Vingroup và những quyết định 'bán, ngừng' đầy bất ngờ

Vì sao tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại có những quyết định rốt ráo đến vậy khi quyết định đầu tư hay rút khỏi một mảng kinh doanh nào đó?  
Nhìn lại những quyết định đóng cửa, bán vốn công ty con của Vingroup
Ngày 9/5, Tập đoàn VinGroup (HoSE: VIC) bất ngờ công bố đóng cửa mảng tivi và điện thoại sau 3 năm gầy dựng.
Trước đó, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam này cũng đã đóng mảng VinPro, bán Vinmart, Adayroi và dừng dự án lập hãng hàng không...
Cụ thể, tháng 12/2019, Vingroup và Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) quyết định hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco.
Công ty mới sẽ thuộc quyền chi phối của Masan với mạng lưới 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart + tại 50 tỉnh thành; hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco.
Khi đó, VinCommerce có vốn điều lệ là 6.436 tỷ đồng, sở hữu chuỗi Vinmart và Vinmart+, còn VinEco vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, chuyên về sản xuất nông nghiệp với quỹ đất 3.000ha.
Cũng trong thời điểm này, Vingroup quyết định cho trang thương mại điện tử Adayroi sáp nhập vào VinID; toàn bộ hệ thống siêu thị điện máy VinPro sẽ giải thể.
Vingroup cho biết đây là bước tiếp theo trong lộ trình tái cơ cấu của tập đoàn, nhằm tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực ưu tiên cốt lõi là công nghiệp – công nghệ, sau khi tiến hành hoán đổi cổ phần hệ thống siêu thị và cửa hàng VinMart và VinMart+ cho tập đoàn Masan.
Sang đầu tháng 1/2020, Vingroup cũng rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không, dừng dự án Vinpearl Air nhưng vẫn duy trì hoạt động của Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật hàng không.
Đến cuối năm 2020, Vingroup lại bán bớt phần vốn tại CTCP Đầu tư Kinh doanh VMC Holding (VMC) – công ty phát triển, vận hành Hệ thống bệnh viện Đa khoa tư nhân quốc tế Vinmec (gồm 7 bệnh viện và 5 phòng khám).
Khoản đầu tư trị giá khoảng 4.700 tỷ đồng, tương đương khoảng 203,1 triệu USD. Dù vậy, sau giao dịch, Vingroup vẫn là cổ đông chi phối duy nhất của VMC. 
Rút khỏi hàng loạt thị trường, nhưng tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại quyết định đầu tư trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp. Tham gia vào lĩnh vực này là do tình hình dịch bệnh gián đoạn chuỗi cung ứng tại Trung Quốc, điều này trở thành cơ hội khi các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn tới kế hoạch mở rộng, đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất tại những thị trường khác, trong đó có Việt Nam.
Vì sao tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại có những quyết định rốt ráo đến vậy khi quyết định đầu tư hay rút khỏi một mảng kinh doanh nào đó?  
Vingroup va nhung quyet dinh 'ban, ngung' day bat ngo
 
Sức khoẻ tài chính của Vingroup ra sao khi ngừng và bán loạt công ty con?
Theo báo cáo tài chính mới nhất là quý 1/2021, tại thời điểm cuối kỳ, tổng nguồn vốn của Vingroup ghi nhận ở mức 419.832 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm tới 66,7% với 280.058 tỷ đồng.
Vay nợ tài chính ngắn và dài hạn vẫn tăng lên 132.865 tỷ đồng, khiến chi phí lãi vay và trái phiếu của Vingroup trong quý 1/2021 lên tới 2.705 tỷ đồng.
Vingroup va nhung quyet dinh 'ban, ngung' day bat ngo-Hinh-2
 
Về tình hình kinh doanh, trong cơ cấu doanh thu quý 1 của Vingroup thì mảng chuyển nhượng bất động sản vẫn đóng góp lớn nhất với 10.656 tỷ đồng, tiếp theo là hoạt động sản xuất 4.814 tỷ...
Tuy nhiên, cũng chính mảng hoạt động sản xuất lại chiếm tới 7.538 tỷ đồng giá vốn; hay mảng cung cấp dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí doanh thu 933 tỷ nhưng giá vốn lại ngốn tới 2.696 tỷ đồng.
Nghĩa là Vingroup đang kinh doanh dưới giá vốn ở khá nhiều mảng hoạt động.
Vingroup va nhung quyet dinh 'ban, ngung' day bat ngo-Hinh-3
 
Có lẽ chính những con số này đã khiến Vingroup mạnh tay dứt bỏ nhiều mảng kinh doanh khác để dồn toàn lực cho VinFast với giấc mơ IPO ở Mỹ.
Bởi với VinFast, sau giai đoạn nền tảng với mục tiêu thiết lập sản xuất ở quy mô thương mại thì hiên đang bước sang giai đoạn tăng tốc với các công nghệ thông minh và điện khí hoá (2020-2021) và đi ra nước ngoài từ 2022. 
Trong giai đoạn tăng tốc vào năm 2020, Vinfast đã đạt được thành tích đầy triển vọng trong việc thâm nhập thị trường, với ba mẫu xe Fadil/Lux A2.0/Lux SA2.0 chiếm thị phần lớn nhất (39%/81%/ 87%) tại các dòng mẫu mã tương ứng với City Car/Sedan/SUV. 
Và liệu One Mount Group, đơn vị mới của Vingroup, đang phát triển một hệ sinh thái tích hợp để mở rộng mô hình O2O (online to offline) đang phát triển nhanh trong ba lĩnh vực kinh tế: phân phối toàn bộ (VinShop), Bất động sản (OneHousing) và dịch vụ tài chính (VinID) có giúp Vingroup đi đúng mục tiêu đề ra?

Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN