Độc đáo các lễ hội cầu phúc đầu xuân ở Lào Cai

Mỗi lễ hội tại Lào Cai mang một sắc thái riêng của từng tộc người. Nhưng điều chung nhất là các lễ hội mang ý nghĩa cầu phúc đầu xuân của cộng đồng, tạo sự gắn kết mật thiết giữa các cá nhân trong mỗi làng bản.
 

Để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm, vào dịp rằm tháng Giêng hàng năm, người Tày ở Bắc Hà, Lào Cai tổ chức lễ hội rước Đất, rước Nước.
Từ sáng sớm, dân làng cử một đoàn người gồm: Thầy cúng, đội trống, chiêng, khèn và các cô, các chị (là những người chăm chỉ làm ăn, có cuộc sống gia đình yên bình, khỏe mạnh)… đi lên ngọn núi Pản Phố - nơi có nguồn nước trong nhất bản, rước hồn Đất, hồn Nước về dự hội.
Khi các đoàn rước tới nơi, 3 hồi kèn trống nổi lên vang động đất trời, thấu đến chín tầng cao xanh như báo cho Trời - Đất biết: Ngày hôm nay, dân làng mở hội. Thầy cúng thực hiện nghi lễ cầu khấn. Tiếp theo, thầy cúng phun nước làm phép để xua các điều xấu, xua quỷ dữ không cho về quấy phá dân bản. Sau đó, thầy tung lộc (ngô, lúa) của thần linh cho dân bản.
Lễ hội đền Thượng ở Lào Cai.
Lễ hội đền Thượng ở Lào Cai. 
Đặc biệt, trong những ngày đầu năm mới, tại Bắc Hà có lễ hội nhảy lửa của đồng bào Dao đỏ. Đây là nghi lễ cầu may, cầu phúc mang đậm nét huyền bí, hoang sơ trên mảnh đất được mệnh danh “cao nguyên trắng”. Lễ hội nhảy lửa, người Dao còn gọi là Pút Tồng. Người Dao đỏ quan niệm xung quanh họ luôn có những vị thần che chở, giúp đỡ họ vượt qua nguy hiểm và vị thần tối cao nhất là thần lửa.
Lễ hội nhảy lửa thường được tổ chức từ ngày mùng 1 - 15 tháng Giêng với ý nghĩa xua đuổi tà ma, tạ ơn trời đất, thần linh đã cho một mùa vụ tươi tốt và cũng cầu mong năm tới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; đống lửa sẽ mang lại sự ấm áp, may mắn xua đi những đen đủi của năm cũ.
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội chơi núi hay lễ hội cầu phúc truyền thống của người Mông ở Lào Cai được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới, sau những ngày Tết Nguyên đán. Ngày mở hội Gầu Tào thường được chọn vào ngày Thìn hoặc ngày Sửu trong tháng đầu tiên của năm mới. Mở đầu hội Gầu Tào, thầy mo tiến hành làm lễ cúng tế để cầu mong trời đất cho sức khỏe, mùa màng bội thu.
Sau nghi lễ cúng là phần hội, tái hiện phong tục, tập quán và văn nghệ dân gian của dân tộc mình. Một vài nhóm người tỏa ra các ngọn đồi thấp hoặc bãi ruộng bằng xung quanh chơi xuân, thưởng thức những món ăn đặc sản tại địa phương. Ai đến hội cũng diện những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình, vì thế hội Gầu Tào luôn đông vui, nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Cũng trong tháng Giêng tại Lào Cai còn diễn ra các lễ hội Đền Thượng (rằm tháng Giêng), đền Cô Tân An (ngày 17 tháng Giêng)... thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái. Đền Thượng, đền Cô Tân An không chỉ là những di tích lịch sử có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - quốc phòng mà còn có ý nghĩa là "cột mốc đặc biệt" thể hiện văn hóa, lịch sử của đất nước.

Lễ hội chùa Hương 2018: ‘Không để tái diễn hình ảnh phản cảm'

Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND Huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2018 cho biết, năm nay, lễ hội sẽ được tổ chức với nhiều điểm mới. 

Theo đó, lễ hội chùa Hương 2018 có chủ đề “Lễ hội kỷ cương, văn minh du lịch,” sẽ chính thức khai hội vào sáng mùng 6 tháng Giêng Âm lịch (tức ngày 21/2), kéo dài đến cuối tháng Ba Âm lịch.

Những lễ hội đâm, chọi trâu gây tranh cãi ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Chọi trâu Đồ Sơn 2017, treo trâu tế lên cây ở lễ hội Đông Cuông... là một số trong những nghi lễ - lễ hội gây tranh cãi ở Việt Nam.

Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017 đã phải dừng tổ chức sau vụ tai nạn gây chết người ở vòng đấu loại - khi trâu số 18 khi đang thi đấu, bất ngờ bỏ chạy và húc vào chủ trâu là ông Đinh Xuân Hướng, 47 tuổi, ở phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn (Hải Phòng) khiến ông Hướng thiệt mạng. Sự cố đã khiến dư luận bàng hoàng, nhiều tranh luận nổ ra về việc nên giữ hay xóa bỏ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn này. Ảnh: TTXVN. 
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-2
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn – TP Hải Phòng, được tổ chức chính thức vào 9/8 âm lịch hằng năm. Có luồng dư luận cho rằng lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cần phải xóa bỏ vì nhiều biến tướng, xuất hiện tình trạng trục lợi cá nhân, cá độ tại lễ hội, Ngoài ra, chọi trâu là nguy hiểm, có nhiều hình ảnh bạo lực. Ảnh: Tuổi Trẻ.  
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-3
Trong khi đó, nhiều chuyên gia văn hóa lại cho rằng, đây là di sản phi vật thể quốc gia, điều cần làm là điều chỉnh khâu tổ chức an toàn, thay vì cấm tổ chức lễ hội. Ảnh: Zing.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-4
Một trong những nghi lễ gây tranh cãi trong lễ hội đền Đông Cuông (Yên Bái) đó là trâu tế bị treo lên cây trước khi mổ tế lễ. Nhiều ý kiến cho rằng, việc này gây cảm quan không tốt, và có phần đáng sợ. Ảnh cắt từ video.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-5
Sau phản ánh, năm 2017, Ban tổ chức lễ hội Đền Đông Cuông không thực hiện treo trâu lên cây như mọi năm; việc mổ trâu để tế lễ vẫn tiến hành vào lúc 0 giờ ngày Mão đầu tiên trong năm nhưng được diễn ra trong khu vực quây kín bạt, lực lượng an ninh bảo vệ kỹ từ vòng ngoài, du khách và người dân địa phương không được chứng kiến. Sau đó, các thủ tục hành lễ được tiến hành như thường lệ. Ảnh: VOV.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-6
Năm 2015, những hình ảnh về lễ hội Cầu Trâu (Phú Thọ) tiếp tục làm bùng nổ những tranh cãi về việc có nên tiếp tục tổ chức những lễ hội có cảnh chém giết động vật khiến người xem rùng rợn. Trong lễ hội có màn nhiều thanh niên phiên nhau dùng búa đập vào đầu con trâu cho đến khi con vật ngã gục mới thôi. Ảnh: Lao động. 
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-7
Có luồng dư luận cho rằng, hành động này mang tính rùng rợn, cần được loại bỏ. Năm 2017, một nét mới trong lễ hội Cầu Trâu ở Phú Thọ là không còn hình ảnh đánh đầu trâu như mọi năm. Ảnh: Tạp chí DL. 
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-8
Theo phong tục truyền thống, lễ hội đền Chín Gian, xã Châu Kim, huyện Quế Phong có nghi lễ hiến trâu. Sau khi trâu hiến tế được đưa xuống tắm ở bến sông Tà Tạo (bến Quan), lễ chém trâu diễn ra trong tiếng hò reo của bà con dự lễ. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-9
Sau nhiều ý kiến phản đối việc chém trâu, từ năm 2016, huyện Quế Phong vẫn giữ điểm đặc sắc lễ tế trâu nhưng không tổ chức chém trâu một cách phản cảm. Trâu sau khi được làm lễ xong trả về cho gia chủ. Còn các vật lễ khác vẫn giữ nguyên nét truyền thống. Ảnh: báo Nghệ An.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-10
Ariêu Ping là lễ hội truyền thống mang văn hóa tâm linh của đồng bào Pa Cô ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Lễ hội này nhằm tỏ lòng tôn kính đến những người đã khuất và thường kéo dài 3 ngày 2 đêm. Điểm đặc biệt của lễ hội là những con vật như trâu, bò, dê được buộc những cây nêu được những họ tộc có người đã khuất dựng lên để thực hiện nghi lễ tế thần. Ảnh: DL.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-11
Nhiều ý kiến trái chiều đã bùng nổ khi mọi người tập trung thành vòng tròn quanh cây nêu buộc các con vật và bắt đầu thực hiện nghi lễ. Nhiều người dùng giáo đâm vào vật tế cho đến khi chúng ngã quỵ. Sau đó, trâu bò, dê sẽ bị xẻ thịt và nấu nướng để đãi khách. Ảnh: Dân Việt.