúc này Thọ đã là đại tá làm việc ở trung tâm hành quân, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Trong câu chuyện về chính trị thời cuộc, Thọ ca cẩm: “Tụi nó ghê thiệt, bao nhiêu năm bom đạn như thế mà nó cứ lỳ ra. Bọn tuyên truyền cứ nói láo là Việt cộng nó chích thuốc nên mới dũng cảm như thế. Nó có chích gì đâu. Làm như vậy chỉ có lợi cho nó thôi. Báo chí tuyên truyền, có ít thì xít ra nhiều, ngán thấy mồ”.

Nghe vậy, Phiệt cũng vờ hưởng ứng: “Phải tìm trúng hang ổ mà diệt thì mới ăn thua”. Thọ đáp: “Thì cũng phải như thế nhưng không dễ dàng đâu. Ngay như B-52 rải thảm đó, tin tình báo cộng với trinh sát trên không rõ ràng mười mươi là có một trung đoàn chính quy Bắc Việt ở tọa độ đó, vậy mà cuối cùng 1 tấn bom không đổi được một Việt Cộng”. Đúng lúc đó thì có 2 sĩ quan xin vào làm việc. Thọ bảo Phiệt vào phòng ngủ nằm nghỉ chờ Thọ làm việc xong lại nói chuyện tiếp.

Phòng khách nhà Thọ nằm sát với phòng ngủ cho nên Phiệt nằm trong nghe rõ mồn một tiếng nói chuyện ở ngoài. Phiệt nằm xuống giường với lấy tập sách trên mặt bàn xem vờ như không quan tâm đến nội dung câu chuyện công việc của Thọ để tránh bị để ý. Nhưng vừa đọc vài dòng thì tập sách khiến Phiệt lập tức không quan tâm đến câu chuyện ở ngoài phòng khách.

Thì ra anh đã vô tình gặp một tài liệu tuyệt mật. Đó là một tài liệu bằng tiếng Anh được chụp lại từ bản đánh máy dày chừng 20 trang. Đầu đề ghi là “Phiên họp với cố vấn của Bộ Tổng tham mưu và đại tướng Cao Văn Viên để đệ trình lên Tổng thống”. Tài liệu phác ra một chiến dịch nhằm tiêu diệt Trung ương cục miền Nam và quân giải phóng. Quy mô chiến dịch với 4 vạn quân.

Phiệt đọc ngấu nghiến được 12 trang thì đã nghe ở bên ngoài tiếng khách chào ra về rồi tiếng giày lộp cộp. Anh phải ngưng đọc nhưng đã kịp nhớ được các nét chính về hướng chính hướng phụ, hướng nghi binh ở đâu, khu vực B-52 rải thảm ở chỗ nào, những mũi nào tiến quân, mũi nào bỏ trống để làm mồi nhử đối phương...

Sau buổi gặp, Phiệt về tìm ngay chỉ huy là bà Đinh Thị Vân báo cáo. Qua đường dây liên lạc bí mật, tin quý giá này đã đến bàn làm việc các đồng chí ở Trung ương cục miền Nam. Sau đó, Phiệt còn quay lại tìm cách khai thác thêm Thọ những chỗ anh chưa đọc hết. Thế rồi trong lúc say máu quân sự, Thọ đã tiết lộ cho Phiệt về cuộc hành quân mà Thọ gọi là vĩ đại. Những thông tin đó đã bổ sung thêm những chỗ mà Phiệt chưa đọc kịp. Xong xuôi Thọ dặn đi dặn lại rằng không được nói với ai, kể cả vợ. Tuy nhiên Thọ “quên” không dặn Phiệt là không được nói với đối phương.

Đại tá tình báo Đinh Thị Vân, người nắm giữ mạng lưới tình báo đã lấy được kế hoạch cuộc hành quân Juncition City. Ảnh: Internet.
 Đại tá tình báo Đinh Thị Vân, người nắm giữ mạng lưới tình báo đã lấy được kế hoạch cuộc hành quân Juncition City. Ảnh: Internet.

Đó là điểm mấu chốt khiến cho cuộc hành quân Gian-Xơn-Xity được Mỹ dày công xây dựng vẫn bị thất bại thảm hại. Trong khi cuộc hành quân đã nhìn rõ thất bại, Phiệt đến nhà Thọ chơi dùng thông tin trên đài BBC gợi chuyện thì Thọ than thở: “Chúng nó như ma ấy. Không biết lực lượng chính ở chỗ nào mà nơi nào mình thọc vào đều bị đánh, không tiến lên được mấy. Cái nơi tưởng sẽ không có chuyện gì như ở Bầu Hai Vũng thì quân đồng minh lại mất ngót một lữ. Lạ quá!”

Thọ không biết rằng từ chiến khu, Trung ương cục miền Nam gửi điện vào Sài Gòn nhắn với bà Đinh Thị Vân rằng: “Đ 16 được thưởng huân chương”. Đ 16 chính là bí số của Đinh Thế Phiệt.

Về điệp viên Đ 16, tên thật là Đinh Thế Phiệt từng học trường võ bị Thủ Đức rồi ra làm sĩ quan ở sư đoàn 1 VNCH – đơn vị phòng thủ nam vĩ tuyến 17. Phiệt đã được đại tá tình báo Đinh Thị Vân của ta xây dựng thành cơ sở tình báo cho cách mạng. 

Chính Phiệt là đầu mối quan trọng giúp đại tá Vân nắm bắt được hệ thống phòng thủ của quân đội Diệm phía nam sông Bến Hải năm 1959. Sau đó do để cho lính dưới quyền đánh nhau với đàn em của Ngô Đình Cẩn trong một hội chợ nên Phiệt bị ra tòa án binh và bị loại ngũ. 

Mặc dù vậy, Phiệt còn quan hệ thân thiết với nhiều sĩ quan của sư đoàn 1. Trong số đó thân nhất với Thọ vốn là chỉ huy trực tiếp của Phiệt. Vài năm sau Thọ đi Mỹ học rồi về làm đến đại tá trong trung tâm hành quân của Bộ Tổng tham mưu quân đội VNCH. Đó chính là căn nguyên để đưa đến chiến công tình báo của bí số Đ 16.