Doanh thu ACV ra sao trước thềm khởi công sân bay Long Thành?

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, ACV đạt gần 9.658 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi ròng 4.241 tỷ đồng, tăng lần lượt 74% và 23% so với nửa đầu năm 2022.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 vừa công bố, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã: ACV) ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.929 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, mảng dịch vụ hàng không đóng góp 4.052 tỷ đồng, chiếm 82% doanh thu. Tiếp theo là doanh thu từ dịch vụ phi hàng không và bán hàng.
Ở chiều tiêu cực, doanh thu hoạt động tài chính của ACV giảm 77% xuống còn 442 tỷ đồng do không ghi nhận khoản lãi lớn từ chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kỳ. Tuy nhiên, chi phí tài chính trong kỳ của ACV âm 446 tỷ đồng do lãi hơn 469 tỷ đồng đánh giá chênh lệch tỷ giá vào cuối kỳ.
Cùng đó, việc hoạt động kinh doanh phục hồi đã khiến chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng 93% lên 606 tỷ đồng. Chi phí bán hàng 87 tỷ đồng, tăng 58% so với quý II/2022. Nhờ đó, sau khi trừ hết đi chi phí, ACV ghi nhận 2.608 tỷ đồng lãi ròng, tăng 2% so với cùng kỳ. Đây cũng là quý lãi kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, ACV đạt gần 9.658 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi ròng 4.241 tỷ đồng, tăng lần lượt 74% và 23% so với nửa đầu năm 2022.
Về tình hình tài chính, tại ngày 30/6/2023, ACV có tổng tài sản đạt 63.213 tỷ đồng, tăng 5% (hơn 3.000 tỷ đồng) so với đầu năm. Trong đó, khoản tiền, tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp đạt 31.275 tỷ đồng, chiếm 49% tổng tài sản. Trong nửa đầu năm nay, công ty nhận về hơn 419 tỷ đồng tiền lãi.
Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng đã tăng 29% so với đầu năm lên 8.138 tỷ đồng, gồm các khoản mà các hãng hàng không trong nước đang nợ công ty. Trong đó có hơn 5.541 tỷ đồng là nợ xấu và ACV phải trích lập 1.890 tỷ đồng dự phòng.
Doanh thu ACV ra sao truoc them khoi cong san bay Long Thanh?
 Phối cảnh dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (ảnh: ACV).
Tại ngày 30/6, nợ phải trả của ACV là hơn 16.561 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ vay là 11.365 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay dài hạn từ các nguồn vốn ODA bằng đồng yen Nhật. Tổng chi phí lãi vay nửa đầu năm khoảng 34 tỷ đồng. ACV khẳng định, đơn vị có khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ vay. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ đạt 46.652 tỷ đồng bao gồm 21.771 vốn góp chủ sở hữu, 6.034 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 18.786 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Xét về dòng tiền, trong nửa đầu năm 2023, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của ACV dương 1.775 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 2.419 tỷ đồng, dòng tiền từ hoạt động tài chính âm 161 tỷ đồng khiến lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 805 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc thực hiện các dự án trọng điểm của ngành hàng không cũng khiến chi phí xây dựng cơ bản dở dang của ACV tăng 33% lên 6.234 tỷ đồng. Trong đó, số tiền đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn 1) là lớn nhất với 4.609 tỷ đồng.
Được biết, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư khoảng 336.630 tỷ đồng, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 xây 1 đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách/năm; dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2025. Giai đoạn 2, sân bay được xây thêm một đường cất hạ cánh cấu hình mở và nhà ga để đạt công suất 50 triệu khách/năm. Giai đoạn 3 hoàn thành hạng mục còn lại để sân bay đạt công suất 100 triệu khách/năm.
Gói thầu 5.10, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách tại sân bay Long Thành giai đoạn 1, giá trị 35.233 tỷ đồng là gói thầu lớn nhất tại sân bay Long Thành và được Công ty CP Chứng khoán Vietcap dự báo có thể đem lại tổng lợi nhuận tối đa cho một nhà thầu vào khoảng 525 tỷ đồng.
ACV dự kiến khởi công gói thầu 5.10 của dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành vào tháng 8/2023. Hiện, các liên danh nhà thầu bao gồm Hoa Lư, CHEC-BCEG-Việt Nam và Vietur đã tham gia đấu thầu gói thầu 5.10 sau khi thời gian thi công yêu cầu được nâng từ 33 tháng lên 39 tháng. Cả 3 liên danh đều có kinh nghiệm về cơ sở hạ tầng và các sân bay quốc tế lớn.
Trong đó, liên danh Hoa Lư gồm một số công ty xây dựng hàng đầu trong nước như Coteccons (HOSE: CTD), Hòa Bình (HOSE: HBC), Delta và Unicons với Powerline Engineering PCL từ Thái Lan, đơn vị có kinh nghiệm trong sân bay Suvarnabhumi.
Liên danh nhà thầu CHEC-BCEG-Việt Nam do hai nhà thầu xây dựng hàng đầu Trung Quốc là Công ty Kỹ thuật Cảng Trung Quốc (CHEC) và Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Bắc Kinh (BCEG) đứng đầu, đã xây dựng nhiều sân bay ở Trung Quốc và nước ngoài.
Liên danh VIETUR được dẫn dắt bởi IC Istas - nhà thầu top 3 của Thổ Nhĩ Kỳ với kinh nghiệm tại các sân bay quốc tế lớn. VIETUR cũng bao gồm các nhà thầu xây dựng có liên quan đến ông Nguyễn Bá Dương (cựu Chủ tịch Coteccons) và Vinaconex (HOSE: VCG) - nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng hàng đầu với bề dày kinh nghiệm xây dựng các sân bay trong nước.

Sân bay Long Thành gói thầu 35.233 tỷ đồng: Gian nan tìm nhà thầu

Sau 9 tháng với 2 lần phát hành hồ sơ mời thầu quốc tế tìm nhà thầu thi công nhà ga hành khách sân bay Long Thành, tới thời điểm đóng thầu đã có 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.

Thông tin trên báo chí, ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV), cho biết ngày 12/6 vừa qua, ACV đã chính thức đóng/mở thầu lần 2 gói thầu số 5.10: Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách của Dự án thành phần 3 sân bay quốc tế Long Thành (giai đoạn I) với 3 nhóm nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.
Theo tiết lộ từ đại diện từ ACV, đã 3 nhóm nhà thầu nộp hồ sơ gồm: 1 nhóm đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, 1 nhóm đến từ Trung Quốc và 1 nhóm đến từ nhà thầu trong nước. Hiện ACV đang bắt tay vào quá trình chấm thầu. Dự kiến thời gian chấm thầu mất ít nhất từ 1,5 tháng trở lên vì tính chất phức tạp của gói thầu. Nếu thuận lợi, tháng 9 tới có thể khởi công phần thân nhà ga hành khách sân bay Long Thành.

Cận cảnh Dự án sân bay Long Thành sau khi bị Thủ tướng nhắc nhở

Dự án sân bay Long Thành, huyện Long Thành (Đồng Nai), gần đây có tín hiệu tích cực sau khi bị nhắc nhở về việc chậm tiến độ.

Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho

Đầu tháng 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện bộ, ngành Trung ương có chuyến thị sát và làm việc với các đơn vị thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Thủ tướng phê bình việc chậm tiến độ của dự án, đồng thời chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cùng đơn vị liên quan phối hợp thực hiện hiệu quả hơn, đẩy nhanh thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, bàn giao sớm 100% mặt bằng.

Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-2
 Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 bắt đầu triển khai từ tháng 12/2020, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục được thi công khá chậm, công tác giải phóng mặt bằng chưa được thực hiện hoàn tất. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, kinh phí thực hiện giai đoạn này khoảng 5 tỷ USD.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-3
 Dự án Sân bay Long Thành rộng 5.000 ha, nằm trên đường tỉnh 770 thuộc xã Suối Trầu, huyện Long Thành; cách cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây chỉ vài trăm mét; cách TP.HCM khoảng 40 km về hướng đông. Suối Trầu cũng là xã duy nhất trong 6 xã ở huyện Long Thành bị giải tỏa trắng, không còn tên trên bản đồ hành chính để thực hiện dự án.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-4
 Theo ghi nhận của Zing, sau khi được Thủ tướng nhắc nhở, đơn vị thực hiện dự án khẩn trương bắt tay vào thực hiện các hạng mục. Dễ nhận thấy nhất là phần bề mặt của sân bay sau nhiều tháng không có động tĩnh được thi công trở lại.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-5
Một lượng lớn xe tải, xe cẩu được tập kết đến công trường trong nhiều ngày qua. Các phương tiện cơ giới này được phân nhóm và thực hiện việc gia cố nền đất của dự án.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-6
Hàng chục công nhân được các đơn vị huy động đến công trường. Không khí hoạt động khá sôi nổi so với thời điểm trước.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-7
"Chúng tôi được yêu cầu khẩn trương bắt tay vào công việc của mình trên tinh thần chủ động hơn. Nhiều phân khu của dự án đã có mặt bằng sạch và chúng tôi lần lượt thực hiện các phần việc theo kế hoạch. Trước mắt là xây lắp phần nền và một số hạng mục phụ", một nhân viên kỹ thuật nói.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-8
 Một cán bộ điều phối nhóm xây dựng nền của dự án cho biết công nhân sẽ duy trì ca làm việc đều đặn 8 giờ/ngày. Bên cạnh đó, một số hạng mục cần thực hiện sớm, Ban quản lý có thể điều chỉnh tăng giờ làm và bổ sung thêm cán bộ kỹ thuật, công nhân để duy trì công việc, từng bước đẩy nhanh tiến độ.
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-9
30 km rào bao quanh sân bay được thực hiện từ tháng 1/2021, đến nay đã cơ bản hoàn thiện. 
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-10
Tuy nhiên, phía trong hàng rào vẫn có khá nhiều khu đất chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, vẫn còn nhà, đất của người dân. Ảnh chụp khu vực ấp Suối Trầu 2, ven lộ liên xã Suối Trầu, huyện Long Thành. Nơi này vẫn còn hàng chục hộ dân sinh sống trên đất dự án. 
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-11
"Tôi mong chờ chính quyền thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư sớm hơn. Tôi và các con đã sẵn sàng chấp hành quy định của Nhà nước để nhường đất cho sân bay. Tôi nghe nói vẫn còn vướng thủ tục, một số hộ yêu cầu tăng tiền bồi thường, một số thửa đất cần được xác minh thêm nguồn gốc... nên việc giải phóng mặt bằng còn chậm", ông Nguyễn Thế Sự, ngụ ấp Suối Trầu 2, nói. 
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-12
Ông Tạo, 57 tuổi, ngụ ấp Suối Trầu 2, cho biết hiện tại ông ở tạm tại căn nhà của người bà con để tiếp tục với công việc làm vườn thuê hàng ngày. "Căn nhà này đã nhận tiền đền bù, tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố nán ở lại. Khi chính quyền yêu cầu thêm tôi sẽ đi nơi khác sinh sống. Công việc sắp tới chắc sẽ bị ảnh hưởng nhiều", ông nói. 
Can canh Du an san bay Long Thanh sau khi bi Thu tuong nhac nho-Hinh-13
Xã Suối Trầu bị giải tỏa trắng để nhường đất cho dự án. Toàn xã có 1.385 ha nằm trong quy hoạch dự án sân bay, còn lại hơn 126 ha nằm ngoài quy hoạch. Khoảng 2.300 hộ với 6.700 nhân khẩu trên toàn bộ diện tích của xã nhập khẩu về xã Bình Sơn và Bàu Cạn. Đồng Nai đã xây dựng khu tái định cư (rộng 282 ha, bố trí hơn 5.000 lô đất) để đưa dân vào ổn định cuộc sống sau khi thực hiện di dời cư dân xã Suối Trầu. 

 >>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành. (Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân)