Vì sao VHC muốn thâu tóm tại bánh phồng tôm Sa Giang?

Với giá khởi điểm là 97.500 đồng/cp, ước tính VHC sẽ chi tối thiểu 348 tỷ đồng cho việc thâu tóm Sa Giang.

Theo Sở GDCK TP. HCM (HoSE), CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) sẽ tham gia đợt chào bán công khai 49,89% cổ phần tại CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (HNX: SGC) của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - dự kiến diễn ra ngày 9/12 tới.

Với giá khởi điểm là 97.500 đồng/cp, ước tính VHC sẽ chi tối thiểu 348 tỷ đồng cho lượng cổ phần này.

SGC có vốn điều lệ hơn 71 tỷ đồng, ngoài SCIC, cổ đông lớn thứ 2 của SGC chính là Thành viên HĐQT Trần Thị Thanh Thuý với tỷ lệ nắm giứ 21% vốn.

Theo thông tin công bố từ SGC, SGC là 1 trong những công ty sản xuất bánh phồng tôm hàng đầu tại Việt Nam với thị phần trong nước hiện ở mức 80%.

Công ty có 3 nhà máy sản xuất bánh phồng tôm tại Đồng Tháp, đồng thời là địa điểm mà VHC đặt cơ sở sản xuất chính, và 1 nhà máy sản xuất thực phẩm làm từ gạo tại TP. HCM.

Trong năm 2019, SGC ghi nhận doanh thu đạt 319 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS đạt 33 tỷ đồng. Bánh phồng tôm chiếm 80% doanh thu năm 2019 của SGC. SGC cũng ghi nhận 56% doanh thu đến từ xuất khẩu, chủ yếu là thị trường Mỹ và EU. 

SGC cũng có hồ sơ tài chính khá sạch khi chỉ vay nợ ngắn hạn vỏn vẹn gần 10 tỷ đồng.

Vi sao VHC muon thau tom tai banh phong tom Sa Giang?
 

Theo VHC, bên cạnh việc mở rộng vào thị trường bánh phồng tôm, động thái thâu tóm tiềm năng này sẽ hỗ trợ các sản phẩm phi lê cá tra của công ty thâm nhập tốt hơn đến các kênh bán lẻ tại thị trường nước ngoài, thông qua tận dụng mạng lưới phân phối hiện hữu của SGC.

Hiện VHC chỉ ghi nhận 4 công ty cong là Thực phẩm Vĩnh Phước (vốn 400 tỷ), Thanh Bình Đồng Tháp (vốn 233 tỷ), Vĩnh Hoàn Collagen (vốn 100 tỷ) và Sản xuất Giống cá tra Vĩnh Hoàn (50 tỷ). Những đơn vị này Vĩnh Hoàn chi phối hoàn toàn.

Tại thời điểm 30/9/2020, lượng tiền mặt và gửi ngân hàng của VHC ghi nhận 1.656 tỷ đồng. Công ty chỉ vay nợ ngắn hạn gần 864 tỷ đồng và không vay nợ dài hạn.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN